Cách hạch toán hàng khuyến mãi theo thông tư 200 năm 2024

“+ Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)

Có các TK 155, 156.

2. Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng

  1. Mua hai tặng một

Theo khoản 2 Điều 78 Thông tư 200/2014/TT-BTC ví dụ về trường hợp khuyến mại như sau:

“Ví dụ khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua sản phẩm hàng hóa của đơn vị (như mua 2 sản phẩm được tặng thêm một sản phẩm) thì bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm. Trường hợp này giá trị sản phẩm tặng cho khách hàng được phản ánh vào giá vốn và doanh thu tương ứng với giá trị hợp lý của sản phẩm đó phải được ghi nhận.”

  1. Kèm thiết bị phụ tùng thay thế theo hàng bán

Theo khoản 2 Điều 78 Thông tư 200/2014/TT-BTC ví dụ về trường hợp khuyến mại như sau:

” Ví dụ: Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế (phòng ngừa trong những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc) thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm hàng hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc. Giá trị của sản phảm, hàng hóa, thiết bị thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.”

3. Khuyến mại cho khách hàng truyền thống

Theo khoản 1.4 Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định trường hợp khuyến mại như sau:

“- Trường hợp doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá trong giao dịch dành cho khách hàng truyền thống, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người mua.”

4. Nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại

Tại điểm g khoản 3 Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về trường hợp nhận hàng khuyến mại từ nhà sản xuất như sau:

+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).

+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu nâng cao nghiệm vụ cho người có ít kinh nghiệm, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 hoặc truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp luôn sử dụng khuyến mại nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm. Tuy nhiên, Hạch Toán Hàng Khuyến Mại Không Thu Tiền Theo Thông Tư 200 như thế nào là vấn đề mà các kế toán viên có nhiều thắc mắc. Tất cả sẽ được Phần mềm kế toán Online EasyBooks phân tích chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Cách hạch toán hàng khuyến mãi theo thông tư 200 năm 2024

Mục lục

1. Khuyến mại là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định về khuyến mại như sau:

“Điều 88. Khuyến mại

  1. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
  2. Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  3. Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
  4. Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.”

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Hàng Hóa Thay Thế Là Gì? Những Điều Cần Biết – Mới 2023

2. Các chính sách đối với hàng khuyến mại

Cách hạch toán hàng khuyến mãi theo thông tư 200 năm 2024

  • Luật Thương mại quy định hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải thực hiện theo quy định của Pháp luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đăng ý với Sở công thương về những hàng hóa dùng cho mục đích khuyến mại.
  • Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định hàng hóa, dịch vụ sử dụng để làm hàng khuyến mại đã đăng ký với Sở công thương thì giá tính thuế = 0, tức là không cần nộp thuế GTGT đối với hàng hóa này. Trường hợp hàng khuyến mại không đăng ký với Sở công thương thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, tính nộp thuế như hàng biếu tặng.
  • Khoản 3 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại Điểm b,c Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định các doanh nghiệp phải lập hóa đơn bán hàng cho cả Hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hay cho, biếu, tặng.
  • Khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 đã bãi bỏ Điểm m Khoản 2 Điều 9 Luật số: 14/2008/QH12 sửa đổi bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật số: 32/2013/QH13 nên kể từ năm 2015 thì chi phí khuyến mại sẽ không còn bị khống chế mức 15% nữa.

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Hàng Khuyến Mại Theo Thông Tư 200

3. Cách hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền theo Thông tư 200

3.1 Đối với bên bán

Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất sản phẩm, hàng hóa:

3.1.1 Hạch toán hàng khuyến mại có đăng ký với Sở Công thương

Với trường hợp này, kế toán không phải tính thuế GTGT đầu ra.

  • Khi cung cấp hàng khuyến mại, quảng cáo cho người mua:

Trường hợp 1: hàng hóa khuyến mại không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 155, 156

Trường hợp 2: hàng hóa khuyến mại có kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

Sau khi ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, kế toán viên tiếp tục thực hiện bút toán phân bổ doanh thu thu được cho cả hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại

Cách hạch toán hàng khuyến mãi theo thông tư 200 năm 2024

3.1.2 Hạch toán hàng khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương

Nếu không đăng ký hàng khuyến mại với Sở Công Thương, doanh nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra như khi bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Số thuế GTGT đầu ra này sẽ được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng hoặc giá vốn hàng bán.

Hóa đơn GTGT đầu ra của hàng khuyến mại không đăng ký với Sở Công Thương, sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nhưng chi phí mua hàng hóa khuyến mại này sẽ được đưa vào chi phí hợp lý (Theo Công văn số 1762/CT-TTHT Công văn của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2016).

  • Khi cung cấp hàng khuyến mại, quảng cáo cho người mua:

Trường hợp 1: hàng hóa khuyến mại không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Có TK 155, 156
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Trường hợp 2: hàng hóa khuyến mại có kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 155, 156
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Sau khi ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán viên thực hiện bút toán phân bổ doanh thu cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại.

3.2 Đối với bên Đại lý, nhà phân phối

Khi nhận hàng dùng cho mục đích khuyến mại (không phải trả tiền), đại lý, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ và thuyết minh bên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được hoặc hàng đã dùng để khuyến mại (tương tự hàng hóa nhận giữ hộ).

Khi hết chương trình khuyến mại, nếu vẫn còn tồn hàng và không phải trả lại nhà sản xuất, kế toán ghi nhận:

  • Nợ TK 156
  • Có TK 711

3.3 Đối với bên mua

Khi nhận được hàng khuyến mại không kèm điều kiện:

  • Nợ TK 152, 153, 156… – Giá trị hàng khuyến mại theo giá hợp lý
  • Có TK 711 – Thu nhập khác

Khi nhận được hàng khuyến mại có kèm điều kiện:

  • Nợ TK 152, 153, 156, 211…- giá trị hàng mua – (trừ) giá trị hàng khuyến mại
  • Nợ TK 152, 153, 156, 211… – giá trị hàng khuyến mại tính theo giá hợp lý
  • Có TK 111, 112, 131

Cách xác định giá trị hàng khuyến mại, hàng tặng thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5357/TCT-CS như sau:

  • Trường hợp hàng mua và hàng khuyến mại giống hệt nhau (chính sách mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1…): đơn giá của 01 đơn vị hàng hóa (bao gồm cả hàng khuyến mại) được xác định là tổng số tiền phải trả hoặc đã trả để mua hàng hóa chia cho số lượng hàng nhận về.
  • Trường hợp hàng mua và hàng khuyến mại không giống nhau (chính sách tặng kèm sản phẩm, phụ tùng thay thế…): giá trị được xác định căn cứ vào giá trị niêm yết của hàng khuyến mãi mà bên bán công bố hoặc giá trị thị trường của hàng hóa giống hệt.

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Tài Khoản 641 – TK Chi Phí Bán Hàng

\>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Hạch Toán Hàng Khuyến Mại Không Thu Tiền Theo Thông Tư 200“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.