Hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra năm 2024

Hóa đơn đầu ra là những hóa đơn kế toán thường xuyên bắt gặp và xử lý trong quá trình thực hiện thủ tục thuế GTGT. Do vậy, kế toán cần phải nắm vững các quy định liên quan đến hóa đơn đầu ra. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu hóa đơn đầu ra là gì và các quy định liên quan đến hóa đơn đầu ra.

1. Hóa đơn đầu ra là gì?

Hóa đơn đầu vào sau hóa đơn đầu ra năm 2024

Hiểu về hóa đơn đầu ra là gì

Hóa đơn đầu ra có thể hiểu là hóa đơn do bên bán phát hành và được thể hiện các nội dung: tên, số lượng mua, đơn giá, thành tiền hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.

Như vậy, hóa đơn đầu ra là hóa đơn được bên bán hàng hóa lập theo quy định của pháp luật. Còn hóa đơn đầu vào là hóa đơn được sử dụng cho bên mua hàng hóa, vật tư và thanh toán dịch vụ cho doanh nghiệp.

Hóa đơn đầu bao gồm các chứng từ như hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu nhập kho hàng hóa mua vào, phiếu thu, biên lai ghi số tiền giao dịch với khách hàng,.. Đặc biệt, đối với hóa đơn điện tử sẽ bao gồm các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

2. Hóa đơn đầu ra quên không kê khai xử lý như thế nào?

.jpg)

Quên kê khai hóa đơn đầu ra xử lý như thế nào?

Căn cứ theo công văn 4943/TCT-KK Tổng cục thuế ngày 23/11/2015, quy định về trường hợp hóa đơn đầu ra quên không kê khai thì người nộp thuế cần phải kê khai, khấu trừ bổ sung.

Bên cạnh đó, hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào có thời điểm kê khai khác nhau thì căn cứ vào thời điểm xuất bán phát sinh nào, thì người nộp thuế kê khai bổ sung vào kỳ đó theo quy định.

3. Kê khai dư hóa đơn đầu ra xử lý thế nào?

.jpg)

Kê khai dư hóa đơn đầu ra xử lý như thế nào

3.1. Quy định về kê khai hóa đơn

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, kê khai thuế GTGT như sau:

“Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó và không phân biệt đã xuất hay còn để trong kho.

Với trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh, kiểm tra thuế tại trụ sở kinh doanh”

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định:

“Trước khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ”

Như vậy, khi phát hiện ra sai sót đối với hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào thì người nộp thuế phải nhanh chóng tiến hành kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan Thuế ra quyết định thanh tra thuế.

3.2. Thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi kê khai dư hóa đơn đầu ra

Với trường hợp người nộp thuế phát hiện kê khai dư hóa đơn đầu ra trong thời hạn nộp tờ khai, thì kế toán của đơn vị hoặc người nộp thuế tiến hành lập Tờ khai mới rồi nộp lại lên cơ quan thuế.

Với trường hợp người nộp thuế phát hiện kê khai dư hóa đơn đầu ra sau thời hạn kê khai thuế, thì kế toán đơn vị hoặc người nộp thuế cần lập tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT.

Theo công văn 4943/TCT-KK, người nộp thuế phải làm hồ sơ khai bổ sung theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Hồ sơ bao gồm các tài liệu, văn bản sau:

- Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung và điều chỉnh;

- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo Mẫu số 01/KHBS ban hành kèm Thông tư này (trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);

- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung Điều chỉnh.

Lưu ý:

+ Nếu người nộp thuế khai bổ sung điều chỉnh chỉ tiêu trên tờ khai mà chỉ tiêu này được tổng hợp từ Phụ lục thì khi nộp hồ sơ khai bổ sung, phải gửi kèm các Phụ lục giải trình khác;

+ Nếu người nộp thuế nộp hồ sơ bổ sung điều chỉnh nhưng mẫu tờ khai của kỳ tính thuế bị sai sót đã hết hiệu lực và được thay thế bằng mẫu mới, thì đơn vị sử dụng mẫu tờ khai thuế có hiệu lực tại thời điểm Khai bổ sung.

Thời hạn nộp hồ sơ khai bổ sung được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ khai thuế được nộp cho cơ quan thuế vào bất kỳ ngày làm việc nào và không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo.

4. Mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đầu ra

.jpg)

Quy định về mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đầu ra

4.1. Mức xử phạt khi làm mất hóa đơn đầu ra khi chưa phát hành thông báo

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi lập thông báo phát hành hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế nhưng chưa lập thì sẽ áp dụng mức phạt:

- Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm trễ quá thời hạn từ 1-5 ngày, tính từ ngày hết hạn và có tình tiết giảm nhẹ;

- Phạt tiền từ 1 - 4 triệu đồng: Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 1-5 ngày, tính từ ngày hết hạn (Trừ các trường hợp tại Khoản 1)

- Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng: Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 6 ngày trở lên, từ ngày hết hạn. Hoặc hành vi không khai báo làm mất, hỏng, cháy hóa đơn.

4.2. Mức xử phạt khi mất hóa đơn đầu ra đã thông báo phát hành

Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi làm mất hóa đơn đầu ra đã thông báo phát hành thì áp dụng mức phạt:

Mức xử phạt

Hành vi

Phạt cảnh cáo

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên 1 và liên 3) và đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa/dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai (đã xóa bỏ) và người bán đã lập hóa đơn khác để thay thế cho hóa đơn sai.

Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng

- Làm mất, hỏng, cháy hóa đơn đã lập (liên 2) đã kê khai, nộp thuế; có hồ sơ, chứng từ chứng minh mua bán hàng hóa/dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;

- Làm mất, hỏng, cháy hóa đơn và cần có biên bản của người bán, người mua để ghi nhận sự việc đã xảy ra;

Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng

- Làm mất, hỏng, cháy đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập hóa đơn;

- Làm mất, hỏng, cháy hóa đơn (liên 2), đã kê khai nộp thuế, có hồ sơ, chứng từ chứng minh quá trình mua - bán hàng hóa/dịch vụ.

Trong trường hợp người mua làm mất hóa đơn thì 2 bên cần lập biên bản ghi nhận sự việc.

Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng

Làm mất, hỏng, cháy hóa đơn đã lập, đã khai nộp thuế trong quá trình lưu trữ hoặc sử dụng hóa đơn.

Trên đây là nội dung liên quan đến hóa đơn đầu ra và các quy định liên quan đến hóa đơn đầu ra. Hiểu rõ về hóa đơn đầu ra cũng như quy trình kê khai thuế GTGT là nghiệp vụ quan trọng đối với người kế toán. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ các quy định liên quan đến hóa đơn đầu ra.

Hóa đơn đầu vào và đầu ra là gì?

Như vậy, có thể hiểu, khi doanh nghiệp là bên mua trong giao dịch, thì hóa đơn nhận được là hóa đơn đầu vào. Ngược lại, khi là bên bán, hóa đơn doanh nghiệp xuất cho bên mua là hóa đơn đầu ra. Hóa đơn đầu vào dùng để ghi nhận các chi phí và hóa đơn đầu ra được dùng để tính doanh thu của doanh nghiệp.1 thg 8, 2023nullHóa đơn đầu vào, đầu ra là gì? - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › phap-luat › co-duoc-xuat-hoa-don-dau-ra-khi-chua-c...null

Hóa đơn mua vào là gì?

Hóa đơn đầu vào hay còn gọi là hóa đơn mua hàng thông thường thuật ngữ này được hiểu là chứng từ dùng để chứng minh nghiệp vụ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, duy trình hoạt động trong tổ chức.1 thg 3, 2024nullHóa đơn đầu vào là gì? 3 quy định về hóa đơn đầu vào HỢP LỆwww.meinvoice.vn › Kiến thứcnull

Xuất hóa đơn không có đầu vào bị xử lý như thế nào?

3. Có được bán hàng khi không có hóa đơn đầu vào? Các hàng hóa khi cơ sở kinh doanh, tổ chức mua vào mà không có hóa đơn đầu vào thì bên bán được coi là đang vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn và có chế tài xử phạt. Trường hợp, hàng hóa không có hóa đơn đầu vào do bên làm mất, cháy, hỏng,…nullCó Được Bán Hàng Khi Không Có Hóa Đơn Đầu Vào? - EasyInvoiceeasyinvoice.vn › co-duoc-ban-hang-khi-khong-co-hoa-don-dau-vaonull

Chứng từ đầu vào là gì?

Hóa đơn đầu vào (Hóa đơn mua hàng) là giấy tờ để chứng minh việc mua hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong kế toán và quản lý thuế của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp hạch toán các khoản chi phí, giảm trừ và quyết toán thuế.nullQuy định về hóa đơn đầu vào? Hướng dẫn kiểm tra tính hợp lệ của ...ihoadon.vn › hddt › quy-dinh-ve-hoa-don-dau-vaonull