Mẹ khuyên xấu không phải lỗi của con năm 2024
Hầu hết các bậc cha mẹ nhấn mạnh rằng con cần phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người lớn khi con phạm sai lầm với họ. Tuy nhiên, trong cuộc sống không ít lần bản thân cha mẹ làm sai, mắng oan con cái, cha mẹ lại tìm cách né tránh. Nhiều bậc phụ huynh biện minh cho hành động này bằng cách nói rằng lời xin lỗi sẽ làm giảm sự tôn trọng của trẻ với cha mẹ. Vì vậy mà rất ít cha mẹ có thể dễ dàng thốt lên lời xin lỗi con. Vậy cha mẹ có nên xin lỗi không và những lưu ý khi xin lỗi con là gì? Những thông tin hữu ích từ chuyên gia sẽ giúp cha mẹ gỡ rối vấn đề trên. PGS.TS. Trần Thành Nam. Nhiều cha mẹ cho rằng xin lỗi con là việc làm của người yếu thế, cha mẹ là bề trên nên không thể làm vậy, nhận định này có đúng không? Vì sao? Có rất nhiều quan điểm làm cha mẹ khác nhau nhưng về cơ bản những cha mẹ không ủng hộ xin lỗi con là những cha mẹ “truyền thống”. Họ tin rằng muốn giáo dục được con thì đứa trẻ phải sợ mình. Và lời xin lỗi của cha mẹ sẽ làm giảm vị thế cũng như sự tôn trọng của con cái với chúng ta. Trên thực tế, niềm tin nay là sai. Liệu rằng chúng ta có cảm thấy tôn trọng một người hơn khi họ nhận ra sai lầm của mình, họ xin lỗi sau đó cố gắng làm mọi thứ tốt hơn. Việc cha mẹ xin lỗi con khi có những hành vi sai không đồng nghĩa với việc con có những hành vi sai tương tự thì mình không có quyền được nhắc nhở. Đứa trẻ vẫn sẽ tôn trọng chúng ta nếu chúng ta biết nhận ra hành vi sai và sửa chữa. Cha mẹ cần yên tâm là ở trong nhà, đứa trẻ vẫn nhận biết được ai là người quan trọng nhất với trẻ. Ai là người đầu tư các nguồn lực, chăm sóc chúng một cách tự nguyện sẽ luôn có một vị trí không thể thay thế được. Nhưng thực tế là ở một xã hội thứ bậc phương Đông, cha mẹ luôn đúng và chúng ta không có thói quen xin lỗi con, thậm chí cảm thấy mất thể diện nếu phải xin lỗi con. Việc cha mẹ né tránh việc xin lỗi con sẽ dạy cho trẻ những điều gì? Khi đứa trẻ thấy cha mẹ sai nhưng né tránh việc nói lời xin lỗi. Các con sẽ hiểu rằng khi mà xin lỗi có nghĩa là mình xấu hổ, và mình là một kẻ tồi tệ. Một người có quyền lực thì chẳng bao giờ phải xin lỗi và con không tự nguyện xin lỗi khi lớn lên. Không xin lỗi cũng có thể được trẻ hiểu là chẳng có gì sai cả và chẳng việc gì phải cố gắng sửa chữa lỗi sai. Mình được phép làm tổn thương những người khác rồi mọi thứ vẫn vậy. Đứa trẻ sẽ cảm thấy cha mẹ thật không công bằng vì bố mẹ bắt mình xin lỗi những người khác một cách thường xuyên mà chính bố mẹ lại không nói lời xin lỗi. Vì vậy đứa trẻ sẽ cảm thấy không cần phải nghe lời cha mẹ nữa. Vì vậy, cha mẹ cần tự thay đổi nhận thức và dạy con cái rằng tất cả chúng ta đều có lúc mắc sai lầm và khi làm tổn thương người khác, sẽ rất dũng cảm khi ta thừa nhận điều đó và sửa đổi. Cha mẹ cần hình thành cho con một thái độ là khi con xin lỗi, bạn con sẽ cảm thấy tôn trọng con hơn. Chúng ta không có gì phải cảm thấy xấu hổ khi xin lỗi cả, thậm chí sau khi xin lỗi chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn. Trường hợp nào cha mẹ nên xin lỗi con? Có nhiều tình huống thường gặp mà cha mẹ nên xin lỗi con. Ví dụ khi cha mẹ không giữ lời hứa của mình. Khi bực bội quá và quát mắng con thậm tệ. Cha mẹ cũng nên xin lỗi khi cha mẹ quên một điều gì đó mà đứa trẻ mong muốn bố mẹ làm. Nói xin lỗi khi có một công việc xảy ra khiến cho bố mẹ không thể dành thời gian ở bên con. Và nói xin lỗi khi một hành động vô tình nào đó làm đứa trẻ cảm thấy bị xúc phạm. Khi xin lỗi con, cha mẹ nên nói gì, làm gì? Không chỉ sẵn sàng cho việc xin lỗi, cách thức xin lỗi cũng quan trọng không kém mà cha mẹ cần được biết và thực hiện một cách chính xác. Con của chúng ta có thể có cảm giác tồi tệ về những thứ mà cha mẹ cho là vớ vẩn. Tuy nhiên, hãy dựa trên những cảm xúc của con để đưa ra những lời xin lỗi chân thành. Ví dụ con bạn muốn bạn mua một cuốn số mới nhưng bạn đã quên mất. Bạn có thể nói: “Mẹ đã nhận lời với con là mẹ sẽ mua cho con một cuốn sổ mới hôm nay trước khi mẹ về nhà. Nhưng sau đó mẹ hoàn toàn quên mất. Mẹ rất xin lỗi con. Mẹ biết con đang mong mẹ về nhà với cuốn sổ. Liệu rằng tối nay sau khi ăn tối xong mẹ sẽ đi mua có được không con?” Một lời xin lỗi có hiệu quả thường bao gồm việc mô tả cảm xúc của bạn, giải thích lý dotại sao bạn đã làm như thế, hứa với con điều đó sẽ không xảy ra nữa, định hướng cho con mong muốn của mình qua đó thể hiện sự lo lắng về con. Ví dụ bạn đã tức giận và quát con vì con không chịu lên giường ngủ đúng giờ. Bạn có thể nói: “Mẹ đã rất tức giận khi đến giờ ngủ mà con không chị lên giường nên đã mắng con. Mẹ thực sự xin lỗi vì con không đáng bị quát như thế. Mẹ sẽ cố gắng giữ bình tĩnh hơn.Nhưng mẹ rất muốn con sẽ ở trên giường lúc 9:30 tối để đi ngủ. Điều này sẽ giúp con có một giấc ngủ tốt và tỉnh táo đến trường sáng hôm sau.”. Cha mẹ có nên xin lỗi con không? Theo trang The Asian Parent khẳng định: Cha mẹ nên xin lỗi các con. Tất cả các mối quan hệ từ vợ chồng, anh chị em, bạn bè, hoặc thậm chí là cha mẹ và con cái, cần được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau, và việc thừa nhận những thiếu sót của bản thân là một trong những nhân tố giúp củng cố sự tôn trọng và tin tưởng trong mối quan hệ đó. Đồng thời, nói lời xin lỗi cũng là một trong những điều cần thiết trong việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ cần có cách cư xử “mẫu mực” trước mặt con cái. Cách cha mẹ cư xử với con mình và những người khác sẽ có tác động đến cách các con cư xử với người khác. Cha mẹ xin lỗi con sau khi làm điều gì sai, trẻ sẽ hiểu giá trị của bản thân và học cách tôn trọng người khác như cách mà cha mẹ đã làm với trẻ. Lời xin lỗi không phải là dấu hiệu cha mẹ yếu đuối trước mặt con, mà thể hiện sự việc đó rất quan trọng. Khi trẻ nhận được lời xin lỗi, trẻ hiểu rõ giá trị lời xin lỗi, biết sử dụng lời xin lỗi để đưa bản thân khỏi những tình huống khó xử. Thêm vào đó, trẻ biết đưa ra lời xin lỗi đúng lúc sẽ rất giỏi trong việc xử lý các mối quan hệ. Lời xin lỗi không phải là dấu hiệu cha mẹ yếu đuối trước mặt con, mà thể hiện sự tôn trọng của cha mẹ dành cho con. Khi nào cha mẹ nên xin lỗi con? Trang The Asian Parent cho biết, trong những trường hợp như cha mẹ mắng oan con hay lỡ làm hỏng đồ chơi của con,... cha mẹ nên xin lỗi con. Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng đó chỉ là một tai nạn chứ không phải do cha mẹ cố ý. Đặc biệt, lời xin lỗi của cha mẹ rất cần thiết đối với việc dạy các bé khi bước vào độ tuổi thiếu niên. Bản chất nổi loạn cùng với sự ảnh hưởng của hoocmon, các bé ở độ tuổi này rất dễ mâu thuẫn với cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên xin lỗi con nếu có vô tình xảy ra xích mới với các con. Đồng thời, cha mẹ hãy đợi con cái đáp lại lời xin lỗi của mình để đảm bảo rằng trẻ đã hiểu được tâm tư, suy nghĩ của cha mẹ. Vào thời điểm dễ khiến tình huống thêm kịch tính, chỉ cần một lời xin lỗi chân thành, tình cảm gia đình sẽ ngày càng gắn kết và các con cũng sẽ nói theo tấm gương tốt của cha mẹ. Một lời xin lỗi chân thành đặc biệt cần thiết khi dạy các bé đang ở độ tuổi dậy thì. Khi nào cha mẹ không nên xin lỗi? Dù lời xin lỗi rất quan trọng, đôi khi cha mẹ cần nghiêm khắc với con. Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể không cần nói lời xin lỗi. Quyết định chuyển nhà, sinh thêm em bé hay một cuộc ly hôn, quyết định đi bước nữa là sự kiện lớn trong cuộc đời mà không phải đứa trẻ nào cũng đón nhận. Đối mặt với những tình huống này, nhiều bé cảm thấy rất khó có thể chấp nhận và bày tỏ sự phản đối hay tức giận. Những lúc như thế, cha mẹ không cần thiết phải xin lỗi con. Đây là lựa chọn cha mẹ đưa ra để cải thiện cuộc sống gia đình, và lời xin lỗi là không cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ nên thừa nhận cảm xúc của con, giải thích cho con hiểu vấn đề mà gia đình đang gặp phải và tạo cơ hội để con và cha mẹ cũng xử lý từng vấn đề. Cha mẹ cũng nên trấn an các bé rằng mọi việc sẽ sớm ổn, và những cảm xúc tiêu cực là rất bình thường, như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nếu cha mẹ xin lỗi, trẻ sẽ nghĩ đó là lỗi của cha mẹ, do cha mẹ mà trẻ có những cảm xúc tiêu cực này. Khi quyết định sinh thêm con, chuyển nhà,… cha mẹ không cần thiết phải xin lỗi mà nên thông báo cho con biết. Thực tế, cha mẹ không làm gì sai, trẻ chỉ đơn giản là bị tổn thương bởi sự lựa chọn của cha mẹ. Bằng cách không xin lỗi, cha mẹ cũng dạy trẻ biết rằng có một số thứ không nằm trong tầm kiểm soát của các con. Tiến sĩ Pooja Lakshmin, phó giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa George Washington nói rằng biết cách sử dụng lời xin lỗi đúng thời điểm mới là quan trọng. Đừng quên rằng lời xin lỗi hoàn toàn không phải sự đền bù cho sự lạm dụng tình cảm, bạo lực thể chất với một đứa trẻ. |