Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm:

- Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;

- Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.

Căn cứ tiêu chí về môi trường theo nội dung trên, dự án đầu tư được phân thành nhóm I, II, III và IV theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Cụ thể:

- Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao;

- Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;

- Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;

- Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường?

Việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được hướng dẫn chi tiết tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường với nội dung:

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;

- Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

- Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

- Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông);

- Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

Cùng điểm qua 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư chuẩn nhất giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợp với nhu cầu.

Các dự án đầu tư tài chính ngày càng được triển khai nhiều hơn với đa dạng các loại hình khác nhau. Tuy nhiên, làm sao để có thể đánh giá hiệu quả dự án đầu tư một cách chuẩn xác nhất? Đây là điều đang được nhiều nhà đầu tư rất quan tâm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì có thể theo dõi những tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư chuẩn nhất được SAPP chia sẻ dưới đây!

1. Đánh giá trên phương pháp hiện giá thuần (NPV)

Đây là phương pháp dùng để đánh giá dự án đầu tư nhờ vào việc xem xét mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại từ các dòng thu hồi và các giá trị hiện tại từ các dòng tiền chi có liên quan đến dự án.

Phương pháp xác định này gồm có:

  • Lựa chọn tỷ suất chiết khấu dòng tiền phù hợp
  • Dự tính dòng tiền thu và dòng tiền chi của dự án
  • Tính toán chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện thời dựa vào các đặc điểm của dòng tiền thu và dòng tiền chi.
  • Xác định hiện giá thuần căn cứ vào giá trị hiện tại của dòng tiền thu và dòng tiền chi

Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư

1.1. Ưu điểm của phương pháp:

  • Đánh giá được hiệu quả kinh tế mà dự án đầu tư mang lại, trong đó công việc đánh giá này có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ.
  • Tính toán được giá trị hiện tại thuần từ dự án đầu tư kết hợp bằng việc cộng lại tất cả giá trị hiện tại thuần của những dự án với nhau.
  • Có thể đo lượng trực tiếp giá trị tăng thêm nhờ vào vốn đầu tư đem lại. Điều này giúp hỗ trợ cho những nhà quản trị có thể chọn lựa, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư thích hợp nhất với mục tiêu đặt ra là tối ưu hóa được lợi nhuận.

1.2. Hạn chế của phương pháp này:

  • Chưa thể phản ánh được mức sinh lời của từng giá trị đồng vốn đã đầu tư
  • Không đưa ra được kết quả nếu như các dự án không thể đạt sự đồng nhất về mặt thời gian hay khi các dự án được sắp xếp dựa vào thứ tự ưu tiên do ngân sách và nguồn vốn của doanh nghiệp có bị hạn chế.
  • Không nhận thấy được mối quan hệ giữa mức sinh lời từ chi phí sử dụng vốn với vốn đầu tư.

2. Đánh giá trên thời gian hoàn vốn đầu tư

Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư

2.1. Ưu điểm của phương pháp:

  • Công thức tương đối đơn giản, dễ dàng trong việc tính toán
  • Thích hợp với các dự án được đầu tư trong quy mô vừa hay nhỏ, khả năng thu hồi vốn khá nhanh.

2.2. Hạn chế của phương pháp:

  • Chỉ tập trung xem xét vào lợi ích ngắn hạn mà không đánh giá được lợi ích trong lâu dài của doanh nghiệp. Phương pháp này cũng không có nhấn mạnh đến yếu tố thời gian của tiền tệ.
  • Thời gian hoàn vốn khá ngắn chưa hẳn đã là một ưu thế, đặc biệt là với nhiều dự án có mức sinh lời chậm hay là yêu cầu cần phải thâm nhập vào một thị trường mới thì lựa chọn này không phù hợp lắm.

Để khắc phục được nhược điểm này, có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu để đưa các khoản thu, chi trong dự án về giá trị hiện tại khi tính thời gian hoàn vốn.

3. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ

Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ hay còn được gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là lãi suất mà ở trong đó việc chiết khấu với mức lãi suất này làm cho giá trị dòng tiền thuần hiện tại hàng năm trong tương lai dựa vào dự án đầu tư đem lại với nguồn vốn bỏ ra ở thời điểm ban đầu.

Điều này đồng nghĩa với việc lúc đó, NPV = 0 (NPV: giá trị thuần hiện tại của dự án).

Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư

3.1. Phương pháp xác định:

  • Dự tính được những dòng thiền thu và chi của dự án
  • Xác định tỷ lệ chiết khấu dòng tiền thu và chi làm xuất hiện giá thuần của dự án là 0. Tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ suất sinh lời nội bộ ( hay là IRR) của dự án.

3.2. Phép nội suy được thực hiện như sau:

  • Xác định chính xác được khoảng tỷ lệ chiết khấu mà ở đó có hệ số giá trị hiện tại.
  • Tính toán tỷ lệ chiết khấu.

Tiêu chuẩn để lựa chọn dự án: Nếu một dự án có tỷ lệ sinh lời nội bộ lớn hơn tỷ lệ chi phí vốn từ doanh nghiệp thì dự án đó sẽ được chấp nhận.

3.3. Ưu điểm của phương pháp này:

  • Hỗ trợ việc đánh giá được xem mức sinh lời chính xác của dự án có bao gồm yếu tố giá trị thời gian của tiền.
  • So sánh được mức độ sinh lời của dự án đó từ chi phí sử dụng vốn. Nhờ vậy sẽ thấy được mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án này.
  • Có thể đánh giá được khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn so với tính rủi ro của dự án.

3.4. Hạn chế của phương pháp:

  • Thu nhập trong dự án được coi là tái đầu tư với lãi suất là tỷ suất doanh lợi nội bộ không thích hợp với tình hình thực tế.
  • Không có chú trọng đến vấn đề quy mô của vốn đầu tư, điều này sẽ dẫn đến việc kết luận không còn thỏa đáng khi đánh giá dự án đầu tư. Lý do là vì IRR luôn khá cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
  • Tạo ra khó khăn trong công tác đánh giá hiệu quả dự án đầu tư với những dự án có nhiều IRR.

4. Đánh giá tính khả thi của dự án

Việc phân tích và đánh giá được tính khả thi của bất kỳ dự án đầu tư nào luôn là công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là một công việc đòi hỏi tính chi tiết và cần phải xem xét thật kỹ lưỡng.

Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư

Dưới đây là những yếu tố cần phải được xem xét khi tiến hành đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư:

  • Những yếu tố khách quan bên ngoài khi đánh giá một dự án đầu tư
  • Những chi phí phát triển cần thiết của dự án
  • Doanh thu của dự án đó
  • Những dòng tiền
  • Những giải pháp tài chính
  • Nhu cầu về vốn
  • Khả năng huy động nguồn vốn

5. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư

Để có thể đánh giá được hiệu quả dự án đầu tư cần phải dự vào các căn cứ cụ thể dưới đây:

  • Hiệu quả kinh tế, xã hội trong tầm vĩ mô (được đánh giá căn cứ vào giá trị tăng ròng).
  • Khả năng tiết kiệm được ngoại tệ
  • Mức độ chi tiết giá trị gia tăng của nhóm dân cư
  • Chỉ tiêu lao động đang có được công việc làm
  • Chỉ tiêu về khả năng cạnh tranh trong môi trường quốc tế

Trên đây là những tiêu chí quan trọng có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư chuẩn xác nhất. Việc thực hiện đánh giá hiệu quả của dự án trước khi quyết định đầu tư là rất quan trọng. Chúc các nhà đầu tư thành công!