Các chủng người trên The giới


Lý thuyết sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới Địa lí 7 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Sự phân bố dân cư

- Mật độ dân số cho biết tình hình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước...

Mật độ dân số  = Dân số / Diện tích (người/km2)

- Dân cư trên thế  giới phân bố không đồng đều:

+ Tập trung đông đúc ở những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu thuận hòa:

Các khu vực  đông dân: Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin, Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.

Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất: Nam Á, Đông Á.

+ Thưa thớt ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng khí hậu khắc nghiệt: Ca-na-đa, rừng rậm Amadôn, Bắc Á, Ô-xtrây-li-a, Trung Á, Bắc Phi…

2. Các chủng tộc

Dân cư thế giới thuộc ba chủng tộc chính.

- Môn –gô-lô-it: da vàng, phân bố chủ yếu ở châu Á.

- Ơ-rô-pê-ô-it: da trắng, phân bố chủ yếu ở châu Âu.

- Nê-grô-it: da đen, phân bố chủ yếu ở châu Phi.

Loigiaihay.com

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 7 SGK Địa lí 7

    Quan sát hình 2.1, cho biết: - Những khu vực tập trung đông dân. - Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.

  • Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 9 SGK Địa lí 7

    Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào? Tại sao?

  • Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 9 SGK Địa lí 7

    Mật độ dân số là gì? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét.

  • Giải bài 3 phần câu hỏi và bài tập trang 9 SGK Địa lí 7

    Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

1. Có 3 chủng tộc người trên thế giới . Những dấu hiệu cơ bản để phân loại chủng tộc là các đặc điểm hình thái bề ngoài cơ thể, trong đó những đặc điểm dễ nhận thấy nhất là màu da, dạng tóc, hình dạng hộp sọ, sống mũi, môi, tầm vóc.

Phân bố

a) Chủng tộc Môngôlôit: chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ. Cách đây khoảng 2 vạn năm, vào cuối thời kỳ băng hà Đệ Tứ, mực nước biển trên thế giới thấp hơn nhiều so với hiện nay. Châu Á và Bắc Mĩ được nối với nhau bởi eo đất Bê-rinh. Vì thế, người Môngôlôit dễ dàng di cư từ châu Á sang và trở thành cư dân bản địa châu Mĩ. Về sau, do băng tan, châu Á bị ngăn cách với châu Mĩ bởi eo biển Bê-rinh trên. Từ đó nhánh Môngôlôit ở châu Mĩ bị tách biệt hẳn với nhánh Môngôlôit ở Cựu lục địa.

b) Chủng tộc Ơrôpêôit: chiếm 48% dân số toàn cầu. Tuy có tên là Ơrôpêôit, nghĩa là loại hình người châu Âu, song về nguồn gốc, chủng tộc này ra đời không phải ở châu Âu, mà là ở châu Á. Từ địa bàn cư trú đầu tiên ở Ấn Độ, người Ơrôpêôit mở rộng địa bàn cư trú sang Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu, quanh Địa Trung Hải. Ở phía bắc, băng tan đến đâu con người tiến lên cư trú tới đó. Chủng tộc Ơrôpêôit có địa bàn cư trú rộng, gắn liền với việc thực dân hoá ở châu Mĩ, Ô-xtrây-li-a và nhiều thuộc địa của các nước châu Âu.

c) Chủng tộc Nêgrô – Ôxtralôit: chiếm 12% dân số thế giới, gồm hai nhánh ở cách xa nhau: Nêgrôit ở châu Phi và Ôxtralôit ở Nam Ấn Độ, nhiều đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, đặc biệt là ở Ô-xtrây-li-a.
Ngoài ba chủng tộc lớn, còn có các nhóm người lai, kết quả của sự hoà huyết giữa các chủng tộc. Các chủng tộc sinh ra trên thế giới đều có quyền như nhau và hoàn toàn bình đẳng.

2. Thâm canh nói theo Hán tự có nghĩa là cày sâu- phương pháp đầu tiên con người giúp năng xuất hoa màu tăng lên. Sau này con người ngoài cày sâu cho xốp đất, đã biết dùng phân bón, thuốc trừ sâu, lai tạo giống. Nói chung thâm canh là phương pháp cải thiện canh tác sao cho đất có hiệu xuất cao.

3. Những nguyên nhân : 
-Do gia tăng dân số cao nhất thế giới (2,4% - năm 2001), điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Do khí hậu khô hạn, dẫn đến hạn hán nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.
- Đại dịch AIDS : năm 2000, hơn 25 triệu người nhiễm HIV/AIDS, phần lớn ở độ tuổi lao động, đang đe doạ sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Xung đột tộc người và sự can thiệp của nước ngoài : do có nhiều tộc người, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo, .Ẽ. Thực dân châu Âu đã lợi dụng điều này để thực hiện chính sách chia để trị. Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người, càng làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau dẫn đến những cuộc nội chiến liên miên.

4.

Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...

5.

Hoạt động kinh tế cổ truyền dựa vào sự thích nghi của con người với môi trường hoang mạc khắc nghiệt, các hoạt động như chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo, chuyên chở hàng hoá và buôn bán.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: con người cải tạo hoang mạc như đưa nước tới bằng kênh đào hay giếng khoan để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô thị, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, ...