Bệnh tim có mang thai được không

Hà Thị Anh Thư (Hà Nội)

Bạn không cần quá lo lắng, phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tim một cách an toàn trong quá trình mang thai. Điều quan trọng là bạn cần chú ý đi khám bác sĩ tim mạch thường xuyên. Do việc mang thai sẽ khiến tim bạn chịu nhiều áp lực, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn những gì cần phải thực hiện trước thời gian thụ thai. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý việc chẩn đoán ảnh hưởng của bệnh tim bẩm sinh đến quá trình mang thai không hề dễ dàng, bởi vì mỗi trường hợp sẽ khác nhau. Những nguy cơ phát triển biến chứng nghiêm trọng xảy ra với phụ nữ mang thai bị bệnh tim bẩm sinh thường rơi vào 3 loại: nguy cơ nhẹ, trung bình và nặng nên bạn cần phải có sự chăm sóc kỹ lưỡng của bác sĩ tim mạch trong quá trình mang thai. Đây chính là cách duy nhất để phát hiện những nguy cơ này. Bệnh tim bẩm sinh của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. Trẻ sinh ra có thể sẽ nhẹ hơn do tim của người mẹ không hoạt động hiệu quả để cung cấp oxy và dinh dưỡng cho nhau thai, do đó sức khỏe của trẻ sẽ giảm. Ngoài ra, bạn có khả năng sinh non. Bác sĩ tim mạch có thể cho bạn lời khuyên về những phương pháp điều trị bệnh tim phù hợp, phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Trong suốt giai đoạn mang thai, bạn cần nghe theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ như áp dụng chế độ ăn uống cho tim mạch hay tập thể dục, thay đổi thuốc... Chúc bạn chăm sóc sức khỏe thật tốt để chuẩn bị làm vợ, làm mẹ.


(SKDS) - Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Đặc biệt với những phụ nữ có sẵn bệnh lý tim mạch, thời tiết nắng nóng mùa hè càng khiến bệnh nặng hơn làm cho thai phụ mệt mỏi, dễ xuất hiện những bệnh lý do thai nghén rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây cung cấp kiến thức cần biết cho những phụ nữ mắc bệnh tim chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai để chú ý phòng ngừa, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Những biến đổi của tim và mạch máu khi mang thai

Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Chúng làm tăng công cơ tim và tăng gánh nặng cho sản phụ. Các biến đổi đó bao gồm: Tăng thể tích máu: Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40 - 50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai; Tăng cung lượng tim: Cung lượng tim sẽ tăng lên 30-40%, tương ứng với mức tăng thể tích máu; Tăng nhịp tim: Thông thường, khi mang thai, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10-15 nhịp/phút; Hạ huyết áp: Ở một số người, huyết áp có thể giảm khoảng 10mmHg trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là do biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu chạy thẳng đến tử cung. Phần lớn các trường hợp hạ huyết áp không gây triệu chứng và không cần điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi số đo huyết áp của sản phụ vào những lần khám thai định kỳ.

Bệnh tim có mang thai được không

Phụ nữ có thai cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Những biến đổi trên là bình thường trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, phụ nữ có bệnh tim cần lưu ý đặc biệt trước và trong khi mang thai vì một số bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở sản phụ.

Phụ nữ bị tim bẩm sinh có nên mang thai?

Nói chung, đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh phức tạp có tím mà chưa được sửa chữa hoặc đã có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.

Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ. Bố hoặc mẹ có bệnh tim bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao hơn những gia đình khác. Những trường hợp này cần chuyển bác sĩ tim mạch để làm siêu âm tim cho thai nhi giúp kiểm tra đứa trẻ có tổn thương bẩm sinh nào không. Thường thì siêu âm tim cho thai được làm vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ sản khoa theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.

Bệnh tim có mang thai được không

Những phụ nữ bị phình, giãn mạch chưa được sửa chữa thì không nên mang thai.

Phụ nữ có bệnh tim cần làm gì khi dự định mang thai?

Phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Nếu bạn có sẵn bệnh lý tim mạch, đặc biệt giống như những bệnh dưới đây thì cần hết sức thận trọng và có sự phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc: Tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu. Tiền sử được chẩn đoán bệnh lý tim mạch gồm bệnh động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, có tiếng thổi ở tim, bệnh cơ tim, suy tim, hội chứng Marfan, thấp tim. Tiền sử có biến cố tim mạch (như đột quỵ hay tai biến mạch não thoáng qua). Giảm khả năng gắng sức. Hẹp khít van hai lá, van động mạch chủ hoặc đường ra động mạch chủ, xác định trên siêu âm tim. Phân số tống máu (phản ánh lượng máu được bơm khỏi tim trái trong mỗi nhát bóp của tim) thất trái dưới 40% (bình thường là 50-70%). Nó đánh giá chức năng bơm máu của tim còn tốt hay không.

Thầy thuốc chuyên khoa tim mạch sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, khám lâm sàng và yêu cầu bạn làm một số thăm dò cận lâm sàng cần thiết để đánh giá chức năng tim cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ tim mạch sẽ cho bạn biết mang thai có an toàn hay không, có những nguy cơ gì tiềm ẩn trong quá trình mang thai, gồm cả nguy cơ cho thai nhi và cho sức khỏe lâu dài của bạn và em bé. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về các thuốc cần dùng trước khi bạn mang thai.

Cần phải thông báo với bác sĩ mọi thuốc bạn đang sử dụng (gồm cả thuốc tim mạch lẫn những thuốc không được kê đơn mà bạn vẫn dùng hàng ngày). Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết hoặc kê thuốc khác an toàn hơn.

Phần lớn những phụ nữ có bệnh tim mạch đã được điều trị khỏi có thể mang thai an toàn và đẻ con khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp chưa hoặc không nên mang thai một khi bệnh tim nặng hoặc chưa được điều trị hiệu quả. Những bệnh tim chưa hoặc không nên vội mang thai là:

- Các bệnh tim mạch nói chung gây suy tim nặng mà chưa được chữa tốt hoặc không chữa được.

- Các bệnh tim bẩm sinh có tím chưa được sửa chữa hoặc bệnh tim bẩm sinh đã gây tăng áp lực động mạch phổi nặng.

- Các bệnh van tim (hẹp hoặc hở) van nặng mà chưa được điều trị triệt để (nong van, phẫu thuật…).

- Các bệnh động mạch chủ (phình, giãn…) chưa được sửa chữa.

- Các rối loạn nhịp trầm trọng hoặc tăng huyết áp nặng chưa được khống chế tốt…


Nhiều phụ nữ mắc bệnh tim không dám có thai vì mang thai tạo áp lực lớn lên tim và hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phụ nữ mắc bệnh tim khi có thai vẫn có thể sinh con hoàn toàn khỏe mạnh, nếu tìm hiểu và lường trước những rủi ro có thể gặp phải để chủ động phòng ngừa.

Bệnh tim có mang thai được không
Phụ nữ mắc bệnh tim vẫn có thể sinh con hoàn toàn khỏe mạnh

Hoạt động của tim thay đổi thế nào khi phụ nữ có thai?

Mang thai tạo áp lực lên tim và hệ tuần hoàn. Trong thời gian mang thai, thể tích máu cần tăng từ 30 – 50% để đủ nuôi dưỡng thai nhi trong bụng phát triển. Lượng máu tim bơm mỗi phút cũng tăng từ 30 – 50%. Nhịp tim của người mẹ theo đó cũng tăng theo. Để bắt kịp những thay đổi này của cơ thể, trái tim phải làm việc chăm chỉ hơn để cung cấp máu nuôi cơ thể.

Quá trình chuyển dạ và sinh con cũng tạo thêm áp lực và trái tim phải hoạt động nhiều hơn. Trong thời gian chuyển dạ, đặc biệt khi trong cơn rặn đẻ, lưu lượng máu và áp suất trong khoang ổ bụng sẽ thay đổi đột ngột. Khi em bé được sinh ra, lưu lượng máu qua tử cung bị mất đi cũng sẽ dồn về tim, tạo áp lực bắt tim phải hoạt động nhiều hơn.

Những rủi ro có thể gặp phải ở phụ nữ mắc bệnh tim khi mang thai

Độ rủi ro mà phụ nữ mang thai gặp phải sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch.

  • Các vấn đề về nhịp tim: Trong thai kỳ, bà bầu thường bị rối loạn nhịp tim. Rất may là những bất thường này không đáng kể.
  • Van tim có vấn đề: Nếu đã từng thay van tim nhân tạo hay tim hoặc van tim bị sẹo hoặc bị dị tật, bà bầu có nguy cơ cao gặp phải biến chứng. Nếu van tim không hoạt động tốt, tim sẽ không thể chịu đựng được lượng máu tăng lên trong cơ thể suốt quá trình mang thai.
  • Suy tim sung huyết: Khi khối lượng máu tăng, tình trạng bệnh suy tim sung huyết có thể trở nên nặng hơn.
  • Tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Bệnh nhiễm trùng các lớp lót bên trong của tim (màng trong tim) và van tim, thường xảy ra với những người có van nhân tạo và van tim dị thường có khả năng đe dọa đến tính mạng. Hầu hết các loại van tim nhân tạo cơ học đều gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai và thai nhi. Nguyên nhân là do phụ nữ có thai thường phải sử dụng các chất kháng đông kèm theo dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng đông máu có thể đe dọa tính mạng.
  • Khuyết tật bẩm sinh tim: Nếu mẹ bị dị tật tim bẩm sinh, thai nhi cũng có nguy cơ mắc phải một số loại khuyết tật tim.
  • Sinh non: Nguy cơ sinh non của những phụ nữ bị bệnh tim cũng cao hơn những người khác.
Bệnh tim có mang thai được không
Phụ nữ mắc bệnh tim mạch khi mang thai dễ gặp phải các biến chứng thai kỳ

Những biến chứng có thể gặp phải liên quan đến tim và thai kỳ

Một số dạng bệnh tim, bao gồm cả các bệnh tim liên quan đến van hai lá hoặc van động mạch chủ đều có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, một số phụ nữ mắc bệnh tim có thể cần phải phẫu thuật tim trước khi muốn mang thai.

Những phụ nữ mắc hội chứng bẩm sinh hiếm gặp Eisenmenger hoặc bị huyết áp cao trong các mạch máu phổi không nên mang thai vì áp lực máu ở các động mạch phổi cũng như phía bên phải của tim (tăng huyết áp động mạch phổi) thường tăng quá cao đến nỗi không thể mang thai được.

>> Xem thêm Khuyến cáo mới của Hội tim châu Âu về bệnh tim mạch trong thai kỳ

Phụ nữ mắc bệnh tim mạch cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai?

Trước khi cố gắng thụ thai, người bệnh nên thảo luận trước với bác sĩ tim mạch. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim và xem xét để điều chỉnh cách điều trị bệnh trước khi mang thai.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tim không được sử dụng trong thai kỳ. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng hoặc dùng các loại thuốc thay thế khác và tư vấn trước những rủi ro có thể gặp phải.

Bà bầu mắc bệnh tim cần kiểm tra những gì trong thai kỳ?

Bệnh tim có mang thai được không
Bà bầu mắc bệnh tim cần đi khám thai thường xuyên hơn

Trong thời gian mang thai, bà bầu mắc bệnh tim cần đi khám thai thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra trọng lượng và huyết áp thường xuyên ở mỗi lần thăm khám. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên hơn.

Bà bầu mắc bệnh tim cũng cần thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá hoạt động và tình trạng bệnh tim, bao gồm:

  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh tim của bạn.
  • Điện tâm đồ: Biện pháp ghi lại hoạt động và nhịp đập của trái tim.

Phụ nữ mắc bệnh tim mạch khi có thai nên dùng các loại thuốc nào?

Bà bầu nên nhớ, bất kỳ loại thuốc nào mà bạn dùng cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nếu buộc phải dùng thuốc, thông thường bác sĩ sẽ đánh giá những lợi ích khi dùng thuốc sẽ lớn hơn những rủi ro có thể gặp phải. Nếu phụ nữ có thai cần dùng thuốc để điều trị và kiểm soát bệnh tình, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc ở liều thích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho bạn.

Bởi vậy, điều quan trọng là bà bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Khi dùng thuốc, nên uống đúng theo quy định, không được tự ý ngưng dùng thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc.

Những lưu ý quan trọng giúp phòng ngừa biến chứng thai kỳ

Để đảm bảo sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ, bà bầu bị mắc bệnh tim cần lưu ý những điều sau:

  • Khám thai theo lịch, có thể khám thường xuyên hơn nếu có bất thường.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Bạn nên ngủ trưa hàng ngày. Bất cứ khi nào cảm thấy mệt, khó thở, nên nằm xuống nghỉ ngơi.
  • Theo dõi cân nặng thường xuyên: Nếu bạn tăng cân quá nhiều, tim sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn.
  • Giảm bớt căng thẳng và lo lắng: Tìm hiểu những rủi ro, biến chứng có thể gặp phải khi mang thai và chuyển dạ, sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và có thể cảm thấy thoải mái, bớt lo lắng hơn nhiều.
  • Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích khác.

Khi nào cần đi khám ngay?

  • Khó thở
  • Thở dốc khi gắng sức
  • Tim đập nhanh hoặc đập bất thường
  • Ho ra máu hoặc ho vào ban đêm
  • Đau tức ngực.

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào như trên, bà bầu nên đi khám ngay, tránh biến chứng nguy hiểm.