Bài tập tính độ mở nền kinh tế vệt nam năm 2024

Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức Lễ công bố “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023.”

Đây là báo cáo đầu tiên về kinh tế Việt Nam do OECD và ADB thực hiện.

Công bố báo cáo, Tiến sỹ Koen Vincent thuộc Ban Kinh tế của OECD cho biết Việt Nam đã đạt được tiến bộ kinh tế đáng kể trong những thập niên qua và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Những cải cách sâu rộng và liên tục kể từ cuối những năm 1980 là chìa khóa dẫn đến thành công kinh tế này. Kinh tế Việt Nam cũng đã chứng tỏ khả năng phục hồi trước những cú sốc, bao gồm cả đại dịch COVID-19. Thời kỳ đại dịch, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này vượt trội so với hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á.

OECD dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc, với Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở mức 6,5% vào năm 2023 và 6,6% trong năm 2024.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Koen Vincent, với độ mở của nền kinh tế, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những bất ổn địa chính trị và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, các điều kiện bên ngoài đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục đè nặng lên thương mại toàn cầu và lạm phát gia tăng trên khắp thế giới có thể gây thêm áp lực giảm tỷ giá hối đoái cho Việt Nam.

Với những thách thức đáng kể phía trước, OECD cho rằng Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy cải cách cơ cấu nhằm tăng cường hơn nữa các lực lượng thị trường.

Ngoài ra, theo OECD, để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam nên dừng đầu tư mới vào than đá và đẩy nhanh việc thực hiện thị trường carbon. Vì những cải cách này sẽ yêu cầu các nguồn lực tài chính bổ sung, cơ sở thuế nên được mở rộng để tăng thu nhập của chính phủ.

Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023 đưa ra ba thông điệp chính. Đầu tiên, chính sách kinh tế vĩ mô cần giúp tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Trong ngắn hạn, ưu tiên là giảm thiểu tác động của giá năng lượng cao thông qua hỗ trợ có đối tượng mục tiêu cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương, thay vì thực hiện những biện pháp tài khóa mở rộng hơn nữa.

Trong trung hạn, báo cáo nhấn mạnh yêu cầu phải củng cố các khung chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách cải thiện tính bền vững tài khóa thông qua mở rộng cơ sở thuế. Đồng thời, cần tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và giảm quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số để duy trì tăng trưởng kinh tế cao sau khi phục hồi.

Trong thông điệp cuối cùng, báo cáo chỉ ra để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần phải duy trì mức đầu tư cao cho năng lượng tái tạo và theo đuổi hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn.

Định hướng này có thể được hiện thực hóa thông qua cách tiếp cận chính sách toàn diện, trong đó ưu tiên đầu tư nhà nước và tư nhân hiệu quả, thiết lập các quy định tạo thuận lợi, tạo cơ chế để giá cả thị trường phản ánh tốt hơn hàm lượng carbon.

Tại lễ công bố báo cáo, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận về ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; tạo nền tảng để đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; cải cách hệ thống quy định đối với thị trường hàng hóa; thúc đẩy chuyển đổi số và phục hồi xanh; tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong tương lai./.

Từ cuối năm 2022, khi tăng trưởng Quý III/2022 của Việt Nam đang ở mức trên 8% (cao nhất từ trước tới nay), một số báo cáo chuyên sâu về kinh tế vĩ mô đã có những cảnh báo thận trọng về diễn biến khó lường trong năm 2023.

Quả thật, một số điểm yếu căn bản trong nền kinh tế, như giải ngân đầu tư công, nguồn cung năng lượng, khả năng nội địa hóa hàng xuất khẩu v.v.. và những “cơn gió ngược” về xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, tâm lý tiêu dùng bất ổn định, v.v… đã khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp nhất trong hơn mười năm trở lại đây.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân nhằm khai thông các nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, sản xuất-kinh doanh, tiêu dùng, Việt Nam đã có một năm vượt khó xuất sắc. Tất nhiên, nhiều thách thức lớn vẫn còn tồn tại và cần sớm được giải quyết khi bước sang năm 2024.

Những con số biết nói

Nhìn lại các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2023, giới quan sát có thể nhận ra một xu thế chung là hầu hết các chỉ số đều có biểu hiện “tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước”. Điều này chủ yếu đến từ diễn biến sụt giảm khá mạnh ở những tháng đầu năm và sự phục hồi về cuối năm. So sánh chung cả năm, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều có vẻ như thể hiện một năm đầy nỗ lực duy trì vượt khó.

Thứ nhất, giá trị tăng thêm của hai ngành chủ lực của nền kinh tế là dịch vụ và công nghiệp và xây dựng đều ở mức không cao trong năm 2023.

Riêng ngành công nghiệp, tính chung cả năm giá trị tăng thêm tăng 3,02%, là mức tăng thấp nhất trong cả giai đoạn 2011-2023.

Điều này đến từ việc giá trị tăng thêm ngành này đã bị co hẹp trong quý I/2023 (tăng trưởng âm ở mức -0,73% so cùng kỳ năm trước) và chỉ dần dần phục hồi sau đó (ở mức 0,86%; 4,51% và 6,86% các quý sau) [1].

Trong khi đó, ngành du lịch không thể duy trì được đà tăng trưởng của năm 2022 mà chỉ giữ được ở mức cận dưới so với xu thế dài hạn. Tính chung cả năm, giá trị tăng thêm của ngành này tăng ở mức 6,82%, chỉ cao hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 là 2020 và 2021 trong cả giai đoạn từ 2011 tới nay.

Trong bối cảnh đó, chỉ số Quản trị mua hàng – thể hiện góc nhìn của các nhà quản lý doanh nghiệp về tình hình kinh doanh những tháng tiếp theo – rơi xuống dưới ngưỡng “mở rộng” (ngưỡng 50 điểm) trong 9 trên 11 tháng của năm.

Trong ba tháng có số liệu gần nhất là tháng 9, 10 và 11, chỉ số này theo xu thế giảm tương ứng là 49,7; 49,6; và 47,3 điểm.

Các chỉ số thống kê liên quan đến doanh nghiệp ở các ngành nghề cũng cho thấy khoảng 30-40% các doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh đang khó khăn và dự kiến tiếp tục khó khăn hơn trong thời gian tới. Theo đó, khoảng 30% số doanh nghiệp có đơn hàng nói chung và đơn hàng xuất khẩu giảm đi và sẽ cắt giảm khối lượng sản xuất trong quý I/2024.

Như vậy, nhìn từ phía tổng cung của nền kinh tế, năm 2023 vẫn có sự tăng trưởng nhưng ở mức độ yếu và khá thiếu chắc chắn khi chuyển tiếp sang năm 2024.

Nhìn từ phía tổng cung của nền kinh tế, năm 2023 vẫn có sự tăng trưởng nhưng ở mức độ yếu và khá thiếu chắc chắn khi chuyển tiếp sang năm 2024.

Thứ hai, góc nhìn tổng cầu đưa lại những nhận định tương tự. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so năm trước - một mức tăng trưởng đáng ghi nhận trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam được đánh giá là ảm đạm. Thế nhưng so với giai đoạn trước đó, không kể 2020-2021, mức tăng trưởng này còn khá khiêm tốn.

Bên cạnh đó, diễn biến xuất-nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023 có nhiều dấu hiệu đáng lo hơn đáng mừng.

Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh so cùng kỳ năm trước, nhưng giảm ít hơn so với nhập khẩu, nên xuất khẩu ròng tăng lên so cùng kỳ năm trước (xuất siêu), đóng góp đáng kể cho chỉ số tăng trưởng GDP.

Diễn biến trong năm của xuất-nhập khẩu hàng hóa tương ứng theo diễn biến chung của nền kinh tế khi thể hiện sự cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 4,4% so với năm trước; còn kim ngạch nhập khẩu giảm 8,9%. Lý do chủ yếu vẫn là nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường đối tác không phục hồi được như kỳ vọng.

Đáng chú ý, mặc dù hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa đều giảm, nhưng do nhập khẩu giảm mạnh hơn nên nền kinh tế vẫn xuất siêu ở mức 28 tỷ đô - mức cao kỷ lục trong lịch sử, cao gấp 2,3 lần mức năm 2022.

Đáng chú ý, mặc dù hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa đều giảm, nhưng do nhập khẩu giảm mạnh hơn nên nền kinh tế vẫn xuất siêu (tính chung hàng hóa và dịch vụ) ở mức 28 tỷ đô - mức cao kỷ lục trong lịch sử, cao gấp 2,3 lần mức năm 2022. Mức xuất siêu này đóng góp khoảng 1,63 điểm trong 5,05 điểm phần trăm tăng trưởng GDP năm 2023.

Như vậy, khoảng 1/3 của tăng trưởng GDP năm 2023 đến từ việc sụt giảm hoạt động thương mại quốc tế - do đặc thù nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu chủ yếu là mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Do vậy, đây là một tín hiệu đáng quan ngại trước thềm 2024.

Tính chung cả năm 2023, vốn đầu tư thực hiện tăng 6,2% so với năm 2022; trong đó vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 21,2%.

Trong các chỉ số vĩ mô phía tổng cầu, hoạt động đầu tư đưa đến nhiều kỳ vọng tích cực hơn cả. Tính chung cả năm 2023, vốn đầu tư thực hiện tăng 6,2% so với năm 2022; trong đó vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 21,2%.

Đây rõ ràng là sự nỗ lực lớn của Chính phủ và doanh nghiệp, đặc biệt là về những tháng cuối năm.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022 (và cao hơn hẳn mức 21,35 tỷ USD mà các tác giả đã dự báo hồi tháng 10/2023).

Triển vọng kinh tế 2024: Những thách thức

Bước sang thềm 2024, kinh tế Việt Nam đứng trước 5 thách thức đặc thù cần được giải quyết.

Kết luận

Năm 2023 là một năm nỗ lực vượt khó của cả nền kinh tế, với thành tích đáng kể khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều ở mức tốt. Tuy nhiên, các thách thức đa chiều cũ và mới cho Việt Nam sẽ là bài toán phức tạp cần được giải quyết cho năm 2024 và giai đoạn sau. Theo các báo cáo kinh tế vĩ mô tính đến nay, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn thể hiện sự lạc quan cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, đánh giá khả năng tăng trưởng cao so với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Để hiện thực hóa được những sự lạc quan đó, bảo đảm đáp ứng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp và xã hội, có lẽ Chính phủ, các bộ, ban ngành, các cấp chính quyền địa phương sẽ cần phải duy trì được tinh thần quyết tâm như những tháng cuối năm 2023 và bắt tay hành động ngay từ những ngày đầu của năm 2024.

Chính phủ, các bộ, ban ngành, các cấp chính quyền địa phương sẽ cần phải duy trì được tinh thần quyết tâm như những tháng cuối năm 2023 và bắt tay hành động ngay từ những ngày đầu của năm 2024.

Hành lang pháp lý về chuyển đổi năng lượng, thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh, thực hiện đầu tư công,… cần có những chuyển biến rõ rệt.

Các chính sách điều hành về tài khóa, tiền tệ cần được tiếp tục phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt và chủ động.

Các tác nhân của thị trường tài chính, vốn, đất đai, lao động, khoa học-công nghệ cần được khuyến khích phát triển và chủ động hơn trong việc tham gia quản trị, xây dựng và phát triển các thị trường, bảo đảm nền kinh tế vận hành theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, năm 2024 là năm nhiều thách thức, nhưng cũng sẽ là năm nhiều cơ hội cho sự bứt phá và chuyển đổi căn bản của nền kinh tế Việt Nam theo hướng linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, hội nhập và bền vững.

Năm 2024 là năm nhiều thách thức, nhưng cũng sẽ là năm nhiều cơ hội cho sự bứt phá và chuyển đổi căn bản của nền kinh tế Việt Nam theo hướng linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, hội nhập và bền vững.