Xuat khau vai may mac sang uc

Doanh nghiệp dệt may cần tăng cường khai thác nguồn vải từ EU và Hàn Quốc để tận dụng hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang EU.

EU- thị trường lớn của dệt may Việt Nam

Dệt may Việt Nam hiện nằm trong Top 3 các nước xuất khẩu dệt may toàn cầu, sau Trung Quốc, Ấn Độ. Trong số các thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam thì EU là thị trường chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2018, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường EU đạt kim ngạch trên 4,133 tỷ USD.

Tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU còn rất lớn. Với dân số 500 triệu người, hàng năm, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD hàng may mặc. Hiện thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU đang bình quân là 9,6%, nhưng tới đây, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực thì thuế suất sẽ giảm dần về 0% (trong vòng 7 năm). Đây thực sự là cơ hội rất lớn đối với dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội lớn tăng xuất khẩu vào thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực thì thách thức cũng không phải nhỏ. Đó là dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nước hiện có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn vào EU như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Campuchia. Cùng với đó, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi đánh vào khâu yếu của dệt may Việt Nam, khi Việt Nam phải nhập đến 80% vải cho may XK, trong đó khoảng 50% từ Trung Quốc, 18% từ Hàn Quốc, 15% từ Đài Loan.

Mặt khác, EU là thị trường đẳng cấp và khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng, với các quy định nghiêm ngặt về lao động, môi trường (quy định REACH). Hơn nữa,  EVFTA có hiệu lực sẽ đồng nghĩa với mở cửa cho hàng hóa của EU vào Việt Nam. Đây là thách thức lớn do doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường.

Tăng cường khai thác nguồn vải từ EU, Hàn Quốc

Tại Hội thảo “Nâng cao năng lực xúc tiến thương mại ngành dệt may" ngày 18/4/2019, ông Trương Văn Cầm- Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA) quy định quy tắc xuất xứ từ vải trở đi. Hiệp định này cũng quy định, hàng dệt may xuất khẩu vào EU sử dụng vải từ các quốc gia có hiệp định thương mại tự do với khối này vẫn được tính có nguồn gốc xuất xứ. Theo đó, doanh nghiệp dệt may trong nước có thể nhập khẩu vải từ Hàn Quốc cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan.

Ông Trương Văn Cầm- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Doanh nghiệp dệt may cần tăng cường khai thác nguồn vải từ EU và Hàn Quốc, nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải trở đi để tăng cường xuất khẩu dệt may vào EU.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ những nội dung liên quan đến ngành dệt may của EVFTA, đặc biệt lộ trình giảm thuế, yêu cầu xuất xứ và chứng nhận xuất xứ, phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật… Đặc biệt là cần phối hợp giữa các doanh nghiệp mạnh đầu tư sản xuất vải, phụ liệu tại các khu công nghiệp dệt may lớn, hình thành chuỗi liên kết xây dựng chuỗi liên kết dệt- may- phụ liệu tại mỗi vùng để đáp ứng yêu cầu xuất xứ.

Tuy nhiên, theo ông Trương Văn Cầm về lâu dài, ngoài việc tìm hiểu kỹ lộ trình giảm thuế, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật, doanh nghiệp dệt may trong nước cần hình thành chuỗi liên kết nội tại, liên doanh với doanh nghiệp đến từ EU để chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn vải. Đặc biệt, hợp tác với các doanh nghiệp trong khối EU trong lĩnh vực xơ sợi tổng hợp, sợi chất lượng cao để phát triển được nguồn vải trong nước.

Nguồn: Báo Chất lượng Việt Nam
 

Xuat khau vai may mac sang uc

Trong số các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia thì Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng sẽ mở thêm trang mới cho ngành dệt may Việt Nam với 3 thị trường hàng đầu gồm Canada, Mexico và Australia.

Riêng Australia - một nền kinh tế phát triển thuộc nhóm G20, với dân số 25 triệu người; nhu cầu người tiêu dùng tiếp tục tăng cùng với sự gia tăng dân số cơ học do hiện tượng nhập cư; với thu nhập bình quân đầu người đã đạt khoảng 55.000 USD/năm - được đánh giá là thị trường có sức mua lớn.

Theo khảo sát của Nhà tổ chức Triển lãm và Hội thảo quốc tế IEC (thuộc Tập đoàn Tư vấn SEAM), Việt Nam là một trong những điểm đến sản xuất nhận được sự quan tâm hàng đầu của thị trường Australia cả về xếp hạng giá trị lẫn xếp hạng nhà cung ứng.

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Australia cũng đang muốn đa dạng hóa đầu vào, giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa từ Trung Quốc. Do đó, Việt Nam đã trở thành lựa chọn khả thi nhờ vị trí địa lý có thể mang đến lợi thế về thời gian vận chuyển thương mại.

Thế nhưng năm 2017 vừa qua, trong khi Australia nhập khẩu đến 9,32 tỷ USD các sản phẩm dệt may từ khắp thế giới thì tổng giá trị hàng dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường này chỉ mới chạm mốc 173 triệu USD.

Với các doanh nghiệp nói chung, cơ hội đầu tiên từ CPTPP là kỳ vọng sẽ được giảm mạnh thuế nhập khẩu. Nhưng có dễ dàng cho đại đa số doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng cơ hội này hay không vì liên quan đến nhiều "công đoạn": Quy tắc xuất xứ, tức đảm bảo nguyên liệu đầu vào "từ sợi trở đi" phải có xuất xứ từ các nước thành viên trong khối; các cam kết về lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội.

Nếu không đáp ứng được những tiêu chuẩn này, khi đối tác sang kiểm tra nhà máy thì chúng ta cũng không tận dụng được ưu đãi. Điều này càng trở thành khó khăn lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hơn ai hết, những người đứng đầu Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) hiểu rất rõ những thách thức về áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp thành viên đang đối mặt khi muốn xuất hàng đi Australia (vốn liếng ít ỏi, trình độ quản lý còn yếu…) trước làn sóng doanh nghiệp nước ngoài đang ào ạt tiến vào Việt Nam để đón đầu CPTPP…

"Hầu hết doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới chỉ kết nối được với những người làm thương mại trung gian chứ chưa thể trực tiếp gặp các nhà phân phối nên hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm còn rất thấp", Phó Tổng Thư ký VITAS Nguyễn Thị Tuyết Mai trăn trở.

TS. Trần Văn Quyến, chuyên gia tư vấn từ Woolmark (tổ chức chuyên hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường len lông cừu), còn cho hay người mua từ Australia đặt đơn hàng nhỏ thì doanh nghiệp lớn của ta lại không "mặn mà" nhưng điều trớ trêu là nếu họ mang đơn hàng nhỏ sang doanh nghiệp nhỏ thì nhóm này lại không thể đáp ứng được các chứng chỉ tin cậy, cả về chất lượng lẫn trách nhiệm xã hội. "Nhiều doanh nghiệp nhỏ Việt Nam thậm chí còn không có cả website", ông Quyến nói thêm và mong rằng nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải "khẩn trương nâng cấp chính mình".

Ngoài ra, tại Australia có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành lập mới, nhất là trong lĩnh vực chuyên về thiết kế sản phẩm. Đây là cơ hội rất phù hợp cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong việc bắt tay với họ để hoàn chỉnh chuỗi cung ứng. Nhưng "cái khó ở chỗ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam lại mới chỉ rành gia công mà chưa thạo làm hàng FOB - tức tự tìm kiếm nguyên phụ liệu về sản xuất và bán hàng", vì thế phải chú ý hơn khía cạnh này, ông Quyến gợi ý.

Mặc dù thời kỳ doanh nghiệp "chỉ ngồi một chỗ chờ khách tới mua hàng" đã qua, nhưng ông Rajesh Bahl đến từ Hãng tư vấn SEAM cho rằng đang có một hiện tượng thú vị khi "các doanh nghiệp Ấn Độ chính là người đang chào hàng dệt may Việt Nam tại Australia". Điều này cho thấy doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ ở khâu quảng bá và xúc tiến thương mại mỗi khi "đem chuông đi đánh xứ người".