Xét nghiệm kết quả âm tính là gì

Về mặt khái niệm, nếu xét nghiệm tốt nhất cho một căn bệnh nặng có LR + thấp và TT cao, thì có thể hiểu rằng một kết quả xét nghiệm dương tính có thể không làm tăng xác suất sau test trên TT ở bệnh nhân có tỷ lệ trước test thấp nhưng đáng lo ngại (có lẽ rơi vào khoảng 10% hoặc 20%).

Vấn đề có thể được giải quyết theo toán học (tỷ lệ trước test × LR = tỷ lệ sau test) hoặc trực quan hơn bằng cách sử dụng toán đồ Fagan. Toán đồ Fagan được sử dụng để quyết định cần phải xét nghiệm hay không

Xét nghiệm kết quả âm tính là gì
Trên toán đồ, một đường nối ngưỡng điều trị (25%) trên đường xác suất sau test qua LR+ (2,0) cắt đường LR giữa tại một xác suất trước test khoảng 0,14. Rõ ràng, một xét nghiệm dương tính ở bệnh nhân có bất kỳ xác suất trưoc test < 14% vẫn sẽ dẫn đến một xác suất sau test thấp hơn ngưỡng điều trị. Trong trường hợp này, siêu âm tim sẽ vô dụng vì ngay cả kết quả dương tính sẽ không dẫn đến quyết định điều trị; do đó, 14% xác suất thử nghiệm là ngưỡng xét nghiệm cho xét nghiệm này Mô tả ngưỡng xét nghiệm và điều trị.
Xét nghiệm kết quả âm tính là gì
. Một thử nghiệm với một LR khác+ sẽ có một ngưỡng thử nghiệm khác.

Trong ví dụ này, bệnh nhân được cho là có ngưỡng điều trị (TT) là 25% đối với nhồi máu cơ tim cấp. Khi xác suất của MI vượt quá 25%, liệu pháp tiêu huyết khối được đưa ra. Các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng toán đồ Fagan để quyết định có nên làm siêu âm tim nhanh trước khi điều trị tiêu huyết khối. Giả sử rằng siêu âm tim có độ nhạy giả định là 60% và đặc hiệu là 70% đối với bệnh nhồi máu mới, tỷ lệ phần trăm tương ứng với tỷ suất có thể xảy ra (LR) của kết quả xét nghiệm dương tính (LR+) của 60/(100 70) = 2. Một đường kết nối TT 25% trên đường xác suất sau khi thử nghiệm với LR+ (2,0) trên đường LR giữa có một xác suất trước khi thử nghiệm khoảng 0,14. Một kết quả xét nghiệm dương tính ở bệnh nhân có xác suất trước khi thử nghiệm < 14% vẫn tạo ra một xác suất sau khi thử nghiệm ít hơn TT.

Theo Fagan TJ. Thư: Toán đồ định lý Bayes. New England Journal of Medicine 293:257, 1975.

Đường ngang thể hiện xác suất sau test.

Ví dụ này xem xét một xét nghiệm không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nếu xét nghiệm có những nguy cơ nghiêm trọng (ví dụ như đặt catheter), ngưỡng xét nghiệm phải cao hơn; có thể thực hiện tính toán định lượng nhưng phương pháp này khá phức tạp. Do đó, giảm độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm hoặc tăng nguy cơ của nó sẽ giúp thu hẹp phạm vi xác suất của bệnh tới ngưỡng xét nghiệm là chiến lược tốt nhất. Cải thiện khả năng chẩn đoán phân biệt hoặc giảm nguy cơ của xét nghiệm sẽ mở rộng phạm vi xác suất tới ngưỡng xét nghiệm là chiến lược tốt nhất.

Một ngoại lệ có thể xảy ra đối với việc không làm xét nghiệm, đó là khi xác suất trước test dưới ngưỡng xét nghiệm (nhưng vẫn đáng lo ngại), có thể là nếu kết quả test âm tính có thể giảmxác suất sau thử nghiệm dưới ngưỡng mà tại đó có thể cân nhắc chẩn đoán loại trừ bệnh. Sự xác định này đòi hỏi một sự đánh giá chủ quan về mức độ chắc chắn cần thiết khi kết luận rằng bệnh có thể bị loại trừ, và bởi có xác suất thấp, cần đặc biệt chú ý đến bất kỳ nguy cơ nào của xét nghiệm.

Thuật ngữ xét nghiệm âm tính và xét nghiệm dương tính có lẽ đã không quá xa lạ với người thăm khám bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác và thường có sự nhầm lẫn giữa âm tính và dương tính. Vậy thực tế, những kết quả xét nghiệm này là gì? Âm tính thì mới có bệnh hay dương tính thì mới có bệnh?

1. Những vấn đề xoay quanh xét nghiệm kết quả âm tính

1.1. Xét nghiệm âm tính là gì?

Thực chất “Âm tính” là một thuật ngữ thường được sử dụng trong y khoa hiện đại, nhằm mục đích chỉ ra kết quả của một xét nghiệm nào đó mà người bệnh vừa thực hiện. Nếu xét nghiệm cho ra kết quả âm tính có nghĩa là người xét nghiệm không mắc bệnh tại thời điểm làm xét nghiệm. Ngược lại, nếu kết quả là dương tính thì khả năng mắc bệnh là rất lớn.

Ngoài ra, âm tính còn được hiểu là việc không phát hiện ra các yếu tố gây nên tình trạng bệnh. Còn dương tính là sự cảnh báo nguy cơ bị mắc bệnh, bị phơi nhiễm bệnh hoặc đã mắc bệnh.

Tuy nhiên các khái niệm trên thường được dùng để chỉ kết quả xét nghiệm mang tính chất định tính. Bởi vì trong một số trường hợp ý nghĩa âm hay dương tính còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà người bệnh đã thực hiện. Ví dụ khi bạn thực hiện xét nghiệm xem là mình có thai hay không, nếu kết quả dương tính nghĩa là bạn đã có thai, ngoại trừ một số trường hợp ngoài ý muốn.

1.2. Làm rõ quan niệm sai lầm về xét nghiệm âm tính và dương tính

Rất nhiều người đã nhầm lẫn kết quả xét nghiệm dương tính là “tích cực”, còn kết quả âm tính là “tiêu cực”. Tuy nhiên, sự thực là hoàn toàn ngược lại. Cụ thể:

– Kết quả âm tính: là không phát hiện thấy chất gây bệnh hay yếu tố nguy cơ với thể trạng sức khỏe hiện tại của người đi thăm khám (dấu hiệu cần tìm là không có hoặc rất thấp dưới ngưỡng quy định).

– Kết quả dương tính: là có nguy cơ bị mắc bệnh, đã tiếp xúc hay bị phơi nhiễm nguồn gây bệnh trong quá khứ (tìm thấy dấu hiệu hoặc vượt quá ngưỡng đã quy định).

Ví dụ: Một người đi xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B mà nhận được kết quả là Âm tính thì người đó hoàn toàn không có bệnh, ngược lại nếu kết quả xét nghiệm Dương tính tức là người đó đã mắc bệnh. Tương tự, đối với một số bệnh khác như: tiểu đường, đau dạ dày, vô sinh, HBsAg, HIV cũng vậy. Do đó, sau khi hiểu được 2 thuật ngữ này, bạn hoàn toàn có thể tự đọc được kết quả xét nghiệm của mình.

Xét nghiệm kết quả âm tính là gì

Người thăm khám cần nắm rõ kết quả xét nghiệm của mình để biết được tình trạng bệnh

Khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm mới, nhất là với những xét nghiệm định tính và bán định lượng, người quản lý Phòng xét nghiệm thường sẽ quan tâm đến các chỉ số như: Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp xét nghiệm. Trong đó, có hai khái niệm cần biết là Dương tính giả và âm tính giả.

2.1. Thế nào là âm tính giả và dương tính giả

Độ nhạy của xét nghiệm đó là tỷ lệ của những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm là dương tính trong toàn bộ trường hợp mắc bệnh. Công thức để tính độ nhạy cụ thể như sau:

Độ nhạy = Số dương tính thật/ (số dương tính thật + số âm tính giả)

Độ đặc hiệu của xét nghiệm là tỷ lệ các trường hợp thực sự không mắc bệnh và có kết quả xét nghiệm là âm tính trong toàn bộ các trường hợp không bị bệnh. Độ đặc hiệu được tính theo công thức cụ thể như sau:

Độ đặc hiệu = Số trường hợp âm tính thật/ (số trường hợp âm tính thật + số trường hợp dương tính giả)

Khi đề cập đến độ nhạy và độ đặc hiệu thì 2 vấn đề được quan tâm đó chính là kết quả dương tính giả và âm tính giả:

– Dương tính giả là kết quả xét nghiệm Dương tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự không mắc bệnh.

– Âm tính giả là xét nghiệm kết quả Âm tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự đang mắc bệnh.

Như vậy, âm tính giả hay dương tính giả là tình trạng kết quả xét nghiệm thu được không chính xác với tình trạng bệnh của người đi thăm khám.

Xét nghiệm kết quả âm tính là gì

Độ nhạy và độ đặc hiệu là vấn đề cần quan tâm khi thực hiện xét nghiệm

2.2. Làm thế nào phát hiện trường hợp dương tính giả và âm tính giả?

Trong quá trình thăm khám, một số nguyên tắc cần tuân thủ để phát hiện kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc âm tính giả như sau:

– Kiểm tra/đối chiếu với tiền sử bệnh lý, triệu chứng lâm sàng của người bệnh để xem có phù hợp không khi đã có kết quả xét nghiệm (bác sĩ thực hiện biện luận kết quả xét nghiệm).

– Nếu không phù hợp sẽ nhiều khả năng cho ra đó là kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả.

– Khi thấy triệu chứng lâm sàng/tiền sử bệnh lý không phù hợp với kết quả xét nghiệm, bác sĩ cần phải trao đổi với khoa xét nghiệm để tiến hành kiểm tra lại kết quả, phân tích nguyên nhân và nếu cần sẽ thực hiện xét nghiệm lại. Ví dụ: Nếu không chắc chắn với kết quả xét nghiệm HIV, bác sĩ có thể chỉ định bạn kiểm tra lại sau khoảng 1-3 tháng để cho ra kết quả chính xác.

Xét nghiệm kết quả âm tính là gì

Trong quá trình thăm khám, có một số nguyên tắc cần tuân thủ để phát hiện kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc âm tính giả

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kết quả trong xét nghiệm máu. Bạn nên lưu ý rằng, để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình thì cần phải tiến hành kết hợp nhiều phương pháp thăm khám với nhau, bên cạn thực hiện xét nghiệm máu. Hiện nay, tại nhiều bệnh viện uy tín đã xây dựng nên các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư để hỗ trợ người dân được thăm khám một cách chi tiết và toàn diện nhất. Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thăm khám bạn nhé!