Vùng vành đai lửa nằm ở đâu trên trái đất

Vì sao gọi là "vành đai lửa" Thái Bình Dương? 

Giống như trận động đất mới đây ở New Zealand, hay như trận động đất mạnh 8,8 độ richter hồi năm ngoái ở Chile với hàng trăm người chết và trận sóng thần khiếp sợ năm 2004 với hơn 250.000 người thiệt mạng, trận động đất ở Nhật Bản hôm 11/3 là kết quả của những đợt dịch chuyển địa chất khổng lồ xung quanh “Vành đai lửa” Thái Bình Dương. 

Vùng vành đai lửa nằm ở đâu trên trái đất
Vành đai lửa Thái Bình Dương

“Vành đai lửa” này là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa. Nó đi qua quần đảo Samoa, Indonesia và cả Peru. 

Động đất là một hiện tượng không còn xa lạ đối với chúng ta: Trên toàn bộ hành tinh, mỗi năm có khoảng 19,4 trận động đất trên 7 độ Richter từ năm 1900. (tuy nhiên, trong năm 2005 chỉ có 11 trận). …Các trận động đất lớn xảy ra một cách ngẫu nhiên, khó dự đoán và dường như chẳng liên quan đến nhau. Và sự thật là khi các trận động đất xảy ra thì con người hoàn toàn chẳng thể làm gì để ngăn chặn được chúng. 

Sức mạnh của các trận động đất cũng kinh khủng và đáng sợ hơn bất kỳ thứ gì mà con người có thể khuất phục được. Vì thế, không phải là ngoa khi nói rằng động đất là một trong những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm nhất đối với loài người. 

Theo nhà nghiên cứu Paul Tapponnier thuộc Viện Vật lý địa cầu Paris (IPGP), hầu như tất cả các đường rạn nứt lớn mà chúng ta biết đến đều hoạt động giống nhau, tương tự như một chiếc áo cài khuy. Khi áp lực quá lớn xảy ra ở đâu thì chiếc khuy ở đó bung ra, sau đó lan rộng tới các khu vực khác và những chiếc khuy khác cũng lần lượt bung ra.

Ông giải thích: “Một đường rạn nứt có thể không chuyển động trong nhiều thế kỷ nhưng cũng có thể chỉ sau vài năm hoặc vài chục năm nó lại hoạt động”.

Xung quanh vùng Thái Bình Dương, các nhà nghiên cứu về động đất đang chờ đợi những đợt chấn động có sức công phá ghê gớm tại những khu vực được coi là “lỗ hổng có tính hệ thống” như: Chili, Alaska, California, khu vực Tokyo, New Zeland, ngoài khơi đảo Sumatra (Indonesia). 

Trận động đất tại Nhật Bản ngày 11/3 mạnh đến mức nào? 

Sức mạnh tổng lực phát ra từ trận động đất mạnh gần 9 độ richter ở Nhật Bản ngày 11/3 tương đương với sức nổ của 6,7 nghìn tỉ khối lượng chất nổ TNT và gấp khoảng 1.000 lần sức hủy diệt của tất cả vũ khí hạt nhân của thế giới cộng lại. Chỉ với những phép so sánh đơn giản như trên, người ta có thể thấy được sức mạnh kinh sợ của trận động đất vừa xảy ra ở Nhật Bản. 

Vùng vành đai lửa nằm ở đâu trên trái đất
Một đống xe hơi chuẩn bị xuất khẩu bị sóng thần đẩy chất đống tại cảng Tokai quận Ibaraki.

Vùng vành đai lửa nằm ở đâu trên trái đất
Giao thông bị chia cắt, nước vẫn bao phủ khắp nơi

Tâm chấn của trận động đất này nằm ở ngoài khơi Nhật Bản nên sau trận động đất đã xảy ra sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp. Đây là nguyên nhân gây ra thương vong lớn hơn nhiều so với động đất. Điều này đã nhắc nhở chúng ta một thực tế rằng, những trận động đất xảy ra dưới biển có thể có sức mạnh hủy diệt đáng sợ hơn rất nhiều so với những trận động đất xảy ra trên mặt đất.

Trận động đất này còn làm hòn đảo chính của Nhật dịch chuyển gần 2,5m và trục nghiêng của Trái đất bị xô lệch 10cm, CNN đưa thông tin ghi nhận của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) và Viện Vật lý và Động đất Quốc gia Ý.  

Các trận động đất thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản vì đây là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn tích cực nhất. 20% các trận động đất mạnh từ 6,0 độ richter trở lên xảy ra trên thế giới là ở Nhật Bản.

Nhật Bản là nơi “gặp gỡ” của nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau như mảng Thái Bình Dương, Á-Âu, Bắc Mỹ, Philippine. Đây là lý do khiến vì sao lại có quá nhiều núi lửa và suối nước nóng ở trên khắp đất nước Nhật Bản. Và với việc nằm ngay trên Vành đai lửa Thái Bình Dương nên mỗi thế kỷ, Nhật Bản đều phải hứng chịu một vài trận động đất mạnh có sức tàn phá kinh hoàng. 

Trong lịch sử của mình, đất nước mặt trời mọc đã phải trải qua khoảng 200 trận động đất kèm theo sóng thần diễn ra bên dưới hoặc ngay sát biển Thái Bình Dương. Trước trận động đất tồi tệ này, Nhật Bản đã từng hứng chịu một trận động đất mạnh 8,3 độ richter tại Kanto giết chết 143.000 người vào năm 1923.

Hồi tháng 10/2004, một trận động đất mạnh 6,8 đã tấn công vào khu vực Niigata ở phía bắc Nhật Bản, giết chết 65 người và làm bị thương hơn 3.000 người. Trận động đất gây nhiều người chết nhất ở Nhật Bản xảy ra ở thành phố Kobe, năm 1995 với hơn 6.400 người thiệt mạng. 

Như Quỳnh

Vanh dai lua anh 1

Độ cao lớn nhất của sóng thần từng được ghi nhận là bao nhiêu?

  • 55 m
  • 65 m
  • 75 m
  • 85 m

Theo sách 500 bách khoa tri thức Trái Đất của NXB Hồng Đức, sóng thần cao nhất từng được ghi nhận là 85 m, trên đảo Ishigaki (một phần của Okinawa ngày nay) sau một trận động đất xảy ra ngoài khơi Nhật Bản năm 1771, gây thiệt hại khoảng 12.000 người. Ảnh: El Universal.

Vanh dai lua anh 2

Nguyên nhân gây ra sóng thần?

  • Động đất
  • Núi lửa
  • Sạt lở đất
  • Tất cả phương án trên đều đúng

Nguyên nhân gây ra sóng thần là các trận động đất dưới nước, sạt lở đất, núi lửa phun trào, hoặc kết quả từ một thiên thạch khổng lồ tác động đến đại dương. Các chấn động này di chuyển xuyên qua dòng nước khiến chúng tăng tốc độ và cường độ, gây ra sóng lớn. Ảnh: DoSomething.org.

Vanh dai lua anh 3

“Vành đai lửa” nằm ở đâu?

  • Bắc Thái Bình Dương
  • Nam Thái Bình Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Đại Tây Dương

Bắc Thái Bình Dương có một khu vực hoạt động kiến tạo rất tích cực, được gọi là "vành đai lửa". Đây là một khu vực hình móng ngựa có nhiều trận động đất và núi lửa hoạt động thường xuyên dưới nước. Ảnh: The Mirror.

Vanh dai lua anh 4

Khu vực "vành đai lửa" chứng kiến bao nhiêu trận sóng thần của thế giới?

  • 60%
  • 70%
  • 80%
  • 90%

Ở "vành đai lửa" thường xuyên có nhiều trận động đất và núi lửa hoạt động. Khu vực này chứng kiến khoảng 80% số sóng thần của thế giới. Ảnh: Pinterest.

Vanh dai lua anh 5

Có bao nhiêu núi lửa ở "vành đai lửa"?

  • 352
  • 452
  • 552
  • 652

Khu vực "vành đai lửa" là vùng dễ bị động đất nhất. 80% các trận động đất của hành tinh xảy ra ở đây. Nơi đây có 452 núi lửa, bao gồm hơn 75% tổng núi lửa hoạt động và không hoạt động của thế giới. Ảnh: National Geographic Society.

Vanh dai lua anh 6

Trận động đất từng được ghi nhận lớn nhất thế giới ở đâu?

  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Hoa Kỳ
  • Chile

Ngày 22/5/1960, trận động đất được ghi nhận lớn nhất thế giới xảy ra ở ở Chile với cường độ 9,5 độ richter. Ảnh: Owlcation.

Sa mạc nào lớn nhất thế giới?

Theo sách "500 bách khoa tri thức Trái Đất" của NXB Hồng Đức, sa mạc thường được miêu tả là vùng đất khô hạn, cằn cỗi và hoang vắng.