Viêm tuyến lệ và cách điều trị

Triệu chứng viêm túi lệ khác nhau ở từng người bệnh, tùy vào phân loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Các biểu hiện của viêm túi lệ cấp tính bao gồm:

  • Có cảm giác đau, nóng, sưng đỏ ở vùng túi lệ (gần khóe mắt trong). Tình trạng đau nhức có thể tăng lên khi liếc mắt
  • Chảy nước mắt sống, có kèm chảy mủ hoặc không
  • Sốt

Trong trường hợp nặng, viêm túi lệ cấp tính có thể gây áp xe túi lệ, rò mủ ra ngoài da hoặc dẫn đến các biến chứng nặng nề khác.

Trong khi đó, các triệu chứng mãn tính thường ít nghiêm trọng hơn và không có xu hướng xuất hiện đột ngột như trường hợp cấp tính. Người bệnh có thể bị khó chịu ở khóe mắt trong thời gian dài, hay chảy nước mắt và tiết gỉ mắt nhưng không bị sốt và sưng túi lệ.

Chẩn đoán tình trạng viêm

So với các căn bệnh về mắt khác, chẩn đoán túi lệ bị viêm được tiến hành tương đối đơn giản. Sau khi xem xét bệnh sử, bác sĩ sẽ quan sát các biểu hiện bên ngoài của mắt, chẳng hạn như sưng hoặc đỏ mắt. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể ấn vào túi lệ để xem có hiện tượng tụ mủ hay không. Nếu có mủ chảy ra, bác sĩ sẽ lấy mẫu mủ và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra loại vi khuẩn có trong mẫu.

Viêm tuyến lệ và cách điều trị

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng một phương pháp “dye disappearance test” để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ cho một loại thuốc nhuộm đặc biệt (thường có màu vàng) vào góc mắt của người bệnh. Nếu mắt khỏe mạnh bình thường, thuốc nhuộm sẽ nhanh chóng biến mất sau vài phút. Ngược lại, nếu lệ đạo có hiện tượng tắc nghẽn, thuốc nhuộm sẽ tồn tại trong thời gian lâu hơn. Không chỉ giúp kiểm tra tình trạng tắc nghẽn ở lệ đạo, thử nghiệm này còn giúp bác sĩ xác định chính xác lệ đạo bị tắc nghẽn một phần hay toàn bộ.

Một số biểu hiện của viêm túi lệ dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh về mắt khác. Do đó, trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm các biểu hiện để phân biệt với tình trạng viêm kết mạc, u túi lệ hoặc áp xe túi lệ.

Biến chứng của tình trạng viêm

Viêm túi lệ cấp tính có thể phát triển thành mãn tính nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh, tình trạng viêm có thể lan vào hốc mắt, gây ra các vấn đề nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như:

Điều trị viêm túi lệ

Phương pháp điều trị chính cho trường hợp viêm cấp tính là sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm thuốc qua tĩnh mạch (IV). Ngoài thuốc kháng sinh, bạn có thể được cho dùng các loại thuốc giảm phù nề và thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng do tắc nghẽn lệ đạo gây ra.

Với trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ day nắn vào vùng túi lệ kết hợp với kháng sinh dạng thuốc nhỏ mắt trị viêm túi lệ. Nếu không hiệu quả mới rửa và thông lệ đạo.

Đối với các trường hợp viêm mãn tính, người bệnh sẽ cần thực hiện thủ thuật thông lệ đạo. Thủ thuật này giúp giải phóng chỗ tắc ở ống lệ mũi, khôi phục đường lưu thông của nước mắt, giúp dịch mủ không còn ứ đọng và gây viêm. Sau thủ thuật này mà tình trạng viêm vẫn không dứt thì cần cắt bỏ túi lệ.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm và cần được can thiệp sớm bằng các biện pháp y tế chuyên khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi có các biểu hiện của bệnh.

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo, là bệnh lý thường xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.

Cấu tạo tuyến lệ:

  • Tuyến lệ  nằm bên trong ở góc trên, bên ngoài của mỗi mắt.

  • Gồm 2 loại: Tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Tuyến lệ chính nằm giữa hố lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu, gồm 2 phần: Một phần tuyến lệ hốc và một phần tuyến lệ mi. Tuyến lệ phụ gồm rất nhiều tuyến nhỏ, nằm dưới kết mạc.

  • Tuyến này có vai trò cung cấp nước mắt để giữ ẩm và bôi trơn cho bề mặt của mắt và màng của mí mắt. Nước mắt còn giúp giảm ma sát và loại bỏ bụi và mảnh vụn ra khỏi mắt để tránh nhiễm trùng.

Bình thường, nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ nằm phía trên của mỗi bên mắt, sau đó thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới và tiếp tục chảy qua hai lệ quản nằm trong mí mắt để vào đến túi lệ ở mặt bên sống mũi, rồi được dẫn xuống mũi thông qua ống lệ mũi. Tại đây, nước mắt sẽ bốc hơi hoặc được tái hấp thu.

Khoảng 20% trẻ em bị tắc tuyến lệ bẩm sinh, hầu hết tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Tắc tuyến lệ ở người lớn thường xảy ra khi bệnh nhân bị các nhiễm trùng tại mắt, tình trạng sưng nề, chấn thương hoặc khối u.

Bệnh lý tắc tuyến lệ xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Tắc nghẽn tuyến lệ bẩm sinh: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do các hệ thống thoát nước mắt của trẻ có thể không phát triển đầy đủ hoặc có một ống bất thường.

  • Liên quan đến tuổi tác: Những người lớn tuổi thường dễ bị tắc tuyến lệ do các lỗ nhỏ dẫn lưu nước mắt có thể bị thu hẹp lại và gây ra tình trạng tắc nghẽn.

  • Mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm: Tình trạng nhiễm trùng mãn tính, viêm mắt, có thể làm cho hệ thống dẫn lưu nước mắt hoặc mũi bị tắc. Viêm xoang mạn tính là trường hợp điển hình, nó có thể kích thích các mô trong cơ thể hình thành sẹo và làm tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước mắt.

  • Sự phát triển bất thường của hộp sọ và khuôn mặt hay còn gọi là craniofacial bất thường. Hội chứng Down là một craniofacial bất thường , làm tăng khả năng tắc nghẽn của ống dẫn nước mắt.

  • Bệnh nhân bị các chấn thương gần mũi hoặc tại mũi như bị gãy mũi và mô sẹo có thể làm tắc ống dẫn nước mắt, nếu không xử lý kịp thời thì khả năng bị bệnh tắc tuyến lệ rất cao.

  • Các khối u: Có nhiều khối u gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến lệ trong đó có U nang hoặc sỏi.

  • Polyp mũi: là mẩu thịt thừa hình thành từ niêm mạc mũi ở những người bị viêm mũi dị ứng trong xoang mũi,  chèn ép hệ thống dẫn lưu nước mắt gây tắc tuyến lệ.

  • Tác dụng phụ của một số thuốc hóa trị và phương pháp xạ trị ung thư có thể gây tắc tuyến lệ ở bệnh nhân bị ung thư.

  • Dấu hiệu tắc tuyến lệ dễ nhận thấy nhất khi bị tắc tuyến lệ là nước mắt chảy liên tục không ngừng lại được mặc dù  cơ thể không bị tác động bất kỳ cảm xúc nào. Triệu chứng này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt, làm tái phát những bệnh viêm mắt và nhiễm trùng mắt.

  • Ngoài triệu chứng chảy nước mắt không kiểm soát được, còn có các triệu chứng khác để nhận biết bệnh tắc tuyến lệ: Mắt thường xuyên bị chảy mủ, thị lực mờ dần, mắt bị đỏ ở tròng trắng và thường bị sưng đau ở gần góc trong của mắt.

  • Bệnh nhân khi mắc bệnh tắc tuyến lệ, vi khuẩn sẽ mắc kẹt ở trong túi lệ mũi, do vậy khả năng gây nên tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao. Những dấu hiệu cho biết tình trạng nhiễm trùng đã diễn ra gồm có: Trên lông mi thường bị đóng váng, mắt bị mờ và chảy mủ, nước mắt có thể bị nhuốm máu, một số trường hợp có thể bị sốt.

Khi gặp những triệu chứng bất thường trên cần phải nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc trung tâm Y tế để các bác sĩ thăm khám và trao đổi về phương pháp điều trị bệnh dứt điểm bệnh lý này.

Đối với tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh, không có cách nào để phòng ngừa, tuy nhiên bệnh lý này sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ nặng cần chỉ định thông tuyến lệ cho trẻ.

Để phòng ngừa bệnh lý tắc tuyến lệ ở bệnh nhân có mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm, cần điều trị kịp thời, hiệu quả tình trạng viêm, nhiễm trùng mắt ở các bệnh nhân này.

Tốt nhất nên phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt trẻ em bằng cách:

  • Hạn chế, tốt nhất là nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân đang bị viêm kết mạc.

  • Thường xuyên rửa tay sạch và kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Khi có cảm giác ngứa mắt hay xốn mắt, không nên dụi hay chà mắt.

  • Không nên dùng chung mỹ phẩm hay các dụng cụ trang điểm với người khác đặc biệt là các loại bút kẻ mắt và thuốc bôi mi.

  • Đối tượng thường đeo kính áp tròng cần giữ ống kính sạch sẽ theo các chỉ dẫn được cung cấp bởi các nhà sản xuất và chuyên gia chăm sóc mắt.

  • Tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây kích ứng đường mũi đặc biệt là trẻ em, làm cho bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ em thêm trầm trọng và tình trạng nhiễm khuẩn ngày một nặng hơn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, đối tượng mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các biện pháp điều trị bệnh lý tắc tuyến lệ khác nhau. Tùy vào mỗi bệnh nhân sẽ áp dụng được phương pháp điều trị bệnh khác nhau.

  • Đối với trẻ sơ sinh bị mắc bệnh lý tắc tuyến lệ bẩm sinh: Không cần điều trị có thể tự khỏi sau khi trẻ  được 1 tuổi, nếu hệ thống ống dẫn lưu nước mắt vẫn bị tắc khi trẻ được 1 tuổi, cho trẻ sử dụng một kỹ thuật massage đặc biệt để giúp mở các màng, nên massage 2 - 4 lần một ngày nhằm giúp được thông thoáng hơn.

  • Đối với bệnh nhân bị tắc tuyến lệ do chấn thương ở vùng mặt: các bác sĩ sẽ đợi khoảng vài tháng để xem tình trạng bệnh có được cải thiện không sau khi vết thương.

  • Thường xuyên thăm khám và vệ sinh mắt mỗi ngày.

  • Đặt luồn ống thông/ stent: phương pháp này sử dụng các ống nhỏ silicone hoặc polyurethane để mở các tắc nghẽn thu hẹp trong phạm vi hệ thống ống nước mắt và trước khi tiến hành đặt luồn ống/ stent này cần gây tê cho bệnh nhân.

  • Giãn thông qua ống thông bóng: Phương pháp này sử dụng để mở các đoạn thu hẹp hoặc bị chặn bởi sẹo, viêm và các nguyên nhân khác. Đối tượng được chỉ định sử dụng phương pháp này là các trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi hay người trưởng thành mắc bệnh tắc tuyến lệ một phần.

  • Phẫu thuật mở túi lệ xuống đến tận mũi:chỉ định cho  người lớn và trẻ lớn bị chống chỉ định ống thông, ngoài ra nó còn được chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi với ống dẫn nước mắt bị tật bẩm sinh khi đã sử dụng các phương pháp khác mà không có hiệu quả. Phẫu thuật  nhằm giúp mở lối loát nước mắt vào mũi.

  • Nội soi: phương pháp này có nhiều ưu điểm như không có vết mổ, vết sẹo, và quá trình hồi phục thường là nhanh hơn và dễ dàng hơn, tuy nhiên nó cũng có mặt hạn chế như tỷ lệ thành công không cao như với các thuật mổ mở và đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật được đào tạo chuyên môn cao.  

  • Sau khi phẫu thuật thành công mở ống dẫn nước mắt, cần dùng một loại thuốc xịt mũi để phòng quá trình viêm nhiễm sau phẫu thuật, xịt 2 - 3 lần một ngày trong 2 - 3 tuần sau thủ thuật.