Vì sao vào mùa đông, quần áo lại dính

Tính cơ năng của vật [Vật lý - Lớp 10]

4 trả lời

Gió ở cấp nào thì gọi là gió bão? [Vật lý - Lớp 7]

5 trả lời

Vào mùa đông, khi thời tiết giá lạnh và hanh khô, nhiều người thường lo sợ khi đột nhiên thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, bật công tắc đèn, hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, thậm chí chạm vào nhau cũng "giật"...

Theo các chuyên gia, hiện tượng này có tên là hiện tượng tĩnh điện. Và việc bạn bị "giật điện" kia là vì bạn bị giật tĩnh điện.

Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao.

Hiện tượng tĩnh điện xảy ra mạnh mẽ nhất vào mùa đông do một nguyên nhân vô cùng đơn giản, đó chính là độ ẩm trong không khí. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp nên rất dễ xảy ra hiện tượng này. Cơ thể người hay động thực vật cũng là một bộ máy điện hóa đặc biệt. Chính vì vậy mà mọi tế bào đều có thể là một cỗ máy sản sinh điện năng siêu nhỏ. Ở người vào mùa đông khi xảy ra sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc, kéo giãn quần áo hoặc nhiều các hành động cọ xát khác.

Những ảnh hưởng của tĩnh điện rất quen thuộc với cuộc sống thường ngày vì hầu hết mọi người đều có thể cảm thấy, nghe thấy và nhìn thấy các tia lửa điện khi một điện tích thừa bị trung hòa khi ở gần một vật dẫn lớn [ví dụ như dây nối đất].

Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác.

Cơ thể người còn là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó. Đó cũng là lý do vì sao khi bạn vô tình chạm tay vào nắm cửa bằng kinh loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Tóc cũng dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông. Bạn có thể thấy vào mùa đông, mỗi lần bỏ mũ hoặc cởi áo len, áo khoác ra, sẽ thấy những tiếng nổ tanh tách, hay tóc sẽ dựng đứng lên.

Nguyên nhân là do tóc có cấu tạo giống như móng tay, nên khi bị hư tổn, tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi do điều kiện khô hanh, sẽ khiến cho tóc dễ sinh ra tĩnh điện, hoặc ma sát với lược chải, quần áo len…

Hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông: Làm sao để phòng tránh?

Tĩnh điện thường xảy ra vào lúc trời lạnh khi không khí rất khô. Nếu nguyên nhân chính là độ ẩm trong không khí thấp, thì hãy gia tăng độ ẩm trong không khí xung quanh bạn.

Theo giới nghiên cứu, nước là một chất dẫn điện tốt. Độ ẩm trong không khí sẽ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều, gây nên hiện tượng tĩnh điện.

Bạn nên đặt một máy tạo độ ẩm trong nhà vào mùa đông. Độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ giúp giảm bớt điện tích dư, nên sự "phóng điện" sẽ trở nên khó hơn. Nhờ vậy, hiện tượng tĩnh điện gần như sẽ không thể xảy ra.

Mặc dù thông thường không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nào nhưng tĩnh điện có thể gây phiền toái, thậm chí nguy hiểm. Năng lượng làm tóc bạn dựng đứng cũng có thể làm hỏng đồ điện tử, gây cháy nổ. Tất nhiên điều này cực kỳ hiếm gặp trong cuộc sống nhưng không loại trừ hết được nguy cơ nên mọi người cần hết sức cẩn trọng.

Không đi giày dép bằng chất liệu cao su

Vì cao su là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi vô tình đi qua tấm thảm bằng len, nilon…

Đi chân trần sẽ giảm tĩnh điện hút vào cơ thể. Nếu không có tĩnh điện trên cơ thể thì sẽ không có tĩnh điện trên quần áo nên hãy đi chân trần quanh nhà nếu bạn sắp phải mặc một bộ trang phục nào đó. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự tĩnh điện, nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người, vật.

Chú ý khi chọn chất liệu quần áo

Những đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện rất tốt. Chất liệu vải làm từ sợi tự nhiên sẽ dễ dàng giữ được độ ẩm, nhờ đó, hạn chế được tình trạng có quá nhiều electron di chuyển xung quanh váy áo. Nếu bạn muốn tránh tình trạng tĩnh điện làm quần áo dính vào người thì bạn nên chọn mua trang phục từ sợi tự nhiên.

Xoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Việc chăm sóc làn da, đặc biệt là thoa kem dưỡng cho tay sẽ giúp tay giữ được độ ẩm thích hợp. Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô.

Sử dụng giấy dryer sheet

Đây là loại giấy gần giống như giấy ăn, nhưng mỏng hơn và thường được dùng trong quá trình sấy khô quần áo. Dryer sheet có nhiều tác dụng như làm mềm sợi vải, giúp cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô quần áo, và ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.

Chia tay với lược chải tóc bằng nhựa

Lược nhựa sẽ làm tình trạng tĩnh điện trở nên nghiêm trọng hơn so với lược gỗ, sẽ khiến tóc bạn tích điện và da đầu sẽ hứng chịu những kích thích không có lợi. Vì vậy, khi bạn phải đối mặt với vấn đề tĩch điện trong tóc của bạn, hãy sử dụng một chiếc lược bằng gỗ hoặc lược á sừng.

Chạm vào kim loại trên mặt đất

Bất kỳ vật dụng bằng kim loại nào có tiếp xúc trực tiếp với mặt đất đều sẽ nhanh chóng làm mất tĩnh điện. Tuy nhiên, bạn nên tránh chạm vào kim loại không nằm trên mặt đất, chẳng hạn như tay nắm cửa. Bạn sẽ bị giật tĩnh điện và đôi khi còn cảm thấy rất đau. Hàng rào kim loại là thích hợp khi bạn muốn tìm đồ dùng kim loại có tiếp xúc với mặt đất.

---

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email:

Website: //goldcup.com.vn

Trong những ngày đông đến, rất nhiều người phải giật mình và sợ sệt khi thấy bị giật điện nghe lách tách khi chạm tay vào tay nắm cửa, chăn bông, quần áo, bật công tắc điện, hoặc một số đồ vật bằng kim loại,…

Hiện tượng gặp phải chính là hiện tượng tĩnh điện, thường xảy ra vào những tháng mùa đông lạnh, thời tiết hanh khô. Hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hiện tượng tĩnh điện

Hiện tượng tĩnh điện có nguyên nhân từ quần áo và chăn bông là do nguyên liệu, chất liệu xơ sợi bên trong gây ra.

Xem thêm: tĩnh điện là gì?

Trên bề mặt của vật liệu luôn có điện tích tụ, khi có sự cộng hưởng của quá trình ma sát sẽ gây ra hiện tượng tĩnh điện.

Khi hai vật đặt sát, tiếp xúc nhau thì điện tích sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia dẫn đến sự dư thừa điện tích dương trên một vật, và vật còn lại sẽ dư thừa điện tích âm.

Khi chúng ta mặc quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc làm một số hành động cọ xát thì chúng ta có thể cảm nhận được sự mất cân bằng điện tích này.

Chính vì sự tĩnh điện này làm cho bạn khi vô tình chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Phóng điện từ tay nắm cửa

Cũng tương tự như tay nắm cửa, tóc của bạn cũng dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông, đặc biệt là khi bạn cởi mũ len ra, sẽ nghe tiếng lách tách và tóc dựng đứng lên trông rất lạ mắt. Nguyên nhân chính là do tóc có cấu tạo từ chất sừng [tương tự như móng tay], do đó tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi, chính vì vậy mà khi độ ẩm của tóc mất do điều kiện khí hậu lạnh và hanh khô sẽ dẫn đến tóc sinh ra tĩnh điện.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì hiện tượng tĩnh điện thường xảy ra trong điều kiện thời tiết lạnh, hanh khô [tương tự như môi trường làm việc phòng sạch] vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tích duy trì sự cân bằng.

Cách chống tĩnh điện mùa đông

Để giảm tĩnh điện trong mùa đông có rất nhiều phương pháp, bạn có thể tham khảo một vài phương pháp khử tĩnh điện đơn giản dưới đây:

Tăng cường độ ẩm trong không khí

Độ ẩm không khí thường khá thấp vào mùa đông, chính vì vậy để hạn chế hiện tượng tĩnh điện khi đang trong nhà, bạn có thể sử dụng các loại máy phun sương tạo ẩm để tăng cường thêm độ ẩm không khí trong nhà.

Máy phun sương tạo ẩm

Thay đổi chất liệu trang bị

Các trang bị bao gồm: quần áo, mũ nón, giày dép, găng tay chống tĩnh điện,… không nên sử dụng chất liệu Polyester, nylon vì dễ gây ra tĩnh điện, thay vào đó nên sử dụng chất liệu vải tự nhiên như cotton.

Ngoài ra, có một cách khác để chống tĩnh điện cho trang bị đó là ngâm với nước xả vải giúp mềm quần áo, sau đó phơi khô tự nhiên sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm tĩnh điện.

Hạn chế đi giày cao su

Cao su có khả năng cách điện tốt, do đó điện tích trên cơ thể khó truyền đi xuống đất được, chính vì vậy mà khi bạn đi ngang qua các vật như len, nylon thì khả năng gây tĩnh điện rất cao. Khi đó giày da sẽ là một lựa chọn tốt cho mùa đông nhằm tránh hiện tượng tĩnh điện.

Sử dụng giấy dryer sheet

Giấy dryer sheet là một loại giấy có mùi thơm nhẹ, hình dáng gần giống giấy ăn nhưng mỏng và cứng hơn, thường sử dụng trong quá trình sấy quần áo. Dryer sheet giúp sợi vải mềm, giúp cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô quần áo, giúp ngăn chặn sự tích điện truyền vào cơ thể.

Giấy dryer sheet

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Việc thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cũng là một phương pháp tuyệt vời giúp chống tinh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô, đồng thời giúp bảo vệ, làm da luôn mịn màng, không bị khô nẻ.

Trên đây là nguyên nhân sự tĩnh điện xảy ra trong mùa đông hanh khô, và cách chống tĩnh điện vào mùa đông mà ai cũng có thể áp dụng. Hi vọng bài viết này hữu ích, và giúp bạn có phương pháp phù hợp nhằm chống tĩnh điện vào những ngày đông lạnh giá.

Video liên quan

Chủ Đề