Tại sao xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp

Chấn thương đụng dập gây sức ép mạnh đột ngột lên nhãn cầu ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc nội nhãn đều bị chèn ép, rung chuyển, vỡ rách, … tùy thuộc mức độ chấn động nặng nhẹ.

Sau khi bị đụng dập, các tổ chức nhãn cầu bị một quá trình bệnh lý thứ phát do rối loạn tuần hoàn, rối loạn dinh dưỡng và quá trình viêm do chấn thương gây nên. Tổn thương đụng dập nhãn cầu rất phức tạp nhưng không gây vết thương rõ rệt ở phần trước nhãn cầu nên dễ bị bỏ qua.

2, Tác động của chấn thương đụng dập nhãn cầu

Tùy theo mức độ chấn thương có thể tác động chỉ phần trước nhãn cầu gây nên hội chứng chấn thương phần trước do ảnh hưởng một phần dây chằng Zinn, mạch máu mống mắt, … lệch thể thủy tinh và xuất huyết tiền phòng.

Chấn động lớn với sức ép mạnh truyền qua khối xương mặt sức ép lớn, va chạm mạnh vào đầu, … gây nên hội chứng chấn thương phần sau nhãn cầu: Nhẹ gây phù hoàng điểm sau chấn thương, nặng có thể rách mạch mạc, võng mạc, bong võng mạc, tổn thương thị thần kinh, xuất huyết dịch kính, …

2.1. Kết mạc:

2.2. Giác mạc:

2.3. Tiền phòng:

  • Xuất huyết tiền phòng do tổn hại các mạch máu ở mống mắt hay các tĩnh mạch và thường hay kèm đứt chân mống mắt. Máu vào tiền phòng hòa lẫn với thủy dịch, ban đầu lỏng, thường tụ ở vùng thấp nhất tiền phòng.
  • Trường hợp đụng dập nặng máu chảy liên tục đầy cả tiền phòng, để lâu máu đông thành cục lắng đọng ở tiền phòng và gây tăng nhãn áp thứ phát, đồng thời sẽ thấm vào nhu mô giác mạc gây đĩa máu giác mạc, làm giác mạc đục ngả màu nâu đỏ như màu cánh cam.

Xử trí 

* Trường hợp mới và ít máu:

  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động, uống nước nhiều.
  • Nhỏ Corticoid, uống thuốc tan máu bầm, utc.
  • Theo dõi nhãn áp, máu tiêu trong 1 – 3 ngày.

* Trường hợp máu nhiều hoặc đến trễ:

  • Nhập viện, dùng corticoid uống, nhỏ, hạ nhãn áp. Nếu sau một tuần máu không tan, chọc tiền phòng lấy máu bầm để phòng ngừa thấm máu giác mạc.

2.4. Mống mắt – Thể mi:

  • Giãn đồng tử do liên quan đến tổn thương thần kinh hoặc rách cơ. Đồng tử méo do đứt chân mống mắt, có thể đứt nhiều hay ít có thể kèm đứt Zinn gây lệch thể thủy tinh. Nếu đứt chân mống mắt nhiều có thể gây song thị.
  • Trường hợp nặng: đứt toàn phần mống mắt  mống mắt nằm lệch lại trong tiền phòng

Xử trí:

  • Giãn mới: Có thể dùng thuốc co đồng tử nhưng ít hiệu quả trong trường hợp rách cơ.
  • Song thị do đứt chân mống mắt rộng  tạo hình mống mắt.

2.5. Thể thủy tinh:

Chấn thương đụng dập gây đục thể thủy tinh, lệch thể thủy tinh và sa thể thủy tinh.

2.6. Dịch kính:

Tổn thương các mạch máu thể mi, hắc mạc hay võng mạc gây xuất huyết ở buồng dịch kính. Trong tuần đầu, nếu xuất huyết tiêu được ít ảnh hưởng đến thị lực về sau. Trường hợp xuất huyết nhiều gây đục tỏa lan thành mảng lớn di động hay cố định. Máu đầy trong dịch kính gây rối loạn dinh dưỡng nhãn cầu hay kèm theo tăng nhãn áp thứ phát.

Điều trị:

  • Nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động
  • Liệt điều tiết
  • Tăng cường dinh dưỡng thành mạch
  • Tiêu máu
  • Trường hợp tăng nhãn áp: điều trị hạ nhãn áp nội khoa. Sau một tháng nếu máu dịch kính không tiêu chuyển khoa Đáy mắt phẫu thuật cắt dịch kính lấy máu bầm ra.

2.7. Hắc võng mạc:

  • Phù võng mạc [hội chứng Berlie]: Ngay sau chấn thương mắt mờ nhiều, sau vài giờ, vài ngày nhìn khó dần lên.
  • Soi đáy mắt: võng mạc phù trắng tùy mức độ nặng nhẹ cực sau nhãn cầu.

Chấn thương có thể gây các hậu quả sau:

Thăm khám có thể là khó khăn khi có phù hoặc rách mi lớn. Mặc dù vậy trừ khi có chỉ định mổ rõ ràng [quyết định bởi bác sĩ mắt càng sớm càng tốt], cần bộc lộ nhãn cầu để thăm khám càng chi tiết càng tốt và tránh đè ép nhãn cầu. Tối thiểu cần lưu ý những điều sau:

Sau khi kí cam kết phẫu thuật, có thể dùng thuốc tê hoặc thuốc giảm lo âu để hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình thăm khám. Sử dụng vành mi cầm tay hoặc vành mi tự động nhẹ nhàng để bộc lộ nhãn cầu. Nếu không có dụng cụ chuyên dụng có thể sử dụng vành mi tự chế bằng cách mở kẹp giấy thành dạng chữ S sau đó uốn phần đuôi hình chữ U thành dạng thẳng 180 °. Cần nghi ngờ rách nhãn cầu trong các trường hợp dưới đây:

  • Có thể nhìn thấy một vết rách trên giác hoặc củng mạc.

  • Rò thủy dịch [dấu hiệu Seidel dương tính].

  • Tiền phòng rất nông [có nếp gấp giác mạc] hoặc rất sâu [vỡ hậu cực].

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập là gì? 

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu là hậu quả của một tổn thương hay nhiều tổn thương phối hợp. Chấn thương đụng dập gây sức ép mạnh đột ngột lên nhãn cầu, có thể gây tăng nhãn áp theo nhiều cơ chế khác nhau. Mắt bị chấn thương có nhãn áp cao trên 24mmHg. Tăng nhãn áp có thể gây tổn hại thị thần kinh không có khả năng hồi phục.

Nguyên nhân của bệnh 

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập có thể xuất hiện cấp tính, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn, mãn tính.
Sau chấn thương, nhãn cầu bị biến dạng. Giác mạc và củng mạc phía trước bị ép đột ngột về phía sau, vùng xích đạo bị giãn, chất dịch trong nhãn cầu làm các tổ chức này giãn đột ngột. Do vậy gây rách hay gây bong các tổ chức. Chấn thương có thể gây glôcôm xuất hiện sớm hay glôcôm xuất hiện muộn.

Triệu chứng của bệnh

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập có thể xuất hiện sớm hoặc muộn ngay sau chấn thương hoặc sau chấn thương một thời gian. Các triệu chứng sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng bệnh nhân, tuy nhiên có một số triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức mắt, có thể đau nửa đầu cùng bên.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Nhãn áp trên 24 mmHg [Nhãn áp kế Goldmann hoặc tương đương].
  • Phù giác mạc
  • Đồng tử thường giãn
  • Xuất huyết tiền phòng, xuất huyết nội nhãn

Bên cạnh các dấu hiệu của tăng nhãn áp sớm là các dấu hiệu của chấn thương đụng dập nhãn cầu như đau nhức, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ… Đôi khi chính những triệu chứng này sẽ che lấp triệu chứng của tăng nhãn áp sớm sau chấn thương vì vậy, việc kiểm tra, theo dõi nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu gần như là bắt buộc.

Điều trị tăng nhãn áp do chấn thương đụng dập

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu khá phức tạp, vì vậy, việc điều trị ngoài hạ nhãn áp, còn phải điều trị các nguyên nhân gây tăng nhãn áp.

Phải điều trị nội khoa trước tiên, nếu nhãn áp không được điều chỉnh sau một thời gian, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa giai đoạn đầu sau chấn thương nhằm ổn định quá trình viêm, giảm hoặc loại trừ các nguyên nhân gây tăng nhãn áp như phản ứng thần kinh vận mạch sau chấn thương, xuất huyết tiền phòng nội nhãn. Điều trị ngoại khoa khi cần thiết

Tiến triển và biến chứng 

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập là bệnh có cơ chế phức tạp do cùng một lúc gây nên bởi nhiều tổn thương, vì vậy, cần phải theo dõi sát sao và điều trị thuốc hoặc phẫu thuật khi có chỉ định. Thị lực thường giảm nhiều do kèm theo các tổn thương phối hợp. 
Một số biến chứng có thể gặp phải:

  • Teo thị thần kinh
  • Đau nhức mắt
  • Giãn lồi củng mạc
  • Mất chức năng

Phòng bệnh 

Người bệnh cần khám định kỳ kiểm tra theo dõi nhãn áp nếu có tiền sử chấn thương, tiền sử tăng nhãn áp sau chấn thương để kịp thời điều trị trước khi xảy ra các biến chứng không còn khả năng hồi phục.
 

Video liên quan

Chủ Đề