Bé đi học bao lâu hết khóc

Để kích thích bé phát triển tối đa các kỹ năng cơ bản thì việc đưa bé đến trường mầm non sẽ rất cần thiết và nhiều lợi ích. Những thời gian đầu bé đi nhà trẻ như bước ra thế giới khác, đây là giai đoạn thử thách rất lớn cho các mẹ và bé. Vậy mẹ cần chuẩn bị những gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?

Nhiều bố mẹ nghĩ khi mang hình ảnh về cô giáo, trường lớp ra doạ thì bé sẽ sợ, nhưng như vậy sẽ làm bé có cảm giác sợ hãi và khóc nè mỗi khi đến trường.

Mẹ cần có biện pháp cứng rắn khi con khóc không chịu học

Khi bé đi nhà trẻ, mẹ giao bé cho cô, bé khóc mếu máo và không chịu vào lớp, thái độ của mẹ lúc này cần cương quyết, kiềm chế tình cảm, nếu không bé sẽ cảm thấy bố mẹ không yên tâm khi cho bé ở lại trường một mình Mẹ cũng không nên bao bọc con quá kỹ, hãy để trẻ giao lưu với môi trường xung quanh, giảm dần sự chú ý tới trẻ khi ở nơi tập thể, thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động ngoai khoá.

Thời gian đầu đi học, bé khóc là điều bình thường bởi chúng cảm thấy lạ lẫm với một môi trường vô cùng xa lạ. Tuy nhiên, nếu trên 2 tuần bé vẫn khóc thì theo chuyên gia khuyên bố me nên xem lại, tìm hiểu trẻ khóc do đâu, từ trường lớp, cô giáo hay do trẻ nhút nhát, mè nheo,…

Nếu bé vẫn chưa quen và tỏ ra sợ hãi khi đến lớp, không chịu ăn và ngủ thì bố mẹ nên kịp thời trao đổi với cô gíao để phân tích nguyên nhân và tìm ra phương pháp xử lý phù hợp. Bố mẹ có thể cho bé học nữa ngày và tập quen dần đến khi bé thích ứng được.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé khóc khi bé đi nhà trẻ

1/ Trẻ khóc do thấy tủi thân

Những ngày đầu ở môi trường lạ lẫm, bé sẽ có cảm giác như bị bỏ rơi, thấy cô đơn dù cô có quan tâm và bạn bè hoà đồng. Mẹ hãy tìm cách động viên, vỗ về bé. Có thể, mang món đồ chơi mà bé yêu thích đến lớp. Những món đồ thân thuộc con thích dùng ở nhà sẽ khiến con an tâm hơn.

2/ Trẻ không quen với sinh hoạt ở trường

Thói quen thức dậy sớm khi bé đi nhà trẻ cũng khiến trẻ cáu khóc, có nhiều bé không ngủ trưa, ngủ không ngon, nguyên nhân là do thói quen ở nhà và ở trường khác nhau. Không ngủ được không những làm bản thân bé khó chịu mà lại còn gây ảnh hưởng tới các bé khác. Vậy trước khi đi học, bố mẹ điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi khoa học, tập cho bé thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm thì trưa sẽ ngủ được ngon hơn. Đối với những cháu từ 2-3 tuổi thì tốt nhất cho ngủ trước 9 giờ, buổi sáng 6 giờ rưỡi cho bé dậy, buổi trưa hơn 12 giờ cho đi ngủ.

Có nhiều cháu thường xuyên bị cảm, sốt, đau bụng,... bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục cho con, như khí hậu nóng thì cho bé mặc đồ mát, thoải mái, nếu khí hậu lạnh cho bé mặc áo dày tay hoặc dài tay, nếu cơ địa bé yếu nên cho bé đến gặp bác sĩ.

4/ Bé đi nhà trẻ bị bạn bắt nạt

Càng lớn, trẻ sẽ phải tự lập nhiều hơn, sự xuất hiện của bố mẹ ở bên cạnh cũng ngày càng ít đi. Vậy thì, bố mẹ có thể dạy bé một số cách chống lại việc bị bạn bắt nạt như: nếu con muốn đồ chơi của bạn thì con phải thương lượng với bạn nếu bạn không đồng ý thì không nên giành của bạn.

Ngoài ra, thấy bé đánh bạn, bố mẹ phải ngăn cấm và cho bé biết đấy là hành vi không đúng. Các cô ở trường cũng sẽ dạy cho bé sinh hoạt trong môi trường tập thể

5/ Bé bỗng sợ đi học sau thời gian nghỉ dài

Điều bạn cần làm là thiết lập thói quen sinh hoạt ở nhà như ở trường, khi trẻ nghỉ quá lâu. Trẻ nghỉ học nhiều sẽ không muốn đi học bởi ở trường mầm non cảm thấy thoải mái và được cưng chiều hơn. Vậy nên cha mẹ không nên cho trẻ nghỉ quá nhiều trên 1 tuần lễ. Nếu trong thời gian trẻ nghỉ học dài ngày thì ở nhà các nề nếp sinh hoạt, ăn ngủ vẫn được duy trì như ở trường để trẻ không mất đi các thói quen khi bé đi nhà trẻ. Trong thời gian nghỉ, bố mẹ không nên quên trò chuyện về trường mầm non, về cô, về bạn để trẻ háo hức trở lại trường.


Thông tin khác

Con không chịu tới lớp, quấy khóc, ốm đau là những chuyện thường gặp khi đi nhà trẻ. Mẹ cần chuẩn bị gì để bé sẵn sàng tâm lý và ổn định sức khỏe cho “cột mốc” trưởng thành đầu tiên mang tiên “đi học mầm non” này? Hãy lắng nghe chuyên gia Imunoglukan tư vấn nhé:

Giai đoạn bé đi nhà trẻ

Không ít bố mẹ lâm vào trạng thái stress tột độ khi con bắt đầu đi mẫu giáo. Những hoang mang, lo lắng nhân lên bội phần khi con khóc lóc, phản kháng sợ đi lớp; những thấp thỏm chất đầy khi không biết con ở lớp có ăn ngoan, ngủ ngoan, chơi ngoan,… Không ít bố mẹ đã nản chí, khi thấy con khóc ngặt nghẽo suốt tháng trời mà vẫn chưa quen với việc đi học. Cũng không ít bố mẹ cuối cùng quyết định để con ở nhà với ông bà, người giúp việc trông nom vì “xót” con. Vì cái sự “xót con” vô lý của bố mẹ đó, mà vô tình tước đi cơ hội được khám phá, được kết bạn mới và học hỏi vô vàn kỹ năng mới của bé.

Để mỗi ngày đi học là một niềm vui, mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước cho con và cho cả chính bản thân mình.

VÒNG TUẦN HOÀN “YÊU – GHÉT – YÊU” KHI BÉ ĐI NHÀ TRẺ:
– Trong tuần đầu tiên đi học, bé sẽ rất vui, hào hứng do lúc này con được thay đổi môi trường, được chơi những đồ chơi mới lạ. Não bộ bé chưa hình thành khái niệm “đi học”, “đi lớp”. Đây gọi là giai đoạn đầu, khi bé rất yêu thích việc đi lớp.
– Sang đến tuần thứ hai, sau 2 ngày thứ 7 và chủ nhật được ở nhà, thái độ của bé với việc đi lớp sẽ thay đổi hoàn toàn. Bé bắt đầu khóc, sợ đi lớp, không muốn đi lớp. Lúc này bé đã biết so sánh, phân biệt giữa hai môi trường ở nhà và ở lớp, giữa ông bà bố mẹ với các cô trông trẻ. Bé thôi không còn hào hứng với những đồ chơi ở trường. Không hợp tác với các cô và quấy khóc là biểu hiện thường gặp nhất trong thời gian này.
– Giai đoạn cuối cùng có thể cách giai đoạn thứ hai một tuần, 2 tuần, thậm chí cả tháng tùy vào khả năng thích nghi của từng bé. Giai đoạn này bé bắt đầu quen với việc đi lớp, bớt khóc và bớt quấy hơn. Bé dần dần coi việc đi học là điều hiển nhiên, đã biết cách chấp nhận và thích nghi với môi trường mới.
Vòng tuần hoàn “yêu-ghét-yêu” này dựa trên cơ sở lý thuyết. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bé khóc quấy ngay từ ngày đầu tiên đi nhà trẻ, thậm chí có trẻ không ăn không uống gì suốt trong một ngày vì “lạ” các cô. Chỉ có một số ít trẻ thích nghi ngay với môi trường mới và yêu thích việc đi học.

CHO CON ĐI HỌC SỚM

Độ tuổi đi học phù hợp nhất là giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi. Trẻ càng đi học sớm, càng nhanh thích nghi và tránh được tình trạng quấy khóc. Nhiều mẹ lo lắng con chưa nói được nhiều, chưa biết gọi đi vệ sinh, chưa biết tự xúc ăn thì làm sao có thể đi học. Nhưng đây là giai đoạn vàng của bé mẹ không nên bỏ lỡ. Giai đoạn này bé học, tiếp thu những kỹ năng, kiến thức mới nhanh và dễ dàng hơn giai đoạn 3 tuổi. Đối với những bé chưa biết nói, chậm nói hoặc ít nói, thì đi học là phương pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé.

CHO BÉ LÀM QUEN TRƯỚC VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI

Mẹ dành ít nhất 2 tuần trước ngày đi học chính thức, dẫn bé đến trường làm quen với cô giáo và các bạn. Mẹ dùng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản, mô tả cho bé về trường lớp, cô giáo. Vài ngày đầu, có thể chỉ cho bé chơi trong khuôn viên trường. Dần dần cho bé vào lớp và quan sát các hoạt động diễn ra trong lớp. Trong khi đó mẹ dùng từ ngữ miêu tả cho bé hiểu và tạo hào hứng cho bé. Nếu bé không thích, nên dừng lại ngay và đưa bé về nhà. Đừng cố ép buộc bé nếu không sẽ phản tác dụng.

Khi bé đã quen dần và không còn sợ hãi, hãy để bé được trải nghiệm tham gia lớp học cùng các bạn. Mẹ ngồi cạnh bé, chơi cùng bé, học cùng bé, theo sát các hoạt động của bé. Mẹ để ý thái độ của bé, nếu bé vui vẻ, mẹ từ từ di chuyển ra xa, nới rộng khoảng cách với bé. Để bé quen với việc ngồi một mình mà không có mẹ.
Cho bé làm quen trước với trường mẫu giáo sẽ tạo ấn tượng tốt cho bé về việc đi học. Cách này khá hiệu quả nhưng chỉ có thể áp dụng nếu con học trường tư. Đa phần các trường công không cho phép người ngoài vào tham quan cũng như làm quen trước như vậy.

ÁP DỤNG THỜI GIAN BIỂU Ở NHÀ GIỐNG TRƯỜNG HỌC
Thời gian biểu thông thường của các bé học nhà trẻ, mẫu giáo như sau:
– 7h15 – 8h sáng: Cô đón bé
– 8h45 – 9h: Giờ học của bé
– 10h30: Ăn trưa
– 11h: Bé ngủ
– 14h30: Bé ngủ dậy và ăn nhẹ
Mẹ tham khảo thời gian biểu này để rèn cho con đi ngủ đúng giờ, dậy sớm. Nhờ vậy khi đi học chính thức bé sẽ nhanh thích nghi hơn và mẹ cũng đỡ vất vả.

NÓI CHUYỆN VỚI BÉ TRƯỚC NGÀY ĐI HỌC CHÍNH THỨC
Trước khi nhập học chính thức, mẹ nên nói chuyện với con về việc đi học. Bé sẽ có sự chuẩn bị tâm lý, không bị sốc nếu như được mẹ nói cho biết chuyện gì sắp xảy ra. Đừng nghĩ trẻ con còn bé, chưa biết nói thì không hiểu được. Thực tế não bộ bé vẫn xử lý, tiếp thu những thông tin đó. Hãy thủ thỉ vào tai con thật nhiều, dần dần trong ý thức sẽ hình thành việc phải đi học, và đi học không có gì đáng sợ cả.

KHÔNG LẤY CÔ GIÁO RA ĐỂ DỌA BÉ
Đây là lỗi nhiều bà mẹ Việt gặp phải nhất. Chúng ta thường có thói quen lấy cô giáo, việc đi học ra để dọa bé mỗi khi bé mắc lỗi hoặc không nghe lời. Cách này vô tình khiến cho cô giáo, trường học trở nên khủng khiếp đối với bé.

TRƯỜNG HỢP BÉ VẪN KHÓC VÀ SỢ ĐI HỌC
Trong trường hợp bé vẫn khóc và sợ đi học dù đã có thời gian làm quen trước đó. Mẹ tìm hiểu xem lý do bé khóc có phải từ phía nhà trường không. Hãy nói chuyện với bé, hỏi tại sao bé không thích đi học. Nếu bé chưa trả lời được, mẹ có thể tự trả lời hộ bé. Khi ấy bé sẽ rất hứng thú. Mỗi ngày đều lặp lại như vậy, nói chuyện thường xuyên về lớp học, cô giáo, bé sẽ dần quen và bớt đi cảm giác sợ hãi phải đi học.

***

CẦN TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH TRONG GIAI ĐOẠN TRẺ TỚI TRƯỜNG
Một số mẹ tâm sự, cũng muốn cho con đi học, nhưng đi vài bữa con lại ốm, lại phải nghỉ ở nhà, cứ đến trường lại lây bệnh này bệnh kia, xót con nên lại cho ở nhà. Đây là quá trình hoàn toàn bình thường, bởi bé bị thay đổi môi trường đột ngột, tiếp xúc với nhiều người hơn, thói quen sinh hoạt cũng thay đổi. Chính vì vậy, trẻ dễ lây mắc bệnh từ bạn bè, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hô hấp, ốm vặt…

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, giai đoạn này mẹ cần tăng cường miễn dịch cho trẻ cả gián tiếp lẫn trực tiếp.

Gián tiếp:
– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C, rau xanh đậm, khoai lang, sữa chua, ngũ cốc,…
– Vệ sinh sạch sẽ cho mẹ và bé để tránh lây bệnh

Trực tiếp:
Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” bằng Imunoglukan. Nhập khẩu từ Châu Âu, có nghiên cứu lâm sàng trên trẻ nhỏ, Imunoglukan đang quảng cáo rất nhiều trên TV và được các mẹ tin dùng bởi công dụng tăng sức đề kháng, giúp giảm số lần mắc bệnh hô hấp, giảm tần suất ốm vặt cũng như phòng bệnh cho bé trong thời điểm giao mùa, bé đi nhà trẻ….

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

[CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”]

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: [click để xem thông tin]

➡ 1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

➡ 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

➡ 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

➡ 4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

➡ 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”

Video liên quan

Chủ Đề