Mụn trứng cá đỏ là gì

Mụn trứng cá đỏ là một loại mụn khó điều trị và xuất hiện ở mặt nhiều nhất. Tình trạng này có thể kéo dài và gây mất tự tin cho người bệnh. Vậy làm cách nào để điều trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả?

Biểu hiện từng giai đoạn mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ là tình trạng da phổ biến, nó gây đỏ da và khiến cho các mạch máu trở nên rõ hơn trên da. Tình trạng này còn có thể gây ra những vết sưng nhỏ, đỏ và đầy mủ. Mụn trứng cá đỏ thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, hoặc tình trạng dị ứng hay các vấn đề về da khác.

Mụn trứng cá đỏ có thể xuất hiện trên da của hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, mụn thường xuất hiện ở độ tuổi trên 30 với triệu chứng da đang trong quá trình lão hóa.

Mụn trứng cá đỏ là tình trạng da phổ biến, nó gây đỏ da và khiến cho các mạch máu trở nên rõ hơn trên da

Bệnh lý trứng cá đỏ xuất hiện chủ yếu ở mặt với 4 giai đoạn gồm:

Giai đoạn tiền trứng cá đỏ:

  • Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng da bị tổn thương trên gương mặt có cảm giác nóng bừng, có cảm giác châm chích khó chịu, kèm theo đỏ mặt.
  • Một số tác nhân có thể gây ra đợt bùng phát như ánh nắng mặt trời, gió, stress, chế độ ăn uống,... Những triệu chứng này vẫn còn tồn tại trong những giai đoạn sau của bệnh.

Giai đoạn giãn mạch máu:

  • Lúc này, trên mặt của bệnh nhân xuất hiện những mảng ban đỏ.
  • Kèm theo đó là hiện tượng phù nề và giãn mao mạch nhỏ trên da do quá trình vận mạch gặp nhiều rối loạn.

Giai đoạn viêm:

  • Biểu hiện của giai đoạn này là tình trạng sẩn và có thể kèm theo các nốt mụn mủ vô khuẩn. Điều này có thể làm cho một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm thành bệnh lý mụn trứng cá.

Giai đoạn muộn:

  • Đây là giai đoạn có thể xảy ra ở một số bệnh nhân với hiện tượng tăng sinh tuyến bã kết hợp với viêm mô ở má và mũi, dẫn đến hiện tượng mũi sư tử.

Mụn trứng cá đỏ thường sẽ xuất hiện ở vùng da quanh mắt thường kết hợp với trứng cá đỏ mặt. Bên cạnh đó còn kết hợp với tình trạng viêm kết mạc màng mắt, viêm kết mạc và giác mạc, viêm mống mắt, phù mắt.

Hiện nay mụn trứng cá đỏ có 4 thể và mỗi thể có những đặc điểm khác nhau về tổn thương:

  • Trứng cá đỏ thể giãn mạch: Thể này có biểu hiện là đỏ bừng da mặt, cảm giác châm chích, khô ráp, tróc vảy, mạch máu, da nhạy cảm dễ tổn thương.
  • Trứng cá đỏ thể sẩn hoặc mụn mủ: Đây là thể bệnh thường bị chẩn đoán nhầm với mụn trứng cá. Bởi vì hai tình trạng này có triệu chứng khá giống. Biểu hiện gồm da đỏ, nhờn và nhạy cảm, có thể nhìn thấy rất rõ những mạch máu dưới da. Thể này thường xảy ra ở phụ nữ tuổi từ 40-50.
  • Trứng cá đỏ thể mũi to: Đây là thể hiếm gặp nhất trong 4 thể. Với biểu hiện đặc trưng là da dày kèm theo sần ở vùng mũi. Kèm theo tình trạng lỗ chân lông to và các mạch máu giãn rộng. Thông thường, thể này gặp ở nam giới nhiều hơn và có xu hướng kết hợp với các thể khác của mụn trứng cá đỏ.
  • Trứng cá đỏ thể kèm theo biểu hiện mắt: Biểu hiện chủ yếu của thể này là mắt đỏ kèm theo chấm xuất huyết. Người bệnh có cảm giác khô nóng và châm chích vùng mắt. Ngoài ra, có thể nhạy cảm với ánh sáng hoặc suy giảm thị lực.

Mỗi thể mụn ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu xem cách điều trị mụn trứng cá đỏ trong phần tiếp theo.

Điều trị mụn trứng cá đỏ như thế nào?

Mụn trứng cá đỏ là một loại bệnh mạn tính có quá trình tiến triển theo thời gian qua nhiều tháng nhiều năm. Vẫn có thể trị mụn trứng cá đỏ nếu loại bỏ đi các yếu tố nguy cơ. Đồng thời cần kết hợp sử dụng thêm các thuốc bôi tại chỗ và toàn thân trong quá trình điều trị mụn trứng cá đỏ. Các loại thuốc sẽ có tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa vùng mặt, làm khô sẩn mủ cũng như cải thiện thẩm mỹ da.

Mụn trứng cá đỏ là một loại bệnh mạn tính có quá trình tiến triển theo thời gian qua nhiều tháng nhiều năm

Điều trị tại chỗ

  • Sử dụng dòng sữa rửa mặt có độ pH trung tính. Đồng thời dùng thêm dung dịch xịt khoáng hằng ngày.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm kem dưỡng có nhiều thành phần nhân tạo, bởi vì nó dễ gây ra kích ứng da.
  • Tránh các sản phẩm có chứa các thành phần có tác dụng làm sáng da như bột kim loại, acid palmelic, acid oleic,...
  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm cũ đã sử dụng hơn 6 tháng.
  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, đặc biệt là đối với những người phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Có thể dùng thuốc bôi tại chỗ trị mụn trứng cá đỏ theo chỉ định của bác sĩ như metronidazole, hay benzoyl pezoxyde, kem permethrine 5%,... Các loại thuốc này có tác dụng diệt ký sinh trùng demodex.

Điều trị toàn thân

Sử dụng các nhóm kháng sinh toàn thân như macrolides, cycline, metronidaziole,... Đối với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nhiều demodex có thể sử dụng ivermectine theo sự chỉ định và hướng của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng phương pháp trị mụn trứng cá đỏ bằng laser như KTP, argon, Vbeam hoặc phục hồi lạnh đối với những bệnh nhân giãn mạch, hay có nhiều u xơ.

Ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá đỏ tiến triển

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên để ngăn ngừa mụn trứng cá đỏ tiến triển

Nếu đã mắc phải mụn trứng cá đỏ, bệnh nhân cần lưu ý một số điều để hạn chế sự tiến triển triệu chứng bệnh bằng cách:

  • Nên tránh dùng chất kích thích như rượu, bia thường xuyên.
  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
  • Dùng các sản phẩm làm sạch da và dưỡng da dịu nhẹ và tránh những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Khi thực hiện các phương pháp điều trị mụn trứng cá đỏ cần đến những cơ sở y tế uy tín được thực hiện bởi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.

Sống chung với mụn trứng cá đỏ sẽ là điều không quá khó khăn nếu bạn hiểu rõ bản thân nên làm gì để kiểm soát và điều trị mụn trứng cá đỏ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn tự tin hơn với làn da của mình.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Trứng cá đỏ là một loại bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu là những người da trắng ở độ tuổi từ 30 – 50.

Nội dung chính của bài viết

  • Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu bệnh trứng cá đỏ và phát triển các phương pháp điều trị mới. 
  • Trước tiên bạn cần xác định rõ loại da của mình để chọn những sản phẩm phù hợp, cải thiện các triệu chứng và tránh làm cho tình trạng nặng hơn.
  • Thay đổi chế độ ăn phù hợp cũng góp phần giúp bạn đối phó với căn bệnh khó chịu này. 

Vì nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ rất phức tạp và các triệu chứng rất đa dạng nên căn bệnh này hiện vẫn gây nhiều khó khăn cho cả bác sĩ và bệnh nhân.

Các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ

Bệnh trứng cá đỏ có các triệu chứng sau đây:

  • Tình trạng đỏ mặt kéo dài
  • Cơn đỏ bừng mặt ở vùng mặt và cổ
  • Các vùng tổn thương giống như mụn trứng cá
  • Cảm giác nóng rát, đau, châm chích và kích ứng
  • Các tĩnh mạch mỏng, màu tím đỏ xuất hiện trên mặt, đặc biệt là ở xung quanh mũi và má
  • Mí mắt sưng đỏ

Triệu chứng ban đầu của bệnh trứng cá đỏ thường chỉ là hiện tượng đỏ bừng mặt, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể khiến các mạch máu giãn ra, da dày lên và mũi to ra.

Các loại bệnh trứng cá đỏ

Bệnh trứng cá đỏ được phân thành bốn loại và bệnh nhân có thể bị nhiều hơn một loại cùng một lúc.

  • Loại 1: Trứng cá đỏ giãn mạch [Erythematotelangiectatic]. Triệu chứng là hiện tượng nổi ban đỏ ở vùng giữa mặt, kèm theo đó là chứng giãn mao mạch và đỏ bừng mặt. Nhiều bệnh nhân mắc phải loại này thường không nhận ra họ bị bệnh trứng cá đỏ và do đó không sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, khiến cho bệnh tiến triển nặng thêm.
  • Loại 2 là trứng cá đỏ dạng mụn mủ với triệu chứng là các nốt mụn đỏ, mụn mủ và ban đỏ ở vùng giữa mặt. Loại này có thể bị chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá.
  • Loại 3 là trứng cá đỏ dạng mũi to, dấu hiệu đặc trưng là da vùng mũi trở nên dày và không đều với nhiều cục nhỏ trên bề mặt da, loại nàythường phổ biến hơn ở nam giới và hầu hết các bệnh nhân đều đã bị bệnh trứng cá đỏ từ nhiều năm.
  • Loại 4 là bệnh trứng cá đỏ thể mắt. Hầu hết bệnh nhân mắc phải loại này đều phản ánh về cảm giác nóng rát, ngứa, ngứa và chảy nước mắt .Đa số đều mắc bệnh được một thời gian dài nhưng không được chẩn đoán và điều trị do họ nghĩ rằng mình chỉ bị dị ứng.

Các yếu tố kích thích bệnh trứng cá đỏ

Hiện tượng đỏ mặt đi kèm với bệnh trứng cá đỏ có nguyên nhân là do sự giãn nở của các mạch máu. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác của bệnh trứng cá đỏ, ví dụ như các nốt mụn đỏ và mụn viêm giống mụn trứng cá, hiện vẫn chưa được tìm ra. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau, vẫn chưa có giả thuyết nào chỉ ra được nguyên nhân gốc rễ của bệnh trứng cá đỏ. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân có thể là do một loại gen di truyền mạnh. Mặc dù bệnh trứng cá đỏ có thể xảy ra ở mọi chủng tộc nhưng những người có nguồn gốc Bắc Âu thường có nguy cơ mắc phải cao hơn.

Một số yếu tố từ môi trường và lối sống có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ bùng phát. Bằng cách chú ý đến những thời điểm mà tình trạng bệnh trở nên xấu đi, bạn có thể xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến làn da. Các yếu tố kích thích bệnh trứng cá gồm có:

  • Ánh nắng
  • Tập luyện
  • Thức ăn cay, đồ uống nóng, caffeine và rượu
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sự thay đổi thời tiết
  • Ma sát [tránh thực hiện phương pháp siêu mài da, lột da hóa học, tẩy tế bào chết dạng hạt và bàn chải rửa mặt]
  • Các sản phẩm chăm sóc da [một số loại kem chống nắng, các sản phẩm chứa axit hydroxy và cồn]
  • Phấn mắt có nhũ và các loại mỹ phẩm khác có chứa thành phần thô có thể gây kích ứng da
  • Nước giặt có chứa nước hoa

Việc xác định được yếu tố kích thích là rất quan trọng và các yếu tố này của mỗi bệnh nhân đều không giống nhau. Mặc dù cà phê, rượu và thức ăn cay là yếu tố kích thích phổ biến nhưng không phải ai cũng bị ảnh hưởng. Bạn không nhất thiết phải tránh xa mọi yếu tố kích thích mà chỉ cần xác định và tránh những yếu tố ảnh hưởng đến mình.

Việc tiếp xúc với nắng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh trứng cá đỏ. Mặt khác, nhiều loại kem chống nắng hóa học cũng có thể gây kích ứng cho những người có da nhạy cảm dễ bị bệnh trứng cá đỏ, do đó bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý.

Chế độ ănchứa nhiều axit béo omega-3 [như cá hồi và dầu hạt lanh] có thể giúp làm dịu tình trạng viêm của bệnh trứng cá đỏ. Ngoài ra, các hoạt động giảm stress như ngồi thiền và ngủ đủ giấc cũng có thể giúp giảm viêm.

Cách điều trị bệnh trứng cá đỏ

Điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán và điều trị bệnh trứng cá đỏ từ sớm để tránh làm cho tình trạng tiến triển nặng thêm.

Bước đầu tiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ là xác định loại da của bạn. Tất cả các loại da khi mắc bệnh trứng cá đỏ đều có một điểm chung, đó là viêm. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm và sản phẩm chăm sóc da chống viêm có thể giúp cải thiện tình hình. Trứng cá đỏ là một loại bệnh có thể nặng thêm theo thời gian nhưng việc điều trị sớm bằng một chế độ phù hợp sẽ giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Mặc dù có nhiều thành phần có thể làm cho bệnh trứng cá đỏ nặng thêm, nhưng bên cạnh đó cũng có một số thành phần có thể giúp giảm viêm như hoa cúc La Mã, dầu argan, cúc thơm, chiết xuất cam thảo, axit azelaic, chiết xuất nấm, caffeine hoặc trà xanh. Ví dụ, caffeine có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm bằng cách thắt chặt các mạch máu, làm cho chúng co lại, nhờ đó làm giảm triệu chứng đỏ mặt.

Việc tránh các thành phần gây bệnh trứng cá đỏ cũng quan trọng không kém việc lựa chọn các thành phần phù hợp. Hầu hết bệnh nhân trứng cá đỏ đều gặp phải vấn đề da mặt trở nên đỏ và châm chích sau khi rửa hoặc bôi bất kì sản phẩm nào. Trong những trường hợp này thì lực ma sát khi rửa mặt hoặc bôi kem dưỡng có thể là nguyên nhân kích thích da mặt. Vì lí do này nên những người bị bệnh trứng cá đỏ không nên tiến hành phương pháp siêu mài da, dùng cọ rửa mặt, tẩy tế bào chết hoặc các sản phẩm tạo sự ma sát trên da.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng các sản phẩm steroid dạng bôi hay các loại kem “trị đỏ da” có chứa hydrocortisone để tạm thời thu nhỏ các mạch máu bởi các mạch mau này cuối cùng sẽ trở lại như cũ và thậm chí có thể trở nên to hơn, khiến cho tình trạng đỏ da không bao giờ được chữa khỏi.

Cuối cùng, hãy đi khám da liễu. Mọi bệnh nhân trứng cá đỏ đều nên được điều trị bởi bác sĩ da liễu để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và loại bệnh trứng cá đỏ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh dạng bôi và dạng uống cùng với thuốc kháng viêm phù hợp để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Chế độ ăn khi bị bệnh trứng cá đỏ

Các loại thực phẩm và đồ uống cần tránh

Một trong những bước bạn cần thực hiện để kiểm soát các triệu chứng bệnh trứng cá đỏ là loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn hàng ngày của bạn, ví dụ như:

  • Rượu
  • Caffeine
  • Các loại đồ uống nóng như cà phê, trà,…
  • Thức ăn cay
  • Trái cây họ cam quýt
  • Đậu nành
  • Giấm

Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng nhóm củ quả họ cà bao gồm cà tím, cà chua và khoai tây có thể kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể, do đó, gây viêm và góp phần làm đỏ mặt. Nếu bạn không biết liệu những loại củ quả này có ảnh hưởng tình trạng bệnh của mình hay không thì hãy thử loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn trong vài tuần và theo dõi xem các triệu chứng có cải thiện hay không.

Thực phẩm nên ăn

Có một số loại thực phẩm có thể giúp làm dịu da bằng cách giảm viêm và tạo cảm giác mát cho da, ví dụ như:

  • Các loại cá, đặc biệt là cá hồi
  • Dầu hạt lanh và các loại dầu có axit linoleic
  • Bắp cải
  • Dưa chuột
  • Nước ép lô hội
  • Các loại hạt: hạt điều, hạt dẻ,…
  • Củ nghệ

Có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để những thay đổi trong chế độ ăn bắt tạo sự thay đổi trên da. VÌ thế, đừng vội từ bỏ, hãy làm theo những thay đổi này để có được sự cải thiện lâu dài trong tình trạng da của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề