Ví dụ về việc tạo ra các từ mới

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Tạo từ ngữ mới

1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

Gần đây, có những từ ngữ mới được tạo nên từ các từ điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ: sở hữu trí tuệ, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, điện thoại di động.Điện thoại di động, máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác bằng vô tuyến điện, sử dụng không cố định một chỗ, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với sản phẩm do tự mình sản xuất ra, được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền phát minh và sáng chế.Kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Đặc khu kinh tế là những khu vực được dành riêng để thu hút những nguồn đầu tư và công nghệ từ nước ngoài, chính sách của những khu này có ưu đãi hơn đối với những khu khác.Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phôi các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

2. Trong tiếng Việt có những từ cấu tạo theo mô hình sau: X + tặc. Hãy tìm những từ ngữ trong tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình đó. Những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo thành mô hình + tặc như: không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc,…

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Câu 1. Hãy tìm những từ Hán Việt ưong hai đoạn trích sau đây:

a. Thanh minh trong tiết thúng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.Gần xa nô nức yến anh,Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.Dập dìu tài tử giai nhản,Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông cổ linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin lùm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cú, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Các từ Hán Việt:

a. thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân; bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.

b. bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc, Mị Nương, Ngu mĩ, nhược.

Câu 2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau:

a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.

b. Nghiên cứu một cách có hệ thông những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,...).Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

a. AIDS: Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.

b. Marketing: nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,…Những từ ngữ này có nguồn gốc là từ ngữ của nước ngoài. Đời sống xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, giao lưu quốc tế không ngừng được mở mang. Khi những khái niệm mới xuất hiện mà bản ngữ không có từ ngữ tương đương để biểu thị thì một trong những hình thức tích cực nhất là mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị. Cách làm này phù hợp với bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay.

Câu 3. Ghi nhớ

Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách phát triển từ vựng tiếng Việt.
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 74 SGK) Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ở trên (mục 1.2).

Bài làm:X + viên: giáo viên, học viên, sinh viên, đoàn viên, nhân viên,... X + học: sinh học, nhân chủng học, hoá học, sử học,văn học, địa lí học, kinh tế học...X + hoá: ô xi hoá, công nghiệp hoá, kiên cố hoá, hiện đại hóa, đô thị hóa,...X + nghiệp: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,...X + điện tử: thư điện tử, thương mại điện tử…

X + trường: công trường, ngư trường, nông trường...

Câu 2 (Trang 74 SGK) Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấyBài làm:Quá cảnh:thời gian giữa các điểm dừng này dùng để tiếp nhiên liệu cho máy bay, hoặc dừng để đón thêm khách và hàng hóa.Cơm bụi: cơm giá rẻ, bán trong các quán sơ sài, tạm bự, chủ yếu phục vụ sinh viên, công nhân.Đa dạng sinh học. đa dạng vê nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.Hết đát: (hàng hoá) hết hạn sử dụng.Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.

Thương hiệu: tên các nhãn hiệu trên thị trường buôn bán

Câu 3 (Trang 74 SGK) Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7, hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.Bài làm: Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô.

Câu 4 (Trang 74 SGK) Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

Bài làm:
Do tự nhiên, xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

Ví dụ về việc tạo ra các từ mới
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, để sử dụng thành thạo mỗi người cần có lượng từ vựng nhất định. Từ vựng là nguyên liệu quan trọng nhất để giao tiếp và truyền đạt thông tin. Được sử dụng hàng ngày và vô cùng quen thuộc nhưng không phải ai cũng đưa ra được định nghĩa từ vựng là gì? một cách chính xác. Bài viết ở dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về từ vừng.

Từ vựng là gì?

Từ vựng được gọi với nhiều từ khác nhau mang nghĩa tương tự như vốn từ, kho từ vựng. Từ vựng được hiểu là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ.

Trong ngôn ngữ, đơn vị tương đương với từ là các cụm từ cố định được gọi là thành ngữ, quán ngữ. Trong tiếng Việt thành ngữ vô cùng đa dạng, có thể kể đến một số thành ngữ sau: ba cọc ba đồng, chó cắn áo rách, mẹ tròn con vuông,… Bên cạnh đó, kho tàng quán ngữ trong ngôn ngữ Việt Nam cũng rất phổ biến chẳng hạn như Khổ một nỗi là, Của đáng tội, Cắn rơm cắn cỏ, Chẳng nước non gì, đùng một cái,…

Ví dụ về việc tạo ra các từ mới

Phân loại từ vựng

Bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp, từ vựng luôn là yếu tố quan trọng của một ngôn ngữ. Trong Tiếng Việt, từ vựng được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi bài viết từ vựng là gì?, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc hai cách phân loại từ vựng phổ biến nhất

Thứ nhất: Dựa vào nguồn gốc của từ

Dựa vào tiêu chí nguồn gốc của từ, từ vựng được chia thành các loại sau:

– Từ thuần Việt

Từ thuần Việt là lớp từ cơ bản, lâu đời và quan trọng nhất của tiếng Việt. Từ thuần Việt là những từ do người Việt sáng tạo ra để biểu thị các sự vật, đặc điểm, hiện tượng,… đồng thời nó cũng là cái cốt lõi, cái gốc của từ vựng Tiếng Việt. Có thể kể tên một số từ thuần Việt như: vợ, chồng, ăn, uống, cười, nói, gà, trứng,…

– Từ mượn:  

Từ Hán Việt:

Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ được hình thành bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Ví dụ các từ như tử tế, kiên nhẫn, công thành danh toại, an phận thủ thường,…

Từ gốc Ấn-Âu

Từ gốc Ấn-Âu bao gồm các từ mượn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh,…Trong lịch sử, Pháp đã thực hiện chiến tranh xâm lược tại Việt Nam làm cho các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều vào Việt Nam, chỉ sau từ Hán Việt. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập và mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, một số từ gốc Anh, Nga,… cũng du nhập vào Việt Nam.

Ví dụ:

1/ Một số từ mượn tiếng Pháp như bít tết, xúc xích, may ô, sơ mi, lô cốt, bê tông, vitamin, cao su, ô tô, ghi lê, len, xúp, xốt,…

2/ Một số từ mượn tiếng Anh như in-tơ-net, mít tinh,…

3/ Một số từ mượn tiếng Nga như Bôn sê vích, Xô Viết, Mác – xít,…

Không thể phủ nhận rằng, từ mượn là một bộ phận khá quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam góp phần làm giàu thêm cho tiếng Việt cùng với các từ thuần Việt.

Thứ hai: Dựa vào phạm vi sử dụng

Dựa vào tiêu chí phạm vi sử dụng, từ vựng tiếng Việt chia thành 5 loại, đó là:

– Thuật ngữ:

Là những từ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học.

Ví dụ:

1/ Trong sinh vật học có các thuật ngữ như họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, kháng thể, kháng nguyên, miễn dịch, phân bào, đơn bào, đa bào,…

2/ Trong ngôn ngữ học có âm vị, hình vị, từ vị, nguyên âm, phụ âm,..

– Từ ngữ địa phương: là những từ thuộc một tiếng địa phương nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương nhất định.

Ví dụ: má (mẹ), điệp (phượng), mè (vừng), mắc cỡ (xấu hổ), mần (làm),…

– Từ nghề nghiệp:

Là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm nghề đó.

Ví dụ:

1/ Trong nghề thợ mỏ người ta thường sử dụng các từ như thìu, lò chợ, lò thương, đi lò,…

2/ Nghề thợ mộc: bào cóc, bào phá, bào xoa, chàng tách, mộng vuông, mộng nanh sấu, mộng mỏ sẻ, xảm, phạt mộc, cất nóc, cầu bẩy, thuận, bức bàn,…

– Tiếng lóng:

Là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động,… vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung.

Ví dụ:

1/ “Lính phòng không” ý nói người chưa có vợ;

2/ “Phao” là từ chỉ tài liệu sử dụng để gian lận trong thi cử;

– Lớp từ chung:

Là những tư được toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng rộng rãi. Đây là loại từ có số lượng từ lớn nhất, chẳng hạn các từ sau: bàn, học, dạy, làm, đi, đứng,….

Như vậy, ta thấy từ vựng trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng tùy thuộc nguồn gốc, vùng miền, nghề nghiệp,… Với kho tàng đa dạng đó, từ vựng có ý nghĩa như thế nào trong giao tiếp tiếng Việt, mời theo dõi phần tiếp theo của bài viết Từ vựng là gì? của chúng tôi.

Tầm quan trọng của từ vựng

Từ vựng là chìa khóa quan trọng nhất để một người có thể giao tiếp với những người xung quanh. Khi có một từ vựng phong phú giúp cho con người có thể biểu đạt các ý kiến của bản thân.

Bên cạnh đó, từ vựng còn có ý nghĩa rất lớn đối việc đọc hiểu các văn bản. Đây là mức độ mà con người hiện đại cần đạt được. Bởi trong nhiều trường hợp, các thông tin chỉ được truyền đạt thông qua các văn bản.

Từ vựng còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nên tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề một cách nhạy bén, hiệu quả.

Để có được vốn từ vựng phong phú và đa dạng, con người cần trải qua quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện và trải nghiệm. Chính vì vậy, lượng vốn từ của một người có thể thể hiện được mức độ am hiểu kiến thức và kinh nghiệm trong một ngành, lĩnh vực nhất định.

Qua những nội dung đã phân tích ở trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc từ vựng là gì? Với tầm quan trọng như đã nêu ở trên, để giao tiếp thành thạo và vận dụng tốt vào học tập, làm việc trong mọi lĩnh vực, mỗi người cần có ý thức trau dồi và làm giàu hơn vốn từ vựng của bản thân.