Từ đủ 18 tuổi trở lên là như thế nào

TTH - Theo cách hiểu thông thường từ trước đến nay, chúng ta thường hiểu trẻ em đơn thuần là đứa trẻ nhỏ. Cũng trong độ tuổi trẻ em, ta thường gặp những cách gọi quen thuộc: Thiếu niên, nhi đồng… Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định độ tuổi của thiếu niên là từ 9 đến 14 tuổi. Nhi đồng có quan điểm cho rằng thuộc độ tuổi 3 – 7: bước vào giai đoạn các em có thể đã được gửi vào nhà trẻ, vườn trẻ, bắt đầu vào các lớp mẫu giáo.

Còn quy định pháp luật hiện hành về độ tuổi trẻ em¸ người chưa thành niên? Theo quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em số 25/2004/QH 11, trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo đó, những người dưới 16 tuổi đều là trẻ em. Ở đây, rõ ràng ta thấy phạm vi quy định những người là trẻ em rộng hơn so với cách hiểu của chúng ta từ trước đến nay. Quyền lợi của trẻ em cũng như trách nhiệm của gia đình và xã hội được quy định ở phạm vi rộng hơn.

Bộ luật Lao động quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Thông tư liên tịch số 21/2004/BLĐTBXH-BYT ngày 9-12-2004 hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Công ước 182 - Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999) mà Việt Nam là thành viên thì thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi.

Dưới 16 tuổi là trẻ em, vậy từ đủ 16 tuổi trở lên đã là người lớn chưa? Bộ luật Dân sự quy định phải đủ 18 tuổi trở lên mới là người thành niên, dưới 18 tuổi vẫn là người chưa thành niên. Vậy, nên những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi gọi là “thanh niên”. Luật Thanh niên quy định, thanh niên là người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đã là người thành niên trên 18 nhưng các bạn nam chưa đủ 20 tuổi thì vẫn bị cấm kết hôn. Nếu có quan hệ vợ chồng với người khác rất có nguy cơ bị tội tảo hôn.

Hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em (đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình thì pháp luật không điều chỉnh). Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em.

Thực tế cho thấy, xã hội chưa có cách hiểu chính xác về độ tuổi mà pháp luật quy định là trẻ em. Từ đó, dẫn đến những hậu quả pháp lý khôn lường đưa người không hiểu biết vào vòng tù tội. Ví như thực trạng các em nhỏ hiện nay yêu đương quá sớm rồi vượt qua giới hạn cho phép mà không biết mình đang vi phạm luật hình sự (tội hiếp dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em...) và nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động là trẻ em mà không biết mình phạm luật.

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Tuổi vị thành niên (VTN) chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: 10 - 13 tuổi

- Giai đoạn giữa: 14 - 16 tuổi

- Giai đoạn cuối VTN: 17 - 19 tuổi

Tuổi VTN là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước. Do sự phát triển của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ VTN diễn ra hàng loạt những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, đặc biệt là sự phát triển của cơ quan sinh dục giúp VTN nhận thức rõ về bản sắc giới của mình.

Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10-15 tuổi, các em nam bắt đầu dậy thì muộn hơn các em nữ chừng 2 năm, trong khoảng từ 12-17 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn trưởng thành thể hiện ở sự phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể nói chung chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản.

Nồng độ của các nội tiết tố sinh dục (ở nữ là Estrogen, ở nam là Testosteron) tăng dần lên từ tuổi dậy thì đến khi trưởng thành. Biểu hiện rõ rệt nhất ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt và ở các em nam là hiện tượng xuất tinh. Nồng độ nội tiết tố sinh dục tăng làm tăng nội tiết tố tăng trưởng, gây ra hàng loạt các thay đổi của các đặc tính sinh dục phụ, của hệ thống sinh dục và sự lớn lên của cơ thể.

Sự lớn lên và trưởng thành ở VTN xảy ra với tốc độ khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc vào các yếu tố sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hoá. - xã hội.

Dậy thì ở nam

Dấu hiệu đầu tiên là tinh hoàn bắt đầu to lên, kéo theo sự phát triển về kích thước của dương vật và xuất hiện lông mu, ria mép.

Các tuyến bã hoạt động mạnh và mụn trứng cá xuất hiện.

Thân hình cao lên nhanh chóng, các xương dài phát triển, bàn chân, bàn tay to lên, dài ra, khuỷu tay và đầu gối to lên đáng kể. Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng. Tiếp đó là sự phát triển các cơ bắp ở ngực, vai, đùi. Các em bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới.

Giai đoạn dậy thì ở con trai được đánh dấu bằng hiện tượng xuất tinh trong giấc mơ (mộng tinh hoặc giấc mơ ướt).

Dậy thì ở nữ

Dấu hiệu đầu tiên phát triển núm vú cứng và quầng vú. Mọc lông ở mu và nách. Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển và to ra. Xương hông to ra.

Các em gái lớn nhanh trước khi có kinh nguyệt. Các em phát triển chiều cao rất nhanh và khi 17 - 18 tuổi có thể cao bằng người phụ nữ trưởng thành. Các em gái ít khi có khối cơ phát triển mạnh như các em trai.

Các tuyến bã hoạt động mạnh và mụn trứng cá xuất hiện.

Giai đoạn dậy thì ở con gái được đánh dấu bằng hiện tượng kinh nguyệt lần đầu. Chỉ có một số ít các em gái có kinh muộn (17 - 19 tuổi).

Về mặt tâm lý xã hội, tuổi VTN tuy không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn. Trước sự thay đổi nhanh chóng về cơ thể và sinh lý, trẻ VTN có thể cảm thấy bối rối, lo âu và có nhiều băn khoăn, thêm nữa ;lại tò mò, muốn khám phá bản thân, muốn khẳng định mình là người lớn.

Đây chính là lúc trẻ VTN rất cần gia đình và thầy cô quan tâm đặc biệt, chia sẻ kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, định hướng kỹ năng sống, giúp các con vững vàng bước sang tuổi trưởng thành

Nguồn: Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuổi VTN của TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Từ 18 tuổi trở lên là như thế nào?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Như vậy, người trên 18 tuổi được gọi là người thành niên. Người thành niên (trên 18 tuổi) là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người dưới 18 tuổi được gọi là gì?

Căn cứ vào Hiến pháp 1992 (Điều 54) và BLDS (Điều 18) thì người dưới 18 tuổi là NCTN, đây là định danh chung cho mọi độ tuổi từ dưới 18 tuổi trở xuống đến 0 tuổi. Điều này cũng có nghĩa, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên và có đầy đủ quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp.

Con trai 18 tuổi gọi là gì?

Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuổi VTN là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước.

Từ 20 đến 30 tuổi gọi là gì?

U20 là trên 20 tuổi : 20 đến 29 tuổi . U30 là trên 30 tuổi : 30 đến 39 tuổi . U40 là trên 40 tuổi : 40 đến 49 tuổi . U50 là trên 50 tuổi : 50 đến 59 tuồi .