Trung tâm võ thuật cổ trueyenf bình định

Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, võ cổ truyền (VCT) Bình Định được phát triển, lan tỏa rộng khắp tới người dân.

Thời gian qua, UBND tỉnh Bình Định tích cực phối hợp với các cấp, ngành hoàn thiện hồ sơ sớm báo cáo Chính phủ, đệ trình tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh VCT Bình Định vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Võ thuật sống trong dân

Trong tiếng nhạc hào hùng, võ sinh Phan Tấn Triển uyển chuyển múa côn. Đôi tay em thoăn thoắt, những miếng đòn chính xác, điêu luyện khiến du khách tấm tắc ngợi khen. Trong dịp Liên hoan quốc tế VCT Việt Nam 2023 vừa tổ chức mới đây, Phan Tấn Triển cùng một số thành viên tiêu biểu của Câu lạc bộ (CLB) Võ thuật chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) tham gia giao lưu cùng các đoàn võ thuật quốc tế. Tập võ từ năm lên 6 tuổi, đến nay sau 7 năm, Phan Tấn Triển cảm nhận cơ thể khỏe khoắn, giúp bản thân phòng tránh tình huống nguy hiểm và có nhiều dịp giao lưu, thi đấu võ thuật.

Phan Tấn Triển là một trong hàng nghìn võ sinh trưởng thành từ CLB Võ thuật chùa Long Phước. Từ nhiều năm qua, CLB Võ thuật chùa Long Phước đã mở lớp học võ miễn phí cho học sinh vào dịp hè. Mỗi năm, lớp dạy võ thu hút hàng trăm võ sinh trong và ngoài tỉnh theo học. Võ sư Nguyễn Thanh Viện, người chịu trách nhiệm huấn luyện tại CLB cho biết: "CLB hiện có một lớp dạy võ dành cho những em đã học liên tục trong năm học; lớp còn lại dành cho các bạn bắt đầu học từ dịp hè. Lớp hè dạy từ 17 giờ đến 18 giờ 30 phút hằng ngày, các em được truyền dạy những kiến thức cơ bản như bộ tấn, bộ tay. Học võ trước tiên là để rèn luyện sức khỏe, di chuyển linh hoạt, nhẹ nhàng. Đồng thời, khi học tập tại CLB, các em còn được dạy thêm điều hay lẽ phải, cách ứng xử lễ độ”.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Định có 2 đại võ sư quốc tế, 50 đại võ sư, 21 võ sư cao cấp, 101 võ sư cùng 12.000 võ sinh đến từ 185 võ đường, CLB tham gia tập luyện VCT Bình Định thường xuyên. Tuy nhiên, VCT Bình Định đâu chỉ dành riêng cho người Bình Định tập luyện. Trên đường từ Hà Nội vào Bình Định, chúng tôi có cơ duyên gặp gia đình anh Đỗ Đức Hợi (xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) vào tham dự Liên hoan quốc tế VCT Việt Nam 2023. Là người theo môn phái Bình Định gia từ nhỏ, anh Đỗ Đức Hợi tự cảm nhận sức khỏe bản thân tốt, tự tin và bản lĩnh trong công việc. Với tâm niệm “Võ đạo vị nhân sinh, võ công khai trí tuệ”, anh Hợi đã định hướng để vợ và con trai cùng tập luyện. Ngoài ra, anh cùng với các thầy thành lập CLB Bình Định Gia Minh Khai. Với vai trò là Chủ nhiệm CLB, anh Đỗ Đức Hợi đã tích cực truyền dạy tới các môn sinh. Chia sẻ với chúng tôi, anh cho biết: “CLB Bình Định Gia Minh Khai hiện duy trì dạy võ cho 30 võ sinh. Không chỉ dạy võ cho hàng nghìn võ sinh, CLB cũng là nơi đóng góp quân số cho các môn võ của thể thao Hà Nội trong mục tiêu phát triển thể thao thành tích cao”.

Bảo tồn võ gắn với phát triển du lịch

Đến nay, Bình Định là tỉnh duy nhất trên cả nước thành lập Trung tâm Võ thuật cổ truyền. Trong 10 năm hoạt động, Trung tâm đã tham gia nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức các lớp tập huấn, bước đầu nghiên cứu, thu thập thông tin về các dòng võ phái trong và ngoài tỉnh nhằm hệ thống và đề xuất phương án lập Gia phả VCT Bình Định. Theo võ sư cao cấp Trần Duy Linh, Giám đốc Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định, Trung tâm đã phát triển Chương trình “Đêm võ đài Bình Định” trở thành giải đấu uy tín và sản phẩm đặc trưng thu hút đông đảo khách du lịch.

Ngoài ra, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị bước đầu mở rộng, nâng tầm Giải VCT các võ đường Bình Định tranh Cúp Hoàng đế Quang Trung với sự tham gia của các võ đường có nguồn gốc từ Bình Định trong cả nước. Võ sư cao cấp Trần Duy Linh cho biết: "Qua khảo sát, đề xuất, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đồng ý giao cho Trung tâm triển khai thực hiện hỗ trợ 12 lò võ; mỗi lò võ được cấp 1 bộ thảm và dụng cụ, binh khí tập luyện nhằm khích lệ các võ đường tích cực duy trì và đẩy mạnh phát triển phong trào, tìm kiếm những tài năng có tố chất cung cấp cho các tuyến năng khiếu và đội tuyển thể thao của tỉnh”.

Một trong những niềm tự hào của Bình Định là đưa thành công VCT Bình Định vào trong trường học và phát triển du lịch từ các lò võ. Theo đó, hiện có 100% giáo viên giáo dục thể chất tham gia 3 đợt tập huấn do Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định tổ chức; đồng thời triển khai hoạt động tập VCT Bình Định cho 100% học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ngoài ra, một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn như Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Bình Định đã triển khai thành lập CLB VCT thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Về du lịch, các lò võ tiêu biểu đã chủ động xây dựng chương trình biểu diễn, giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển, kỹ năng giao tiếp nên công tác tổ chức biểu diễn võ thuật trong thời gian qua đã được đổi mới về hình thức tổ chức, công tác biểu diễn nhằm thu hút du khách đến tham quan.

Để bảo tồn bền vững và lan tỏa tinh hoa VCT Bình Định, UBND tỉnh Bình Định đã quan tâm xây dựng và phát triển Đề án Bảo tồn và phát huy VCT Bình Định giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có mô hình võ đường tiêu biểu. Hiện trên địa bàn tỉnh có 6 võ đường tiêu biểu, trong đó võ sư đứng đầu võ đường được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí 1,8 triệu đồng/người/tháng; hỗ trợ 5 võ sinh thường trực tại CLB Võ thuật chùa Long Phước (1,8 triệu đồng/người/tháng) để biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Bùi Trung Hiếu, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Trưởng ban xây dựng bộ hồ sơ quốc gia VCT Bình Định để trình UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho biết: “Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định đang tích cực phối hợp với các cấp, ngành để phấn đấu hoàn thiện hồ sơ VCT Bình Định và dự kiến trình Chính phủ vào cuối năm 2024, đầu năm 2025. Công tác điền dã, nghiên cứu, sưu tầm, lập hồ sơ diễn ra thuận lợi khi VCT Bình Định đã và đang khẳng định sức sống mãnh liệt trong nhân dân”.

VCT Bình Định xuất hiện từ rất sớm. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập phủ Hoài Nhơn, từ đó các võ tướng, võ quan của triều đình đã ở lại đây sinh sống và truyền lại võ nghệ cho con cháu, cho dân làng và người dân địa phương. Đến thời Tây Sơn, VCT Bình Định chuyển sang giai đoạn biến đổi về chất, nhằm đáp ứng nhu cầu chiến đấu của cuộc khởi nghĩa với phạm vi và quy mô trước đây chưa có. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là môi trường, điều kiện thúc đẩy và hình thành diện mạo mới của VCT Bình Định như ngày hôm nay.

HỮU TRƯỞNG

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.

Trung tâm võ thuật cổ trueyenf bình định

Người nước ngoài đam mê võ cổ truyền Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan quốc tế võ cổ truyền (VCT) Việt Nam lần thứ VIII-năm 2023 diễn ra mới đây tại Bình Định, hoạt động giao lưu biểu diễn võ thuật giữa các đoàn trong nước và quốc tế đã thu hút đông đảo người xem.

Trung tâm võ thuật cổ trueyenf bình định

Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam

Chiều 3-8, tại TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Hội thảo “Các giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2030”.

Võ cổ truyền Bình Định tiếng Anh là gì?

Võ Bình Định (Chữ Hán: 武平定) (short for võ thuật Bình Định 武術平定, martial arts of Bình Định Province) is a regional form of martial arts in Vietnam.