Trung tâm thanh toán ngân hàng nông nghiệp năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa cho biết đã thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền, với đội ngũ gồm 26 cán bộ chuyên trách.

Trung tâm thanh toán ngân hàng nông nghiệp năm 2024
Agribank công bố Quyết định thành lập Trung tâm Phòng, chống rửa tiền

Để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ngân hàng nước ngoài, các tổ chức kinh doanh kim khí quý, đá quý bao gồm các công ty kinh doanh vàng, các công ty trung gian thanh toán tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Ngày 28/12/2023, NHNN ban hành văn bản số 10064/NHNN- TTGSNH về việc tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Nội dung văn bản nêu: Để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ngân hàng nước ngoài, các tổ chức kinh doanh kim khí quý, đá quý bao gồm các công ty kinh doanh vàng, các công ty trung gian thanh toán thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022; Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Quyết định số 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023 Thủ tướng Chính phủ quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

Trong đó, tập trung tăng cường thực hiện nhận biết khách hàng (gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng) theo quy định tại Điều 9 đến Điều 14 Luật Phòng, chống rửa tiền, Điều 6 Nghị định số 19, đảm bảo việc nhận biết khách hàng và giao dịch của khách hàng được thực hiện phù hợp với các thông tin về khách hàng, hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.

Với giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN) theo quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền, Quyết định số 11 và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền và Điều 9 Thông tư số 09. Trường hợp qua nhận biết khách hàng và giám sát giao dịch phát hiện có dấu hiệu bất thường, thực hiện báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN) giao dịch đáng ngờ theo quy định tại các điều từ Điều 26 đến Điều 33 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022. Kịp thời báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch đáng ngờ, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Tiên phong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về phòng, chống rửa tiền, Agribank đã thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền. Ngày 30/12/2023, Agribank đã công bố Quyết định thành lập Trung tâm với đội ngũ 26 cán bộ chuyên trách, cơ cấu tổ chức hoàn thiện, sẵn sàng hoạt động từ đầu năm 2024.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trước đó, ngày 15/11/2023, Agribank đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thanh toán quốc tế 2024-2025 và công tác phòng, chống rửa tiền trong thanh toán quốc tế theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở chính và kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên toàn hệ thống. Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ, trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, thúc đẩy hoạt động thương mại không lành mạnh cùng nguy cơ rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và gian lận thương mại ngày càng gia tăng, một điểm sáng của Hội nghị mang ý nghĩa thiết thực với các cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế là triển khai công tác phòng, chống rửa tiền. Hội nghị đã cập nhật thông tin về các hình thức, kỹ thuật tội phạm sử dụng để rửa tiền qua hoạt động thương mại hàng hóa, các dấu hiệu cảnh báo,… để cán bộ thực hiện thanh toán quốc tế tăng cường chú trọng công tác nhận biết khách hàng, nhận biết giao dịch.

Thời gian qua, Agribank đã thể hiện nỗ lực không ngừng trong việc ứng dụng công nghệ số, phát triển các sản phẩm tiện ích, với những giải pháp thanh toán vượt trội, góp phần quan trọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nội địa.

Trung tâm thanh toán ngân hàng nông nghiệp năm 2024

Đồng hành thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Agribank đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm cung ứng kênh thanh toán, phương tiện thanh toán hiện đại, phát triển sản phẩm dịch vụ (SPDV) giảm tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán, để góp phần tích cực hiện thực hóa các mục tiêu Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công của Chính phủ; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025.

Hệ thống máy ATM/CDM, POS, đơn vị chấp nhận thẻ được Agribank trang bị, phát triển rộng khắp trong cả nước, đặc biệt chú trọng đến khu vực nông thôn đã tạo điều kiện tối đa đối với khách hàng sử dụng thẻ khi giao dịch và thanh toán hàng hóa.

Triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ Thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn; trong đó Thẻ Lộc Việt sử dụng công nghệ mới nhất trên thị trường tích hợp hai ứng dụng ghi nợ và tín dụng trên cùng một chip theo chuẩn VCCS cho phép linh hoạt thanh toán bằng hình thức chạm, quẹt, đồng thời được chủ động thanh toán trước trả tiền sau với hạn mức tín dụng lên đến 100 triệu. Thẻ Lộc Việt tạo điều kiện giúp những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người có thu nhập thấp tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, Agribank còn nghiên cứu phát triển sản phẩm Thẻ phi vật lý, được phát hành trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking hoặc tại các máy Agribank Digital với các bước đăng ký và định danh eKYC đơn giản, thẻ phi vật lý Dcard và Jcard này không chỉ mang đến cho người dùng phương thức thanh toán ngay lập tức, an toàn mà còn đáp ứng đầy đủ các tính năng thanh toán một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất.

Bên cạnh đó, Agribank không ngừng nghiên cứu nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Ứng dụng Agribank E-Mobile Banking cũng liên tục ghi nhận sự gia tăng khách hàng tải về và sử dụng thường xuyên, có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến eKYC ngay trên ứng dụng; thực hiện trực tuyến các giao dịch tài chính, phi tài chính một cách dễ dàng mà không phải dùng tiền mặt như chuyển khoản, thanh toán mã QR, gửi tiền, mua vé tàu xe, taxi...

Agribank phối hợp với NAPAS ra mắt dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7 bằng mã thanh toán VietQR trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, đem lại cơ hội cho người dân tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại. Tăng cường hợp tác với công ty Fintech, trung gian thanh toán, đối tác phát triển hệ sinh thái công nghệ số cung cấp SPDV đa dạng với trải nghiệm liền mạch, xuyên suốt, an toàn, tiện lợi với chi phí thấp, giảm thời gian giao dịch, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp.

Trung tâm thanh toán ngân hàng nông nghiệp năm 2024

Agribank Digital cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng, giúp khách hàng chủ động tiếp cận dịch vụ 24/7: Định danh, xác thực khách hàng bằng phương pháp sinh trắc học eKYC (khuôn mặt, vân tay); Mở tài khoản trực tuyến; Phát hành thẻ trực tuyến; Đăng ký dịch vụ E-Mobile Banking; Đăng ký nhu cầu vay vốn… Khi đã có tài khoản tại Agribank khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính (rút tiền, gửi tiền…) mà không cần dùng đến thẻ hay giấy tờ tùy thân.

Bên cạnh mô hình Ngân hàng số (Agribank Digital) đang triển khai, hiện nay, Agribank đang tiến hành thử nghiệm và sẽ thực hiện theo lộ trình ứng dụng Căn cước công dân gắn chip vào hoạt động giao dịch. Với hình thức này, khách hàng đến Agribank giao dịch chỉ cần chọn dịch vụ và ký duy nhất một chữ ký mà không cần viết hay điền bất kỳ thông tin gì bằng tay. Việc mở tài khoản, phát hành thẻ, đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile Banking, cho đến vay vốn hay nộp tiền vào tài khoản… đều được thực hiện rất nhanh chóng, an toàn với độ chính xác cao.

Trung tâm thanh toán ngân hàng nông nghiệp năm 2024

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công

Hiện nay, Agribank đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán tới các địa phương, đơn vị là các Bộ/Cục/cơ quan để cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các nhóm dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm: Thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính; Nộp thuế cá nhân; Nộp bảo hiểm xã hội; Nộp thuế, lệ phí trước bạ về đất đai; Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính; Nộp tạm ứng án phí…

Bên cạnh triển khai các phương thức thanh toán truyền thống qua thẻ nội địa, từ năm 2023, Agribank đã phối hợp triển khai phương thức thanh toán dịch vụ công trực tuyến qua tài khoản, hoặc ngân hàng điện tử Agribank E-Mobile Banking, E-Banking. Những phương thức này cho phép người dân dù ở bất kì nơi đâu có thể truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia và thực hiện thanh toán trong ứng dụng thanh toán của ngân hàng một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng.

Triển khai hiệu quả thỏa thuận hợp tác, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công, hành chính công, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Agribank chủ động triển khai kết nối, tích hợp thanh toán trên Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia hỗ trợ nộp thuế điện tử khách hàng vào Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.

Kết nối và tích hợp các giải pháp thanh toán trực tuyến, Agribank tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị triển khai giải pháp thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, truyền hình…trên đa kênh ATM/CDM, E-Banking, E-Mobile Banking.

Không chỉ cải tiến sản phẩm dịch vụ và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, Agribank còn chủ động tích cực triển khai nhiều chương trình ưu đãi, khuyến khích khách hàng sử dụng SPDV ngân hàng điện tử, xây dựng thói quen thanh toán, chi trả theo phương thức điện tử chi trả thay thế cho dùng tiền mặt trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng.

Liên tục được vinh danh với nhiều giải thưởng cho hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc lĩnh vực tài chính - ngân hàng và ngân hàng số trong những năm qua, thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai, cung cấp những SPDV hiện đại, tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ công của khách hàng.

Bao nhiêu tuổi mới được mở tài khoản ngân hàng Agribank?

Điều kiện sử dụng: Cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài sống tại Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và có tài khoản tại Agribank.

ngân hàng Agribank 1 tháng trừ bao nhiêu tiền?

Phí duy trì dịch vụ E-Banking.

Vay Ngân hàng Nông nghiệp lãi suất bao nhiêu?

5. Lãi suất vay ngân hàng Agribank.

Số điện thoại tổng đài Agribank là gì?

Lưu ý: Mọi khiếu nại liên quan đến dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ nhà cung cấp hoặc tổng đài 1900558818 của Agribank hoặc tổng đài 1900555577 của VNPAY để được hỗ trợ”.