Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu giá trị ngành công nghiệp của nước ta

Trần Anh

1.Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. Sự chuyển dịch cơ cấu đó do những nguyên nhân nào? 2.Thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân t

a. 3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến?

Tổng hợp câu trả lời [1]

1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta: Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng : - Giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp [dc] - Tăng tỉ trọng của khu vực xây dựng – công nghiệp[dc] - Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, có xu hướng ổn định[dc] Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó: - Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến tốt đẹp theo chiều hướng công nghiệp hóa. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là kết quả của công cuộc đổi mới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2.Trình bày thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta *Thành tựu -Trong thời gian qua , đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện [ thu nhập ,giáo dục ,y tế ,nhà ở ,phúc lợi xã hội. -Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% [Năm 1999].Mang lưới các trường học phát triển rộng khắp từ tiểu học THCS,THPT,Cao đẳng,Đại học... -Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng : -Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn . -Tuổi thọ bình quân tăng: 1999 tuổi thọ trung bình của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74 .Xếp vào loại cao so với các nước đang phát triển -Tỷ lệ tử vong ,suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm,nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi . *Hạn chế - Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn , .[dẫn chứng] -Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .[dẫn chứng] -Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa. 3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến -Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghiệp thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao dễ bảo quản ,dễ chuyên chở tiêu thụ và xuất khẩu ,từ đó cho phép vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp -Xây dựng vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến tức là gắn sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp , tạo ra các liên hợp liên minh công –nông nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hóa nền nông nghiệp. -Góp phần giảm cước phí vận chuyển , là điều kiện hạ giá thành sản phẩm , cho phép sản phẩm cây công nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới Như vậy ,xây dựng vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến chính là một hướng tiến bộ của sản xuất nông nghiệp trên con đường hiện đại

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 212: Cơ cấu ngành công nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ba nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch qua các năm từ 1996 – 2005.

– Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến tăng, từ 79,9% [năm 1996] lên 83,2% [năm 2005], tăng 3,3%.

– Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 13,9% [năm 1996] xuống 11,2% [năm 2005], giảm 2,7%.

– Tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 6,2% [năm 1996] xuống còn 5,6% [năm 2005], giảm 0,6%.

– Ở Bắc Bộ:

   + ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :

      • Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.

      • Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.

      • Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.

      • Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.

      • Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.

      • Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.

– Ở Nam Bộ:

   + Tiêu biểu là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

   + Hình thành một dải phân bố công nghiệp.

   + Nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

– Duyên hải miền Trung: mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng [quan trọng nhất], Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

– Ở các khu vực còn lại [Tây Nguyên, Tây Bắc]:

   + Hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

   + Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.

– Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp:

   + Nhóm công nghiệp khai thác [4 ngành].

   + Nhóm công nghiệp chế biến [23 ngành].

   + Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước [2 ngành].

– Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may, hoá chất – phân bón – cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí – điện tử,…

– Nhờ đường lối phát triển của nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Nhân tố thị trường góp phần điều tiết sản xuất công nghiệp.

– Chịu sự tác động của các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực KT-XH.

– Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm phát huy được các thế mạnh, mang lại hiệu quả KT cao, góp phần sử dụng bền vững tài nguyên.

– Chuyển dịch theo xu hướng chung của toàn thế giới.

a. Cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

– Ở Bắc Bộ:

   + ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :

      • Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.

      • Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.

      • Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.

      • Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.

      • Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.

      • Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.

   + Ở Nam Bộ [tiêu biểu là ĐNB, ĐBSCL]:

      • Hình thành một dải phân bố công nghiệp.

      • Nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

   + Duyên hải miền Trung : mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng [quan trọng nhất], Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

   + Ở các khu vực còn lại [Tây Nguyên, Tây Bắc], hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.

b. Nguyên nhân của sự phân hóa

– Phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội.

– Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

– Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp [trung du và miền núi] là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có sự thay đổi mạnh trong những năm gần đây theo xu hướng:

   + Giảm mạnh tỉ trọng khu vực Nhà nước 25,1% [2005].

   + Tăng tỉ trọng khu vực Ngoài Nhà nước 31,2% [2005].

   + Tăng mạnh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 43,7%

Video liên quan

Chủ Đề