Quy định về thuê dịch vụ kế toán

Mục lục bài viết

  • 1. Cách hạch toán chi phí thuê kế toán
  • 2. Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN
  • 2.1. Các khoảnchi phí được trử khi tính thuế TNDN
  • 2.2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
  • 3. Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế tán trường không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật thuế của Công ty Luật Minh Khuê

Luât sư tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp

1. Cách hạch toán chi phí thuê kế toán

Theo điểm a khoản 1 điều 92. Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

>> Xem thêm: Cách xác định tỷ giá hạch toán trong nghiệp vụ kế toán ?

a] Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp [tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...]; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài [điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...]; chi phí bằng tiền khác [tiếp khách, hội nghị khách hàng...]

Theo điểm 3.1 khoản 3 điều 92 quy định về phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu.

3.11. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp [6428]

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu được khấu trừ thuế]

Có các TK 111, 112, 331,...

Theo đó, công ty bạnlàm về thương mại, là công ty siêu nhỏ, chỉ có 2 người làm. Công ty có thuê 1 người làm kế toán trưởng. Hàng tháng chị kế toán này đến lấy chứng từ về nhà làm, với mức phí là 700.000 đ/ tháng. Như vậy, người kế toán này không phải là nhân viên của công ty chỉ là người công ty thuê dịch vụ, vì là cá nhân kinh doanh với mức doanh thu 700.000đ/tháng nên không xuất được hóa đơn cho công ty. Do đó, bạn cần hạch toán về chi phí chi trả cho người kế toán này là Nợ tài khoản 642/CóTK 111,112

2. Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịuthuếnhư sau:

2.1. Các khoảnchi phí được trử khi tính thuế TNDN

>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp

Trừ cáckhoản chi không được trừnêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a] Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

b] Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c] Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác địnhthu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt [kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này].

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt [kỳ tính thuế năm 2015].

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán tiền chi tạm ứng khi mua vật dụng cho văn phòng

2.2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

a] Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được [nếu có]; bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường [nếu có].

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường [nếu có].

>> Xem thêm: Tiền phạt chậm nộp thuế có được tính vào chi phí hợp lý được trừ không ? Hạch toán thế nào ?

b] Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được [nếu có] kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường [nếu có].

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường [nếu có].

c] Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

3. Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế tán trường không?

Theo khoản 1 Điều 20Nghị định 174/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp, hợp tác xã phải bố trí kế toán trưởng. Nếu chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này, doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều này cũng chỉ rõ: Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

>> Xem thêm: Cách hạch toán khoản phải trả, phải nộp khác của doanh nghiệp tại tài khoản 338

Như vậy, các doanh nghiệp đều bắt buộc phải có kế toán trưởng, trừ doanh nghiệp siêu nhỏ.

Nghị định 39/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định, doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định như sau:

- Có không quá 10 người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 03 tỷ đồng: Với doanh nghiệp siêu nhỏ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng.

- Có không quá 10 người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng: Với doanh nghiệp siêu nhỏ lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Như vậy doanh nghiệp của bạn thuộc mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ và không yêu cầu bắt buộc phải có kế toán trường.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là gì? Chế độ hạch toán xây dựng cơ bản dở dang

Bộ phậnTư vấn pháp luật thuế - Công ty luật Minh KHuê

Video liên quan

Chủ Đề