Trăn tiêu hóa thức ăn như thế nào

Trăn đá Châu Phi là một trong những loài rắn lớn nhất hành tinh, có thể dài tới 6m. Đoạn video ngoạn mục về loài động vật bò sát này đã được ghi lại tại Khu bảo tồn MalaMala ở Nam Phi khi nó đang từ nuốt chửng một con linh dương Impala lớn hơn cơ thể nó rất nhiều.

Theo chuyên gia động vật, trăn là những kẻ phục kích săn mồi cừ khôi. Chúng sẽ hạ gục bất cứ con mồi nào xuất hiện trước mặt khi chúng đói.

Cận cảnh con trăn đá Châu Phi nuốt chửng con mồi lớn. Ảnh: MalaMala Game Reserve

Khi tấn công, miệng của trăn sẽ mở rộng ra tới 180 độ, cho phép nó dùng hàm cắn chặt con mồi, sau đó nhanh chóng dùng thân mình siết chặt khiến nạn nhân ngạt thở đến chết.

Cuối cùng mới là màn nuốt chửng chiến lợi phẩm. Để tiêu hóa hết được con mồi lớn, cấu tạo dạ dày của trăn đóng vai trò hết sức quan trọng, chứa đầy axit clohydric nguyên chất. Để so sánh, con người có độ pH trong dạ dày là 4 hoặc 5, nhưng trăn có độ pH là 1.

Axit mạnh không chỉ giết chết con mồi bằng cách hòa tan nó mà còn có tác dụng bảo vệ con trăn. Sau khi ăn một bữa ăn khổng lồ, trăn phải chạy đua tiêu hóa hoàn toàn bữa ăn của mình trước khi bắt đầu thối rữa. Nếu con mồi bị thối rữa trước khi tiêu hóa, khí độc có thể tích tụ trong đường tiêu hóa và giết chết chính kẻ săn mồi.

Trăn thường tìm một nơi để ẩn náu và tiêu hóa. Nếu bữa ăn có kích thước quá lớn, nó có thể mất vài tháng trước mới cảm thấy đói trở lại và tiếp tục săn mồi.

Tuy nhiên, ngay sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn như vậy, con trăn đá Châu Phi sẽ gặp một số khó khăn khi di chuyển. Sau một bữa ăn lớn, thân mình bị phình ra khiến con trăn trở nên uể oải. Trong thời gian này, nó sẽ rất dễ bị tấn công, trong trường hợp đó, nó sẽ nôn hết toàn bộ thức ăn trong người để dễ dàng chạy trốn.

Những cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể trăn Miến Điện tăng gấp đôi kích thước sau khi chúng nuốt con mồi khổng lồ.

Trăn tiêu hóa thức ăn như thế nào

Trăn Miến Điện là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới. Ảnh: Wikimedia Commons.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế phát hiện cơ chế khiến cơ quan nội tạng của trăn Miến Điện tăng đáng kể kích thước sau khi ăn, theo International Business Times. Họ xác định một số bộ gene có thể ảnh hưởng tới những thay đổi ở cấu trúc cơ quan nội tạng trăn.

Trăn Miến Điện có khả năng nhịn ăn trong thời gian dài, khi đó chức năng trao đổi chất và sinh lý học trong cơ thể chúng tạm ngừng và các cơ quan nội tạng co lại. Nhưng trong 48 giờ sau khi nuốt con mồi to, kích thước và chức năng của các cơ quan nội tạng trăn Miến Điện gia tăng đáng kể để giúp nó tiêu hóa con mồi. Khối lượng những cơ quan quan trọng, bao gồm tim, gan, thận và ruột trăn, có thể tăng 40-100%.

Trong nghiên cứu công bố đầu tháng 5 trên tạp chí BMC Genomics, một nhóm nhà khoa học quốc tế so sánh biểu hiện gene ở tim, gan, thận và ruột của trăn Miến Điện trong thời gian trước và sau khi ăn. Họ muốn hiểu rõ những gene nào đóng vai trò quan trọng và mức độ ảnh hưởng của chúng.

Các nhà nghiên cứu xem xét biểu hiện gene ở trăn đang nhịn ăn, thời điểm một ngày sau khi ăn và 4 ngày sau khi ăn. Họ sắp trình tự bộ gene theo ba trạng thái trên và xác định 1.700 gene ở trăn biểu hiện khác nhau trước và sau ăn.

Sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích số liệu để tìm ra bộ gene quan trọng nhất thúc đẩy những thay đổi ở cơ quan nội tạng trong cơ thể trăn. Kết quả cho thấy một số bộ gene (mTOR, PPAR/LXR/RXR và NRF2) mã hóa protein kích hoạt tín hiệu ở mô, kéo theo sự phục hồi cơ quan nội tạng của trăn.

Trăn Miến Điện nằm trong số những loài rắn lớn nhất trên Trái Đất, một số con có thể dài tới 4 m. Chúng chủ yếu sinh sống ở vùng rừng Ấn Độ và Indonesia, nhưng cũng du nhập vào vùng hoang dã Florida, Mỹ, thông qua hoạt động mua bán thú cảnh và được xem là loài xâm hại.

Trăn tiêu hóa thức ăn như thế nào

Trăn Miến Điện ở vùng đầm lầy phía nam Florida. Video: AFP.

Trăn Miến Điện có thể ăn chim cũng như các loài bò sát khác và rất ưa chuộng động vật có vú lớn. Ở Florida, loài vật này thường ăn thịt gia súc, cá sấu và hươu trưởng thành.

Nghiên cứu cơ chế sinh học ở loài trăn có thể gợi ý cho các nhà khoa học tìm ra cách tốt nhất để điều trị những căn bệnh ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng của người trong tương lai.

Một đoạn video đáng kinh ngạc được ghi lại tại Khu bảo tồn hoang dã MalaMala (Nam Phi) cho thấy một con trăn thuộc họ Trăn đá châu Phi (Python sebae) từ từ nuốt chửng cả một con linh dương trưởng thành.

Mặc dù kích thước của con linh dương là rất lớn, song con trăn cũng không nhỏ chút nào. Theo người cung cấp video, con trăn này dài khoảng 6 mét, và bằng một cách nào đó, đã phình căng ra một cách kỳ diệu để nuốt trọn sinh vật xấu số.

Matthew Johnston, Phó Giáo sư về y học, động vật học tại Đại học bang Colorado, cho biết: "Trăn là những kẻ săn lùng phục kích. "Chúng sẽ hạ gục bất cứ thứ gì chuyển động trước mặt chúng khi chúng đói."

Johnston cho biết loài trăn đá thường bò xung quanh các mỏm đá và hang động, cảm nhận không khí bằng một giác quan đặc biệt trong miệng, gọi là Jacobson. Chiếc lưỡi chẻ đôi của trăn không chỉ cho phép chúng sử dụng cơ quan Jacobson để "ngửi" thấy mùi hương từ các loài động vật gần đó, mà còn giúp chúng phát hiện những thay đổi tinh vi về nhiệt độ không khí xảy ra khi một loài động vật máu nóng như chuột cống (Aepyceros melampus) đi ngang qua.

Khi trăn tấn công, miệng của nó sẽ mở ra hoàn toàn ở một góc 180 độ, cho phép nó cắm hàm răng sắc nhọn vào con mồi. Khi đã khiến con vật bị thương, nó sẽ nhanh chóng cuộn cơ thể của mình xung quanh con vật để "kết liễu" kẻ địch.

Trăn tiêu hóa thức ăn như thế nào

Tuy vậy, trăn không thực sự giết chết con mồi. Nó chỉ dùng thân thể siết mạnh khiến đối phương ngạt thở, ngất đi, trước khi ăn trọn con mồi, bất kể nó lớn đến mức nào.

Thế nhưng câu hỏi là tại sao trăn có thể làm được điều như vậy? Theo PGS. Matthew Johnston, sở dĩ trăn có thể tiêu hóa con mồi là nhờ trong dạ dày của chúng chưa đầy axit clohydric tinh khiết. "Chúng ta có dạ dày với độ pH 4 hoặc 5, nhưng trăn có độ pH là 1".

Axit mạnh không chỉ giết chết con mồi bằng cách hòa tan nó, mà còn bảo vệ cho trăn. Sau khi ăn một bữa ăn lớn, con trăn phải chạy đua để tiêu hóa, nhằm chống lại sự thối rữa. Nếu con mồi bị thối rữa trước khi tiêu hóa, khí độc có thể tích tụ trong đường tiêu hóa, và giết chết con trăn.

Do vậy, một khi con trăn đã nuốt xong bữa ăn của mình, nó thường tìm một nơi kín đáo để ẩn náu và tiêu hóa. Nếu "bữa ăn" có kích thước đủ lớn, nó có thể duy trì sự sống trong vài tháng trước khi cảm thấy đói trở lại.