Trầm cảm sau sinh tiếng Anh là gì

  • Khóc không kiểm soát được

  • Mất thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

  • Đau đầu và đau nhức cơ thể

  • Những lo lắng không thực tế hoặc không quan tâm đến em bé

  • Cảm giác không có khả năng chăm sóc cho em bé hoặc không đầy đủ như một bà mẹ

Thông thường, các triệu chứng phát triển trầm trọng trong hơn 3 tháng, nhưng khởi phát có thể đột ngột hơn. Trầm cảm sau sinh làm ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân và đứa bé của phụ nữ.

Phụ nữ có thể không gắn kết với đứa trẻ, kết quả là các vấn đề về tình cảm, xã hội và nhận thức ở trẻ sau này.

Rối loạn tâm thần sau sinh hiếm khi phát triển, nhưng rối loạn tâm thần và trầm cảm sau sinh không được điều trị làm tăng nguy cơ tự tử và làm hại đứa trẻ, là những biến chứng nghiêm trọng nhất.

Những người cha cũng tăng nguy cơ trầm cảm, và căng thẳng về hôn nhân gia tăng.

Không cần điều trị, chứng trầm cảm sau khi sinh có thể tự khỏi hoặc trở thành trầm cảm mãn tính. Nguy cơ tái phát là khoảng 1 trong 3 đến 4.

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh tâm lý thường gặp, xảy ra ở khoảng 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh nở. Bệnh lý này biểu hiện qua khí sắc trầm buồn, chán nản, mệt mỏi và hình thành những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. 

Trầm cảm sau sinh là bệnh rối loạn cảm xúc phổ biến hiện nay

Trầm cảm sau sinh [Postpartum Depression] là một rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nữ. Bệnh lý này điển hình bởi sự giảm khí sắc kéo dài trong khoảng 1 năm đầu tiên. Ít người biết rằng, chứng trầm cảm sau sinh còn có thể ảnh hưởng đến nam giới nhưng tỷ lệ ít gặp nên không được đề cập nhiều.

Theo số liệu thống kê, có khoảng 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh mắc phải rối loạn trầm cảm. Trong đó có 15% trường hợp xảy ra trong 3 tháng sau khi sinh và 15 – 25% xảy ra trong năm đầu tiên. Trầm cảm sau sinh không chỉ gây ra tình trạng buồn bã, mệt mỏi, thiếu tập trung,… mà còn sinh ra cảm giác chán ghét hoặc thậm chí là muốn giết cả con mình.

Vì vậy, người thân trong gia đình cần có sự quan tâm đối với phụ nữ sau khi sinh để phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp. Với những trường hợp nặng, người mẹ cần được cách ly ra khỏi con trẻ để tránh những tình huống đáng tiếc. Trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Do đó ngoài sức khỏe thể chất, gia đình cũng cần quan tâm đến sức khỏe tâm lý của các sản phụ.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Trị Trầm Cảm bằng liệu pháp tâm lý của trung tâm NHC có hết không?

Trầm cảm thực chất là một bệnh rối loạn cảm xúc do não bộ bị ức chế, rối loạn. Thông thường, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới [gấp 2 lần so với nam giới] nên những biến đổi về sinh hoạt, hormone,… sau khi sinh có thể khiến bệnh bùng phát.

Trầm cảm sau sinh điển hình bởi khí sắc trầm buồn, mệt mỏi, uể oải,…

Trầm cảm sau khi sinh thường biểu hiện qua những triệu chứng sau:

– Triệu chứng về cảm xúc [cảm xúc bị ức chế]:

Khí sắc trầm buồn, có cảm giác buồn bã kéo dài, buồn không rõ nguyên nhân, mức độ buồn chán có thể tăng lên dẫn đến hành vi bạo lực với con trẻ hoặc thậm chí là tự sát.

  • Cảm thấy trống rỗng, tuyệt vọng, chán nản
  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng
  • Luôn cảm thấy bản thân xấu xí, bất tài, vô dụng, kém hấp dẫn, có cảm giác hối hận và tội lỗi
  • Lo âu, lo lắng quá nhiều, có rất nhiều luồng suy nghĩ đan xen trong đầu nhưng đa phần đều mơ hồ, không rõ ràng
  • Sợ hãi, lo lắng và luôn có cảm giác bản thân làm tổn thương đứa trẻ
  • Sợ bị bỏ rơi, ở 1 mình và sợ phải đi ra bên ngoài

– Dấu hiệu về hành động:

  • Mất hoặc giảm sự yêu thích, hứng thú và quan tâm với mọi thứ xung quanh – kể với những thói quen, món ăn, hoạt động yêu thích trước đây
  • Cảm giác kiệt sức, nhanh mệt mỏi sau khi làm việc và không muốn thực hiện bất cứ hoạt động nào
  • Ăn uống quá mức hoặc chán ăn
  • Không quan tâm, chăm sóc bản thân
  • Rối loạn giấc ngủ [ngủ ngày, thức đêm, ngủ quá nhiều, mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng,…]
  • Ngại gặp gỡ, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh

– Các biểu hiện về suy nghĩ:

  • Khó khăn khi đưa ra quyết định – ngay cả với những việc đơn giản nhất
  • Nhầm lẫn, giảm trí nhớ
  • Giảm sự tập trung, chú ý khi làm việc nhà, chăm sóc con cái, học tập và làm việc
  • Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát
  • Có ý nghĩ làm tổn thương đứa trẻ và người thân

– Các triệu chứng khác:

  • Vã mồ hôi
  • Hồi hộp
  • Đau đầu
  • Giảm hứng thú tình dục, thậm chí cảm thấy khó chịu khi bạn đời ôm ấp, gần gũi

Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể gây trầm cảm sau sinh nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên đối với phụ nữ sau khi sinh, sự sụt giảm và bất ổn của hormone được xem là yếu tố chủ yếu.

Một số nguyên nhân, yếu tố được xác định có thể gây ra bệnh trầm cảm sau khi sinh:

Sau khi sinh nở, nồng độ hormone progesterone và estrogen sụt giảm một cách đột ngột. Ngoài ra, sự sụt giảm của hormone tuyến giáp trong giai đoạn này cũng góp phần gây ra chứng trầm cảm.

Sự thay đổi hormone sau khi sinh là yếu tố gia tăng nguy cơ bị trầm cảm

Đọc Ngay: Master Coach Bùi Thị Hải Yến và ước mơ giúp phụ nữ Việt Nam thoát khỏi trầm cảm

Trên thực tế, hormone thay đổi khiến phụ nữ mang thai và sau khi sinh trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, buồn phiền, chán nản,… Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là nguyên nhân trực tiếp gây ra các rối loạn tâm thần ở phụ nữ sau sinh. Thực tế, rối loạn hormone chỉ được xem là yếu tố cộng hưởng dẫn đến trầm cảm và các rối loạn cảm xúc.

Mất ngủ/ thiếu ngủ và trầm cảm là hai chứng bệnh có mối tương quan qua lại. Trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng mất ngủ kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đồng thời khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Mất ngủ là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh do tác động của rối loạn hormone, rối loạn đồng hồ sinh học do phải chăm sóc con cái, lo âu, suy nghĩ quá nhiều,… Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất lượng giấc ngủ kém làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần.

Nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh có thể cao hơn ở những trường hợp có người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này. Hoặc người mẹ từng có tiền sử bị trầm cảm ở những lần sinh trước.

Trầm cảm sau sinh là bệnh lý có khả năng di truyền

Trầm cảm và các bệnh rối loạn cảm xúc đã được chứng minh có khả năng di truyền. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, cơ chế bệnh sinh của chứng bệnh này có sự tham gia của một số gen. Vì vậy, sản phụ có mẹ, chị/ em gái bị trầm cảm sau sinh cần chủ động tầm soát để kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị.

Sang chấn tâm lý được xem là nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm sau sinh bên cạnh rối loạn hormone. Tâm lý bị kích động có thể bắt nguồn từ:

  • Mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng và các mối quan hệ gia đình
  • Sinh khó, trẻ sinh ra mắc bệnh bẩm sinh, nan y hoặc con chết ngay sau khi sinh
  • Lo lắng quá mức về việc chăm sóc con cái [thường gặp ở người mang thai khi tuổi còn nhỏ, lần đầu tiên làm mẹ,…]
  • Phải tự mình chăm sóc con cái, không nhận được sự hỗ trợ từ bạn đời và người thân
  • Thiếu sự quan tâm, không có người động viên và chia sẻ. Một số nam giới cũng có thể bị trầm cảm sau sinh do người vợ quá chú tâm đến con trẻ mà không quan tâm đến mình
  • Mang thai ngoài ý muốn, không hề biết bản thân mang thai cho đến khi sinh nở, con ngoài giá thú
  • Không được nhìn mặt và chăm sóc con [mang thai hộ hoặc do bị ép buộc phải rời xa con do nhiều nguyên nhân khác]
  • Lo lắng về vấn đề tài chính, sợ con cái ảnh hưởng đến công việc

Ngoài ra, nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cũng có thể tăng lên khi có những yếu tố như:

Nghiện rượu bia làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Tiền sử trầm cảm trước đó
  • Tiền sử rối loạn lo âu
  • Có tiền sử rối loạn lưỡng cực, đặc biệt type 2 [thể bệnh đặc trưng bởi giai đoạn trầm cảm nhiều hơn hưng cảm]
  • Gần ngày sinh phải đối mặt với những biến cố như mất việc làm, gia đình phá sản, mất người thân, bạo hành gia đình,…
  • Tiền sử lạm dụng ma túy và nghiện rượu

Trầm cảm sau khi sinh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ mà còn tác động đến con trẻ, bạn đời và người thân trong gia đình. Đặc biệt ở nước ta, trầm cảm và các rối loạn tâm thần chưa thực sự được quan tâm. Do đó, có rất nhiều trường hợp bạn đời và gia đình chồng không phát hiện sớm chứng trầm cảm sau sinh. Ngược lại còn có những phản ứng tiêu cực về suy nghĩ, cảm xúc và hành động ở người mẹ. Tình trạng này khiến cho chứng trầm cảm tiến triển nặng dẫn đến nhiều tình huống đáng tiếc.

Trầm cảm sau sinh không được điều trị và kiểm soát có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng nặng nề như:

  • Trầm cảm kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người mẹ suy giảm. Một số trường hợp còn có những hành vi mất kiểm soát, xúc phạm đến những người xung quanh
  • Gây mất sữa, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, tim mạch
  • Không quan tâm đến con cái hoặc thậm chí là hành hạ, bỏ mặc, có suy nghĩ hoặc hành vi giết con
  • Một số trường hợp còn có thể thực hiện hành vi tự sát và giết hại những người thân trong gia đình
  • Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng trầm cảm cũng phải đối với những ảnh hưởng nặng nề như chỉ số IQ thấp, kỹ năng học hỏi giảm, gặp khó khăn trong quá trình học tập, cảm xúc – hành vi bất thường, khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, có nguy cơ mắc chứng tự kỷ, lòng tự tin thấp, thụ động, dễ lo âu và sợ hãi

Ngoài những ảnh hưởng đến người mẹ và con trẻ, chứng trầm cảm sau sinh còn tác động đến bạn đời và người thân trong gia đình. Nếu không thăm khám và điều trị sớm, bản thân người bệnh sẽ gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tương tự như trầm cảm, trầm cảm sau sinh được chẩn đoán chủ yếu qua biểu hiện lâm sàng [bao gồm 3 triệu chứng đặc trưng và những triệu chứng phổ biến]. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cũng có thể dễ dàng đánh giá được mức độ của rối loạn trầm cảm ở từng bệnh nhân.

Điều trị trầm cảm sau khi sinh chủ yếu là sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý và sự hỗ trợ, quan tâm của những người xung quanh. Nếu thăm khám và điều trị tích cực, tình trạng sẽ được cải thiện đáng kể.

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh được áp dụng phổ biến hiện nay:

Sự hỗ trợ từ người thân có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh. Bởi đây chỉ là giai đoạn tạm thời và người mẹ có thể hồi phục nhanh nếu được nhận được sự quan tâm từ những người xung quanh.

Những biện pháp người thân cần thực hiện để hỗ trợ người mẹ vượt qua chứng trầm cảm sau sinh:

  • Khuyến khích và chủ động đưa người bệnh đến thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường. Ngoài ra, cần chú ý mức độ tuân thủ điều trị và sự cải thiện của bệnh nhân khi dùng thuốc. Nếu nhận thấy đơn thuốc không có hiệu quả, nên động viên người bệnh quay trở lại phòng khám/ bệnh viện.
  • Thường xuyên động viên, chia sẻ với người bệnh. Nhưng cần tránh tình trạng đối xử quá đặc biệt khiến bệnh nhân cảm thấy tội lỗi, bi quan, có cảm giác bản thân vô dụng và bất tài.
  • Hỗ trợ người mẹ trong việc chăm sóc con cái. Đồng thời khuyến khích phụ nữ sau sinh nghỉ ngơi và dành thời gian chăm sóc bản thân.
  • Để tránh những tình huống đáng tiếc, cần đảm bảo luôn có người thân bên cạnh mẹ và bé trong thời gian điều trị.

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên khác với người bình thường, phụ nữ mang thai có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc [chủ yếu là do thuốc bài tiết qua sữa mẹ]. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng giữa rủi ro và lợi ích trước khi chỉ định thuốc. Ở một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân cần ngưng cho trẻ bú trong thời gian điều trị.

Trị liệu tâm lý là phương pháp được nhiều chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa khuyến khích sử dụng trong tất cả các trường hợp điều trị chứng trầm cảm sau sinh. Trong thời gian đầu trị liệu, đa phần các bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc chia sẻ vấn đề của bản thân bởi ảnh hưởng từ sâu trong tâm lý. Tuy nhiên, về lâu dài người bệnh được chuyên gia tâm lý định hướng tư duy, nhìn nhận vấn đề khách quan và mở lòng hơn, cải thiện với suy nghĩ tích cực để quyết tâm tìm lại sự vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống. 

Phương pháp Tâm lý trị liệu hoàn toàn không dùng thuốc hay can thiệp cơ thể, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng

Ưu điểm của phương pháp này là hoàn toàn không có tác dụng phụ, đồng thời tác động tích cực đến tư duy, suy nghĩ, hành động của người bệnh trầm cảm sau sinh. Từ đó, chuyên gia tâm lý dễ dàng giúp họ có nhận thức mới mẻ, thay đổi hành vi lệch lạc… 

Để liên hệ với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam nhanh nhất, hãy gọi đến hotline: tại Hà Nội – [024] 2216 8008 – 096 589 8008, tại Hồ chí Minh – [028] 2201 2555 – 096 299 8008

Hoặc bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm tại địa chỉ: 

  • Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Điện thoại: 
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Phú Nhuận 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập: 

  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh tâm lý phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, phát hiện bệnh và can thiệp điều trị sớm là vấn đề hết sức cần thiết. Người nhà người bệnh trầm cảm sau sinh nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ chữa trị chứng trầm cảm uy tín để đạt hiệu quả tốt nhất.  

Nguồn: tamlytrilieunhc.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Video liên quan

Chủ Đề