Truyền tiểu cầu trong bao lâu

Bệnh thiếu tiểu cầu hay giảm tiểu cầu là một trong các bệnh lý về máu khá phổ biến. Sự thiếu hụt tiểu cầu có những ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Vậy căn bệnh này có nghiêm trọng hay không? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp sau đây.

Bệnh thiếu tiểu cầu là gì?

“Bệnh thiếu tiểu cầu hay giảm tiểu cầu là một trong các bệnh lý về máu khá phổ biến.”

Tình trạng thiếu tiểu cầu hay giảm tiểu cầu nghĩa là số lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm do một số nguyên nhân.

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều quá trình bao gồm đông cầm máu, tạo cụ máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chửa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch.

Trong số các chức năng của tiểu cầu, chức năng giúp đông máu,trị rạn da bằng laser cầm máu là quan trọng nhất. Khi tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, chúng phải trải qua giai đoạn biến đổi hình dạng để kết dính với nhau tạo nút chặn tiểu cầu và cục máu đông. Chúng tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và giải phóng các chất làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu bị thiếu hụt, quá trình đông máu không được diễn ra bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu tiểu cầu

“Biến chứng nếu không điều trị bệnh thiếu tiểu cầu kịp thời là rất nghiêm trọng.”

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiểu cầu bao gồm: tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Trong đó, một số nguyên nhân gây bệnh đã được xác định như:

  • Do tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng
  • Nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi
  • Do tác động của các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách.
  • Ảnh hưởng của các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp…
  • Do các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn.
  • Do tác động từ các độc chất và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm…
  • Một số trường hợp thiếu tiểu cầu không xác định được nguyên nhân, được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Bệnh thiếu tiểu cầu có những biểu hiện gì?

Các biểu hiện của căn bệnh này thường bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng xuất huyết, đặc biệt ở da và niêm mạc. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da. Người bệnh cũng có các dấu hiệu chảy máu mũi, lợi chân răng.
  • Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não và màng não, xuất huyết phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục [thể hiện ở tình trạng đa kinh, rong kinh] nếu mức độ bệnh nghiêm trọng hơn. -Có các dấu hiệu thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu.

Bệnh thiếu tiểu cầu có nghiêm trọng không?

Ngoài những vấn đề bất ổn gây ra cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày, biến chứng nếu không điều trị bệnh kịp thời rất nghiêm trọng.

Nếu bệnh không được điều trị ngăn chặn kịp thời và hiệu quả, mức độ thiếu tiểu cầu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Số lượng tiểu cầu tiếp tục giảm xuống, nếu đến ngưỡng chỉ còn dưới 10.000/ml tiểu cầu, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều, gây nguy hiểm đến tính mạng. Giảm tiểu cầu nặng cũng có thể gây chảy máu trong óc hoặc ở ruột, có thể gây chết người.Xem thêm //phongkhamjkvietnam.vn/tri-ran-da-bang-laser/

Phương pháp điều trị bệnh thiếu tiểu cầu

“Người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay nếu nhận thấy những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết, đau đầu không rõ nguyên nhân.”

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng vẫn có cách chữa trị. Người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay nếu nhận thấy những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết, đau đầu không rõ nguyên nhân. Có một số phương pháp điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, cùng với sự kết hợp của chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ gây xuất huyết nặng. Đó là các phương pháp điều trị như:

  • Truyền tiểu cầu: đây là biện pháp điều trị tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng. Khi điều trị cần tránh thực hiện các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng, tiêm chích trong cơ. Bác sĩ có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể bệnh nhân nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều. Hoặc cầm máu tại chỗ và cho bệnh nhân dùng thuốc đặc trị kết hợp với các loại vitamin để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng.
  • Điều trị bằng thuốc corticoides: Áp dụng khi bệnh nhân bị giảm tiểu cầu vô căn.
  • Phẫu thuật cắt lách: thường được chỉ định khi bệnh trở thành mạn tính, bệnh nhân đã phụ thuộc vào corticoides hoặc không còn đáp ứng với corticoides. Sau cắt lách, nếu tái phát, có thể phối hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác.

Khi thấy những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết [răng, mũi, ngoài da…], đau đầu không rõ nguyên nhân phải nhập viện ngay để kịp thời điều trị. Có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể bệnh nhân nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều, hoặc cầm máu tại chỗ [bằng những biện pháp đặc biệt] và dùng thuốc đặc trị kết hợp với các loại vitamin để nâng cao thể trạng.

Cách hỗ trợ điều trị từ chính người bệnh

Người mắc bệnh thiếu tiểu cầu cần thực hiện chế độ vận động, sinh hoạt, ăn uống phù hợp, có lợi như sau:

Chế độ vận động, sinh hoạt:

  • Tránh các hoạt động có thể gây ra chấn thương, dễ bị va chạm và cần gắng sức nhiều như bóng đá, quyền anh đối kháng…
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu như aspirin và ibuprofen.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao khả năng phòng tránh và ngăn chặn bệnh tự nhiên.

Chế độ ăn uống:

  • Uống rượu ở mức độ vừa phải hay ngưng uống vì rượu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh. Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài của nó.
  • Nên ăn các thực phẩm tươi, đặc biệt là rau củ quả, bởi chúng mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Các thực phẩm còn ở dạng thô như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức và lúa mì cũng rất có lợi. Ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho cơ thể như sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể thêm nhiều năng lượng, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

*Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác,
vui lòng liên hệ 02223.858.999 hoặc 0913.259.723 để được tư vấn cụ thể

Giảm tiểu cầu do Heparin [HIT] xảy ra ở 1% bệnh nhân sử dụng heparin không phân đoạn. HIT có thể xảy ra ngay cả khi heparin liều rất thấp [ví dụ, tráng đường truyền]. Cơ chế này thường là miễn dịch. Chảy máu ít xảy ra, nhưng các tiểu cầu thường vón lại quá mức, gây tắc nghẽn mạch, dẫn đến huyết khối động mạch và tĩnh mạch, có thể đe doạ đến mạng sống [ví dụ tắc nghẽn động mạch đùi, đột quị, nhồi máu cơ tim cấp].

Cần dừng Heparin ở bất kỳ bệnh nhân nào trở nên giảm tiểu cầu và phát triển huyết khối mới hoặc tiểu cầu giảm hơn 50%. Chống đông máu bằng thuốc chống đông máu nonheparin [ví dụ, argatroban, bivalirudin, fondaparinux] nên được thay thế ít nhất cho đến khi phục hồi tiểu cầu.

Heparin trọng lượng phân tử thấp [LMWH] ít gây miễn dịch hơn heparin không phân đoạn, nhưng không thể dùng để chống đông cho bệnh nhân HIT vì hầu hết các kháng thể HIT phản ứng chéo với LMWH. Không nên thay thế warfarin cho heparin ở bệnh nhân HIT, và nếu cần phải chống đông máu kéo chỉ đầu sau khi số lượng tiểu cầu đã phục hồi.

QUY TRÌNH TRUYỀN KHỐI TIỂU CẦU

[Cập nhật: 19/11/2017]

QUY TRÌNH TRUYỀN KHỐI TIỂU CẦU

I.                  ĐẠI CƯƠNG

Truyền máu tại giường bệnh là bước cuối của quy trình truyền máu lâm sàng, Trực tiếp đưa máu của người cho vào máu của người nhận do đó đòi hỏi an toàn cao và theo dõi cẩn trọng tại giường bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Điều trị chảy máu do [giảm số lượng tiểu cầu, giảm chức năng tiểu cầu].

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

Truyền máu tại giường bệnh là bước cuối của quy trình truyền máu lâm sàng, Trực tiếp đưa máu của người cho vào máu của người nhận do đó đòi hỏi an toàn cao và theo dõi cẩn trọng tại giường bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Điều trị chảy máu do [giảm số lượng tiểu cầu, giảm chức năng tiểu cầu].

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

Nếu người bệnh đang trong tình trạng hôn mê thì cần hỏi người nhà người bệnh hoặc một nhân viên khác để xác định chính xác người bệnh.

- Kiểm tra chính xác người bệnh trên cơ sở đối chiếu với:

Hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra các chi tiết sau trên nhãn hoà hợp dán trên túi máu xem có phù hợp chính xác với hồ sơ người bệnh của người bệnh không:

+ Họ tên người bệnh;

+ Giường bệnh, phòng bệnh hoặc phòng mổ;

+ Nhóm máu của người bệnh;

+ Túi máu;

+ Nhãn hoà hợp.

- Kiểm tra ngày hết hạn của túi máu.

V. ĐỊNH LẠI NHÓM MÁU TẠI GIƯỜNG

Trực tiếp đưa máu [truyền máu] vào tĩnh mạch người bệnh: bước cuối cùng của truyền máu do đó bác sĩ điều trị cần kiểm tra lại kết quả định lại nhóm máu, nếu phù hợp hoàn toàn, theo y lệnh của bác sĩ, điều dưỡng mở khóa dây truyền máu, từ từ 10, 20 giọt cho đến mức tối đa theo y lệnh.

- Truyền khối tiểu cầu: sử dụng huyết thanh mẫu định lại nhóm máu ABO của người bệnh và làm phản ứng chéo giữa mẫu máu người bệnh và mẫu chế phẩm máu.

VI. THEO DÕI TRUYỀN MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU

1. Đối với mỗi đơn vị máu truyền vào, cần phải theo dõi người bệnh ở từng giai đoạn của quá trình truyền máu

- Trước khi bắt đầu truyền máu;

- 15 phút sau khi bắt đầu truyền máu;

- Ít nhất mỗi giờ trong quá trình truyền máu;

- Khi truyền máu xong;

- 4 giờ sau khi truyền máu xong.

2. Tại mỗi giai đoạn nêu trên, cần ghi lại thông tin vào bảng theo dõi người bệnh

Toàn trạng của người bệnh, các chỉ số sinh tồn

3. Ghi chép lại vào phiếu truyền máu

- Thời gian bắt đầu truyền máu;

- Thời gian hoàn tất truyền máu;

- Thể tích và số lượng tất cả các chế phẩm máu được truyền vào;

- Tất cả các phản ứng phụ có hại xảy ra.

VII. NHỮNG TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Phát hiện và xử trí các tác dụng không mong muốn trong truyền máu và ngay sau truyền máu:

- Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở người bệnh đang truyền máu hoặc chế phẩm máu, phải ngừng truyền ngay và báo cáo bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời. Khi cần thiết phải mời bác sĩ hoặc người phụ trách của cơ sở cung cấp máu để phối hợp xử trí.

- Trường hợp người bệnh có phản ứng nặng hoặc tử vong có liên quan đến truyền máu thì cơ sở cung cấp máu phải báo cáo ngay với lãnh đạo bệnh viện và cơ sở cung cấp máu để phối hợp tìm nguyên nhân và đề xuất ý kiến giải quyết.

- Lập báo cáo tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu [theo mẫu số 6], bàn giao cho cơ sở cung cấp máu các túi máu, chế phẩm máu, dây truyền máu và các loại thuốc tiêm, dịch truyền khác sử dụng cho người bệnh vào thời điểm xảy ra tác dụng khong mong muốn. Thời gian lưu giữ các bệnh phẩm trên và các mẫu máu có liên quan ít nhất là 14 ngày kể từ lúc xảy ra tác dụng không mong muốn.

- Cơ sở cung cấp máu phải xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm để xác định nguyên nhân và lập phiếu xét nghiệm tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu.

2. Phát hiện và xử trí tác dụng không mong muốn xảy ra chậm sau truyền máu:

Cơ sở điều trị sử dụng máu cần phối hợp với cơ sở cung cấp máu để xác định nguyên nhân tác dụng không mong muốn xảy ra chậm và áp dụng các biện pháp theo dõi và điều trị tích cực theo quy định của Bộ Y tế.

Video liên quan

Chủ Đề