Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020: Thể hiện sức chống chịu trước đại địch

Hoa Sơn

14:45 20/01/2021

Năm 2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch Covid-19 và phục hồi tốt nhất thế giới.

Công ty chứng khoán hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực gì?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021

Thao túng thị trường chứng khoán bị xử phạt như thế nào?

Đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh?

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2020, chỉ số VN-Index vượt 1.100 điểm, đạt 1.103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số HNX-Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019. Nhờ đó, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, quy mô thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho đến năm 2020 và thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối quý I và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1%GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP).

Một điểm ấn tượng khác là thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục. Điều này phần nào cho thấy sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, số liệu thống kê cũng cho thấy, số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới trong năm cũng tăng mạnh. Cụ thể, số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới năm 2020 đạt 393.659 tài khoản, tăng 94% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm năm 2019, khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. Như vậy, lũy kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.

TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên, tăng 77% so với bình quân năm 2019. Tính tại thời điểm 31/12/2020, khối lượng mở OI toàn thị trường đạt 40.339 hợp đồng, tăng 143% so với cuối năm 2019.

Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, song nhiều doanh nghiệp niêm yết/đăng kí giao dịch vẫn có kết quả kinh doanh khả quan. Số lượng doanh nghiệp báo cáo có lãi vẫn chiếm 84% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo trong quý III/2020, điều này thể hiện doanh nghiệp đã có sức chịu đựng khá tốt dù trải qua dịch Covid-19.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, UBCKNN tăng cường công tác giám sát, phối hợp giám sát thường xuyên và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK góp phần tích cực để thị trường phát triển ổn định. Năm 2020, UBCKNN ra quyết định xử phạt đối với 380 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 22,2 tỷ đồng; có 02 vụ án liên quan đến thao túng TTCK đã được xét xử. Đồng thời, ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với 01 công ty chứng khoán; Đưa vào diện kiểm soát đối với 01 công ty chứng khoán; thu hồi giấy phép hoạt động 01 công ty quản lý quỹ và tạm ngừng hoạt động 01 công ty quản lý quỹ... Tình hình hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán về cơ bản vẫn duy trì được sự ổn định và có tăng trưởng.

Về nâng hạng thị trường chứng khoán, UBCKNN cho biết, cơ quan này đã tận dụng hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới về nâng hạng thị trường trong khuôn khổ chương trình phát triển thị trường vốn J-CAP. Hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào các hoạt động nhằm đánh giá, tư vấn về các giải pháp nhằm tháo gỡ những trở ngại đối với việc nâng hạng TTCK từ Cận biên lên Mới nổi theo phân hạng của MSCI và/hoặc FTSE Russell. Đến nay, FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối quý I và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1%GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP).

In bài viết

nhà đầu tư nước ngoài thị trường chứng khoán thị trường cổ phiếu thị trường trái phiếu

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

    Các yếu tố nền tảng hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tích cực

  • Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

    Quyết tâm làm sạch thị trường của Bộ Tài chính là pha ghi điểm đáng giá trong mắt nhà đầu tư ngoại

  • Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

    Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi về chất

Tin nổi bật

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

Bộ Tài chính và IFC hợp tác nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường vốn, quản lý nợ công

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

Hướng tới nền báo chí đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

Quyết tâm làm sạch thị trường của Bộ Tài chính là pha ghi điểm đáng giá trong mắt nhà đầu tư ngoại

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi về chất

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2022

Đề xuất gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, mặt nước, hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh