Tóm tắt truyện kim ốc tàng kiều

Tổng đề cử Kim ốc tàng kiều nam ( Xuyên qua trọng sinh )

Đã có 11 người đánh giá / Tổng đề cử

5.00

Tóm tắt truyện kim ốc tàng kiều
Thuyết minh về lễ hội Nguyễn Trung Trực (Ngữ văn - Lớp 6)

Tóm tắt truyện kim ốc tàng kiều

1 trả lời

Tóm tắt Sách tôi là Bê Tô của Nguyễn Nhật Ánh (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

Hán Vũ cố sự (chữ Hán: 漢武故事, bính âm: Hàn wǔ gùshì) hay Hán Vũ Đế cố sự (chữ Hán: 漢武帝故事, bính âm: hàn wǔdì gùshì), đa phần nội dung của cuốn sách này cùng Sử ký, Hán thư có nhiều mâu thuẫn và khác biệt, cho nên nó thường được coi là một cuốn sách tạp sử, thuộc về nhóm tiểu thuyết.

Nội dung chủ yếu ghi lại câu chuyện linh tinh đã mất về thời kỳ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, như câu chuyện về "Kim ốc tàng Kiều" cực kỳ nổi tiếng, cái tên A Kiều của Trần Hoàng hậu cũng xuất phát từ cuốn sách này.

Có nhiều ý kiến khác nhau về tác giả của cuốn sách này, chẳng hạn như Ban Cố nhà Hán, Cát Hồng nhà Tấn và Vương Kiệm thời Nam Tề. Tuy nhiên cũng không có bằng chứng rõ ràng. Vì vậy có thể coi tác giả viết nên cuốn sách này là nhà văn thời Tào Ngụy - Tây Tấn, lấy danh nghĩa của Ban Cố mà làm.

Có một truyền thuyết cực kì nổi tiếng về Trần Hoàng hậu được ghi lại trong Hán Vũ cố sự, đó là Kim ốc tàng Kiều (金屋藏嬌), nghĩa là "nhà vàng cất người đẹp". Đây là một câu ngạn ngữ nổi tiếng, được biết đến như một lời định ước của phu quân đối với nguyên phối thê tử, là một trong những câu ngạn ngữ cổ điển nổi tiếng nhất trong văn hóa Trung Quốc.

Nguyên văn:

漢景皇帝王皇后,納太子宮,得幸,有娠,夢日入其懷,景帝亦夢高。高祖謂己曰:「王美人得子,可名爲彘。」及生男,因名焉。是爲武帝。帝以乙酉年七月七日旦生於猗蘭殿。年四歲,立爲膠東王。數歲,長公主嫖抱置膝上,問曰:「兒欲得婦不?」膠東王曰:「欲得婦。」長主指左右長御百餘人,皆云不用。末指其女問曰:「阿嬌好不?」於是乃笑對曰:「好!若得阿嬌作婦,當作金屋貯之也。」長主大悅,乃苦要,上遂成婚焉。皇后既廢,栗姬次應立,而長主伺其短,輒微白之。上嘗與栗姬語屬諸姬子曰:「吾百歲後善視之」,栗姬怒弗肯應。又罵上老狗,上心銜之,未發也。長主日譖之,因譽王夫人男之美。王夫人陰告長主,使大臣請立栗姬爲後,上以爲栗姬諷之,遂發怒誅大臣、廢太子爲王。栗姬自殺,遂立王夫人爲後。膠東王爲皇太子,時年七歲,上曰:「彘者徹也。」因改徹。

...

Hán Cảnh Hoàng đế Vương Hoàng hậu, khi còn ở Thái tử cung, được sủng hạnh, có thai. Một tối, Đế nằm mơ thấy Cao Tổ nói rằng:「"Vương phu nhân nếu sinh là con trai, đặt tên là Trệ"」. Quả nhiên sinh ra con trai, lấy đó làm tên, đó chính là Vũ Đế. Năm ấy là năm Ất Dậu, ngày 7 tháng 7, (Vũ Đế) được sinh ra tại Y Lan điện. Năm 4 tuổi, lập làm Giao Đông vương.

Một lần, Trưởng công chúa Phiêu ôm vào lòng rồi hỏi:「"Con có muốn lấy vợ không?"」. Giao Đông vương nói:「"Có"」. Trưởng chúa chỉ vào đám đông hơn trăm người đứng cạnh gợi ý tiếp:「"Muốn người nào?"」. Giao Đông vương đều nguầy nguậy lắc đầu, tỏ ý không ưng. Trưởng chúa lại chỉ tay về phía con gái mình, rồi hỏi:「"Ta gả A Kiều làm vợ cho con được chăng?"」. Giao Đông vương nhoẻn cười đáp:「"Được ạ! Nếu lấy được A Kiều làm vợ, con sẽ cho đúc nhà vàng để cho nàng ở"」.

Trưởng chúa rất vui, bèn nói với Thượng (tức Hán Cảnh Đế), do đó hôn sự ban thành. Khi đó Hoàng hậu không con, lập con trai của Lịch Cơ làm Thái tử. Hoàng hậu đã bị phế, Lịch Cơ vị thứ, đáng nên lập, nhưng Trưởng chúa can thiệp, Lịch Cơ không vui, có buôn lời trách mắng để bụng. Thượng giao muốn phó các con trai chư vị Cơ thiếp giao Lịch Cơ, nói:「"Sau khi ta mất thì hãy chăm chúng nó"」, Lịch Cơ giận không đáp ứng, còn mắng Thượng như "Lão cẩu", Thượng để tâm. Trưởng chúa to nhỏ với Thượng, lại thấy con trai của Vương phu nhân có dung mạo đẹp, mà Vương phu nhân hiệp cùng Trưởng chúa, mật sai đại thần khuyên lập Lịch Cơ làm Hoàng hậu, Thượng cho rằng Lịch Cơ ở sau giật dây, phát nộ giết đại thần, rồi phế Thái tử làm Vương. Lịch Cơ tự sát, lập Vương phu nhân làm Hoàng hậu. Giao Đông vương làm Thái tử, khi đó 7 tuổi. Trong chiếu viết:「"Trệ, cũng là Triệt"」. Do đó cải tên thành Triệt.

— Hán Võ cố sự

  • Sử Ký
  • Hán Thư
  • Hán Vũ cố sự (漢武故事)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hán_Vũ_cố_sự&oldid=62916890”

Tóm tắt truyện kim ốc tàng kiều

(Thực sự thì cũng không định post bài review này lên hẳn wordpress, vì truyện này không hay đến thế. Nhưng bởi quá thích bài thơ này và chuyện tình Kim ốc tàng Kiều nên post lên cho trang trọng)

Nghe tên “Kim ốc hận” rồi đọc bài thơ đề đầu truyện, lại liên tưởng đến câu chuyện ai oán trong Trường Môn Phú, cứ nghĩ đây sẽ là một bộ truyện bi phẫn buồn thương lắm đây. Thế nên mình khá ngạc nhiên khi nó không như tưởng tượng, mà ngược lại, khá ly kì và tươi sáng.

Câu chuyện này giống như những trang sử hơn là một câu chuyện “tình”, bởi tình yêu trong này vốn không cuồng nhiệt, không say đắm, không sủng nhiều mà cũng chẳng ngược bao nhiêu. Nhưng tôi vẫn háo hức đọc đến tận cuối cùng, bởi bài thơ mở đầu câu chuyện, bởi đôi nhân vật chính, bởi cái kết bi thương trong Trường Môn Phú, và bởi điển tích lãng mạn “Kim ốc tàng Kiều”…

Tuy nhiên đây lại là một chế sử chứ không phải chính sử, cho nên dù nó bắt đầu lại từ kết cục bi thương của chuyện tình giữa Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Hoàng Hậu Trần A Kiều của ngài, viết nên một câu chuyện khác hoàn toàn mới mẻ cùng một cái kết khác hết sức viên mãn; thì tôi vẫn không thấy thoả mãn. Có lẽ đó chính là lí do tôi sợ đọc những truyện liên quan đến lịch sử, bởi dù có cố gắng thay đổi tình tiết và kết cục, thì sự thật vẫn chỉ có một, sự thật vẫn tồn tại bất biến, rằng Triệt Nhi đã từng yêu thương biểu tỷ A Kiều, rằng Hán Vũ Đế đã vì giang sơn của ngài mà phế bỏ người con gái lớn lên bên ngài, người vợ đầu ấp tay gối, A Kiều yêu thương ngài như một phu quân chứ không phải một Hoàng Đế… Và Trần A Kiều vẫn mãi mãi phải sống cô quạnh trong Trường Môn Cung lạnh lẽo, cho đến lúc chết vẫn không được gặp lại Lưu Triệt.

Bởi vậy, tôi nghĩ câu chuyện này giống như một “fanfic”, một nhánh sông hư cấu trong dòng chảy lịch sử vốn chỉ có một về chuyện tình lãng mạn “Kim ốc tàng Kiều”.

Chuyện xưa kể rằng, Hán Vũ Đế Lưu Triệt khi còn nhỏ từng nói với biểu tỷ của ngài, nếu lấy được A Kiều làm vợ ta sẽ xây kim ốc cho nàng ở. Rồi họ nên vợ nên chồng, hoà thuận thương yêu. Thế nhưng bi kịch lại xảy ra, khi Triệt Nhi yêu A Kiều tỷ, còn Hán Vũ Đế lại say đắm giang sơn vạn dặm của ngài; khi Lưu Triệt buộc phải trưởng thành, buộc phải tàn nhẫn, buộc phải vô tình, buộc phải quay lưng; còn A Kiều vẫn cố chấp với tình yêu trẻ dại cuồng nhiệt, yêu Triệt Nhi như thuở ban đầu.

“Trần Kiều được xem như vị Hoàng hậu có thân thế tôn quý nhất trong lịch sử Trung Quốc khi có ông ngoại là hoàng đế, cậu là hoàng đế và phu quân cũng là hoàng đế. Từ nhỏ, Trần A Kiều đã được bà ngoại là Đậu thái hậu và cậu là Hán Cảnh Đế hết mực thương yêu. Trong 4000 năm lịch sử Trung Quốc cũng không có phi tần hoàng thất nào có thân thế hiển hách như bà.”

Đây là nàng, Trần A Kiều nữ chính của chúng ta mà cũng là Trần A Kiều của lịch sử. Một Trần A Kiều vinh quang rực rỡ đến chói mắt, bởi thế nên nàng kiêu ngạo từ trong trứng, kiêu ngạo từ trong cốt tuỷ, vẻ đẹp cũng kiêu ngạo mà tính cách và khí chất cũng đáng để kiêu ngạo. Tôi nghĩ, với thân thế này, nếu nàng không kiêu ngạo thì chẳng ai trên cõi đời này có thể kiêu ngạo. Đến cả vị Hán Vũ Đế uy danh hiển hách trong lịch sử, vào thời điểm đó cũng phải lu mờ trước hào quang của con phượng hoàng đó. Có thể nói nàng là nhân vật đáng tự hào, đáng mơ ước, thậm chí tôi còn có cảm giác không một người con gái nào xứng đáng được đố kị và tranh đấu với nàng.

Đó chính là cảm nhận của tôi về nữ chính, một nhân vật khiến mọi nhân vật khác phải lu mờ.

Cho nên tôi khá nghi ngờ với “tình yêu” của Lưu Triệt với Vệ Tử Phu, một người con gái xuất thân hèn kém đến không thể hèn kém hơn, ti tiện đến không thể ti tiện hơn. Có thể các bạn cho rằng tôi đang áp đặt tình cảm chủ quan của mình lên nhân vật Vệ Tử Phu, nhưng thực sự mà nói, sau khi đọc lịch sử của hai người con gái này mà so sánh với nhau… Ầy, dù biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng có thể nói so sánh Trần A Kiều với Vệ Tử Phu chính là sự so sánh khập khiễng nhất.

Vệ Tử Phu, dù cho trong lịch sử vị hoàng hậu này có tiếng tăm đến đâu thì những ghi chép viết về nàng ta lại khiến cho đời sau khó có thể yêu thích nổi. Mẹ ruột và các chị em gái đều khá là…”lăng loàn”, họ đều ngủ với hơn một người đàn ông (dù có vẻ thời Hán này không quan trọng trinh tiết lắm thì phải). Rồi chính nàng ta cũng là một nhân vật không mấy hiển hách, dù từ thân phận “xướng ca vô loài” lên đến ngôi vị Hoàng Hậu, chiến thắng cả Trần A Kiều sinh ra đã cao quý, nhưng cuộc đời nàng ta vẫn chẳng có mấy vinh quang.

Bởi vì Lưu Triệt vốn chẳng yêu nàng ta, mà có lẽ ngài cũng chẳng yêu bất cứ một vị phi tần nào của ngài. Tình yêu của ngài chỉ mãi dừng ở thời trẻ dại cùng với A Kiều, nơi không có chông gai, không có giang sơn, không có quyền lực, không có hiểm nguy đe doạ. Đó là tình yêu đầu đời của ngài, cũng là tình yêu cuối cùng, dù mong manh nhưng chân thật và ấm áp, những chân thật và ấm áp duy nhất trong cuộc đời một đế vương lưu danh sử sách. Tôi nghĩ, có lẽ kết cục của “Kim ốc tàng Kiều” không hẳn là bi ai, bởi đó dù sao cũng là lời thề hẹn của một người con trai từng yêu một người con gái thật lòng.

“People change. Feelings change. It doesn’t mean that the love once shared wasn’t true or real. It simply means that sometimes when people grow, they grow apart.”

Tôi rất thích câu này trong bộ phim 500 days of Summer. Đúng vậy, không phải tình yêu xưa kia không chân thật, mà là thời gian trôi đi, chúng ta lớn lên, bước chân cũng dài hơn, không thể luẩn quẩn mãi trong bầu trời thơ bé mà buộc phải bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia. Thế giới đó khiến cho bầu trời nhỏ càng nhỏ lại, đến mức dường như không hiện hữu nữa.

Bởi vậy, tôi tin Triệt Nhi yêu A Kiều, dù là trong “Kim ốc hận” hay là trong lịch sử về “Kim ốc tàng Kiều”. Chỉ là, đáng buồn thay ngài lại là Hoàng Đế, một Hoàng Đế với hùng tâm tráng chí, một Hoàng Đế vinh quang sử sách lưu tên. Người đời chỉ biết về Hán Vũ Đế anh hùng, lại ít ai biết được ngài phải hy sinh những gì cho những dòng ngợi ca ấy…

Dù sao thì câu chuyện này cũng giảm bớt nỗi đau của những nhân vật ấy. Trần A Kiều sau khi bị phế đã tái sinh bằng chính linh hồn của nàng ở 2000 năm sau, cùng với sự giúp đỡ của những người bạn thời hiện đại cũng bị cuốn theo dòng lịch sử triều Hán, tạo nên một câu chuyện khác, một kết thúc khác thật tươi sáng và viên mãn. Câu chuyện có cả những nhân vật có thật trong lịch sử như Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, Tang Hoằng Dương…cũng có cả những nhân vật tưởng tượng như Lưu Mạch và Lưu Sơ, hai đứa con có thể coi là nút mở cho bi kịch bế tắc trong lịch sử: “Trần Hoàng Hậu bị phế vì không có con”. Tất cả tạo nên một câu chuyện kim ốc ly kì và tươi đẹp. Có lẽ chúng ta cũng có thể tự huyễn hoặc bản thân rằng, ở một không gian khác, Triệt Nhi và Kiều Kiều cuối cùng cũng có thể nắm tay nhau đến bạc đầu, hoàn thành chuyện tình lãng mạn về toà kim ốc cất giấu người đẹp mà mãi về sau người đời vẫn nhắc tới.

Cá nhân tôi không đánh giá cao chất “tình” của Kim ốc hận, nhưng lại cực kì thích câu chuyện này, cực kì thích cách nghịch dòng lịch sử một cách hết sức có lý của tác giả và cả những đoạn thơ ca, điển tích điển cố về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, nhất là về Hoắc Khứ Bệnh, Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân. Hơn nữa, người dịch bộ truyện này phải nói là hết sức kì công với những đoạn thi phú đó, dịch rất mượt mà thiết tha khiến người đọc hài lòng.

Một câu chuyện nên đọc, dành cho những ai yêu thích văn hoá Trung Hoa và đặc biệt là chuyện tình dang dở giữa Hán Vũ Đế và Trần Hoàng Hậu.

Haiz…chẳng hiểu sao mình rất thích cách xưng hô Triệt Nhi và A Kiều tỷ giữa hai người họ =)) Nghe nó cứ kích thích kiểu gì =))))))

———————

Mười sáu nên chồng vợ,

Vì chàng nở nụ cười.

Mười bảy duyên cầm sắt,

Soi gương tô đỏ môi.

Mười chín Trung cung lập,

Tiêu Phòng quý nhất đời.

Hai mốt chàng thay dạ,

Tân nhân đẹp tuyệt vời.

Rộn tiếng đồn châm chọc,

Lần lữa chẳng tin lời.

Hai chín bị ruồng bỏ,

Gọi chàng, chàng vẫn rời.

Kim ốc từ ngày đó,

Chỉ còn lệ tuôn rơi.

Chợt tới nay mùa hạ,

Theo ra Trường An chơi.

Chàng ở phương xa thẳm,

Thiếp bên rèm ngóng trời.

Chung sống mười năm hiểu,

Lòng sâu nặng chàng ơi.

Nếu biết hôm nay thế,

Năm xưa sao vẫn làm?

Cảm kích chàng tâm ý,

Thiếp xin chuộc lỗi lầm.

Đêm nối dài thương nhớ,

Thoáng đã tới rạng đông.