Tịt mũi là gì

Tịt mũi là gì

Xin chào bác sĩ, tôi là Trang (28 tuổi), mối khi thời tiết thay đổi, tôi luôn bị nghẹt mũi kéo dài rất phiền toái. Xin hỏi bác sĩ vì sao triệu chứng này lại xuất hiện lâu như vậy và làm sao để điều trị nó? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Trả lời:

Chào bạn Trang, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và sau đây các bác sĩ xin được gửi đến bạn những thông tin cơ bản và cách xử lý khi gặp triệu chứng nghẹt mũi:

1. Nghẹt mũi là gì

2. Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi

3. Cách tự chăm sóc

4. Xét nghiệm sàng lọc 

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

1. Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm cho người bệnh không thể thở ra dễ dàng. Khi ấy, việc thở bằng miệng khiến cho không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và phổi. Miệng phải tiếp xúc với không khí đi ra đi vào sẽ bị khô, mất nước, gây khó chịu.

Nghẹt mũi thường chỉ gây ra ít phiền toái cho trẻ lớn và người lớn. Nhưng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và bữa ăn của bé.

Nghẹt mũi cấp tính thường chỉ kéo dài khoảng vài ba ngày đến một tuần. Khi người bệnh bị nghẹt mũi kéo dài quá lâu, trên 3 tuần lễ thì bệnh đã trở thành mạn tính.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹt mũi

Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân:

- Do dị tật bẩm sinh: thường gặp ở trẻ sơ sinh do có một lớp màng hay mảnh xương bít kín cửa sau của mũi, khiến trẻ không thở được. Do phản xạ thở bằng miệng chưa hoàn thiện nên nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp.

- Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… nghẹt mũi có thể là triệu chứng để nhận biết những bệnh này.

- Khối u lành tính hay ác tính, polyp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi.

- Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: thường do trẻ nhỏ tự nhét vào mũi các đồ vật như hạt lạc, sáp màu, cúc áo,…

- Rối loạn cảm giác ở mũi: bệnh nhân bị mất cảm giác tại mũi thường cảm thấy nghẹt mũi dù đường thở vẫn thông thoáng.

- Rối loạn nội tiết: thường xảy ra ở phụ nữ có thai.

- Do các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,..

- Do tác dụng phụ của các loại thuốc (thuốc huyết áp,…), lạm dụng thuốc chữa trị mũi

- Do stress, khói thuốc lá, nghiện ma túy,…

Tịt mũi là gì

3. Các phương pháp tự chăm sóc tình trạng

Cách phòng ngừa và điều trị chứng nghẹt mũi tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiều ánh sáng. Môi trường sạch sẽ, thoáng mát sẽ hạn chế được những tác nhân gây viêm mũi.

Bạn nên lau, rửa nhà sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, vỏ bọc ghế, thảm, ga, đệm định kỳ để tiêu diệt nấm mốc, loại bỏ môi trường kí sinh của chúng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi để loại bỏ dị vật trong mũi. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đánh răng sạch sẽ mỗi ngày 2 lần sáng, tối.

Tắm bằng nước nóng giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn. Hơn nữa nước nóng có tác dụng làm giãn nở ống thông xoang, thúc đẩy tống khứ chất nhầy ra bên ngoài.

Uống nhiều nước làm loãng chất nhầy khiến cho việc tống khứ chúng ra khỏi hệ thống xoang trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể uống nước lọc, hoặc nước ép trái cây, nước canh, nước rau, củ luộc,…không những cung cấp đủ lượng nước cần thiết mà còn cũng cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

4. Xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân

  • Các xét nghiệm tìm dị nguyên
  • Xét nghiệm máu
  • Các xét nghiệm hình ảnh 

5. Khi nào nên đến bác sĩ?

Hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị nếu bạn có những biểu hiện sau:

- Thời gian bị nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài (trên 10 ngày)

- Nếu bạn bị nghẹt mũi, chảy nước mũi đi kèm với sốt cao, đau xoang hoặc nước mũi có màu, hãy đi khám ngay vì có thể bạn bị nhiễm khuẩn

- Phát hiện trong nước mũi dính máu

- Chảy nước mũi liên tục sau khi chấn thương đầu

- Đối với trẻ em, cần khẩn cấp đưa tới bác sĩ nếu có những dấu hiệu trên cùng với khó thở, bỏ bú.

Trong trường hợp của bạn Trang, bạn nên đi khám nếu hiện tượng nghẹt mũi của bạn kéo dài để nhận được sự điều trị kịp thời. Hãy liên lạc với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp đỡ được cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.