Thị trường chứng khoán 2022 sập

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Khách hàng nghiên cứu đầu tư vào cổ phiếu tại một sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Như Ý

Kỳ vọng thái quá?Cảm nhận các yếu tố vĩ mô tiếp tục thuận lợi, không ít chuyên gia phân tích thị trường cho rằng, năm 2018 VN-Index tiếp đà tăng và bùng nổ. Nhiều kịch bản đã được đưa ra và đều cho rằng Vn-Index sẽ tiếp tục tăng ở mức hai con số, đặc biệt đại gia bất động sản (BĐS) Trịnh Văn Quyết cho rằng, Vn-Index tiến đến mốc 2.000 điểm (tăng hơn 100%) là có thể xảy ra.Sau cơn địa chấn chứng khoán những năm 2007 - 2008 và ảm đạm kéo dài đến 2011,Vn-Index quay đầu tăng trở lại từ năm 2012 (17,7%) và 2013 (23%), 2014 (8,13%), 2015 (6,1%), 2016 (14,8%), 2017 (48,03%). Tốc độ tăng của Vn-Index năm 2017 đã gấp hơn 3 lần năm trước liền kề và gấp 8 lần năm trước nữa. Đây là tốc độ tăng “nóng” so với tăng trưởng GDP nói chung và công ty niêm yết nói riêng. Thực tế sôi động trên thị trường chứng khoán những tháng cuối năm 2017 dường như có dấu hiệu lặp lại giai đoạn 2006 và đầu năm 2007. Nguyên lý của đầu tư cổ phiếu là đầu tư theo giá trị. Mặt khác, đầu tư cổ phiếu là kênh đầu tư rủi ro cao, đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận phải cao hơn tỷ suất lợi nhuận gửi tiết kiệm ngân hàng. Nhưng căn cứ báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2017, các công ty chứng khoán tính được tỷ số P/E (giá thị trường trên lợi nhuận sau thuế chia cho mỗi cổ phiếu) của cổ phiếu tại thời điểm cuối năm đã xấp xỉ 18, tức tỷ số E/P chỉ đạt bình quân là 5,5%/ năm. Trong khi cùng thời điểm, tỷ suất lợi nhuận gửi tiết kiệm ngân hàng đang giao động từ 6,2 - 6,5%/năm. Điều đó cho thấy, thị trường cổ phiếu đang bị định giá đắt, dĩ nhiên tiềm ẩn rủi ro. Bong bóng và tụt dốcTiếp đà tăng 2017, bước sang quý I/2018 Vn-Index liên tục lao theo mốc điểm kỳ vọng, dường như đã được lập trình sẵn trong tư duy hưng phấn của thị trường. Sau khi cán mốc 1.102 điểm (23/2), một tháng sau đó Vn-Index nhảy cóc lên 1.172 điểm, tái mốc lịch sử trước đó 11 năm (1.170 điểm – ngày 12/3/2007). Vẫn đà tăng, chưa đến 10 ngày tiếp theo (9/4) Vn-Index tăng vọt lên mốc 1.204 điểm, tăng 23,2% so với đầu năm. Dù vậy, với một nhà đầu tư bình tĩnh và tỉnh táo thì đây là ngưỡng quá rủi ro. Bởi vì, nếu tiếp tục bài tính tỷ số P/E như ở trên thì lúc này giá cổ phiếu đã bị thổi lên quá nóng, hiện tượng bong bóng là khá rõ ràng. Khi bong bóng căng quá mức chịu đựng đương nhiên nó sẽ xì, thậm chí nổ. Quả thực như vậy, ngay sau phiên đạt mốc đỉnh điểm, Vn-Index liên tục lao dốc. Hưng phấn của thị trường bị tắt dần và chuyển sang trạng thái tâm lý thất vọng. Lúc này thị trường xuất hiện tình trạng bán tháo, chẳng hạn cuộc bán tháo trong phiên 19/4 làm cho Vn-Index giảm đến 3,86%. Mức giảm sâu nhất của Vn-Index được ghi nhận vào phiên 11/7, còn 893 điểm, tụt đến 34,8% so với phiên đỉnh điểm 9/4. Dù thị trường cố vực dậy vào một số thời điểm nhất định, song Vn-Index trồi lên lại sụt xuống. Đặc biệt, sự tụt dốc liên tục 11/12 phiên cuối, từ ngày 13/12 đã chấm hết mọi kỳ vọng Vn-Index sẽ tăng trong năm 2018.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Khách hàng giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Tại sao thị trường biến động mạnh?Có thể nói, 2018 là năm đầy biến động của thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nguồn cơn sóng gió của TTCK được cho, do Mỹ liên tiếp bốn lần nâng lãi suất và tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tuy vậy, sự chao đảo quá mạnh đối với TTCK Việt Nam bên cạnh chịu tác động nhất định từ bên ngoài, thì nguyên nhân nội tại của thị trường chủ yếu đó là:Thứ nhất, cơ cấu cổ phiếu niêm yết thực tế chưa đủ đại diện phản ánh hoạt động của TTCK với tư cách hàn thử biểu của nền kinh tế. Trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) sự tăng giảm của Vn-Index chủ yếu phụ thuộc vào rổ cổ phiếu có mức vốn hóa lớn, nhóm cổ phiếu dẫn dắt thuộc các ngành BĐS - xây dựng, ngân hàng, chứng khoán, sắt thép,... Đây là những cổ phiếu hết sức nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô luôn biến động như lãi suất, tỷ giá, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, rom cho vay BĐS và chứng khoán,…Thứ hai, công bố thông tin của nhiều công ty niêm yết chưa minh bạch. Thông tin trang điện tử của HoSE trong năm 2018 có 70 trường hợp công ty vi phạm công bố thông tin. Câu chuyện chậm báo cáo hoặc báo cáo sai lệch số liệu để làm đẹp tình hình tài chính công ty xuất hiện khá nhiều. Điển hình như Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo cáo tài chính chưa kiểm toán 2017 có lợi nhuận sau thuế là 1.032,49 tỷ đồng nhưng sau kiểm toán chỉ còn 371,61 tỷ đồng, giảm 64%. Tương tự Công ty Gỗ Trường Thành (TTF) báo cáo lãi 26 tỷ đồng nhưng sau kiểm toán chỉ còn 2 tỷ đồng, giảm trên 92%; Công ty Sông Đà 7 (SĐ7) báo cáo lãi 37 triệu đồng nhưng sau kiểm toán lỗ 18 tỷ đồng. Hay trường hợp Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG) không đưa vào báo cáo tài chính từ 24/1/2013 – 26/8/2017 đến 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng có giá trị 3.200 tỷ đồng với giải thích của Chủ tịch Công ty này là “thừa nhận thiếu sót do khách quan”... Thứ ba, hiện tượng một số cổ phiếu lên sàn tăng giá như thổi trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng tắt lịm, giảm không phanh, là vấn đề đáng đặt câu hỏi. Phải chăng công đoạn soát xét niêm yết chưa đủ sâu, hoặc công ty niêm yết có phép màu đặc biệt, hay chuyện rủi ro ngẫu nhiên? Điển hình như cổ phiếu Công ty CP Trường Giang (TGG) lên sàn 5/2018 với giá tham chiếu 10.700 đồng nhưng 8/2018 bốc lên 30.000 đồng, tăng hơn 2,8 lần chỉ trong 3 tháng. Đồng thời trong 4 tháng tiếp theo TGG dường như rơi tự do, chốt giá 3.110 đồng phiên cuối năm, thổi bay 89,6% so đỉnh điểm và 71% giá tham chiếu chào sàn. Cổ phiếu dạng này không phải cá biệt, thử hỏi nhà đầu tư rủi ro mức độ nào?Thứ tư, điểm đáng lưu ý đối với quá trình tăng giá cổ phiếu các ngành BĐS – xây dựng hoặc sản xuất công nghiệp thường gắn chặt với thông tin triển khai dự án mới của công ty, nhiều trường hợp dự án chỉ là kế hoạch hoặc dự định, chưa hẳn khả thi. Hay nói cách khác, bằng các dự án trên giấy, công ty không khó khăn thổi phồng cổ phiếu vì lợi ích cổ đông nội bộ hoặc nhóm lợi ích nào đó. Thứ năm, TTCK là cơ sở cấu trúc sở hữu nền kinh tế thị trường. Nó là công cụ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước hiện hữu. Dĩ nhiên, nếu kích hoặc cổ súy TTCK theo hướng gia tăng nguồn thu cho ngân sách có khi là thất bại. Ngân sách được quá nhiều từ những phi vụ thoái vốn, cũng có thể đồng nghĩa TTCK chấp nhận rủi ro phía trước. Nên nhớ, việc đại gia Thái Lan chấp nhận ra tiền 320.000 đồng/cổ phiếu (SAB) để mua Tổng Công ty Bia rượu - nước giải khát Sài Gòn không hoàn toàn trên cơ sở giá trị, mà chính là thương hiệu và thị phần. Vì vậy, sau phiên đấu giá SAB liên tục điều chỉnh giảm, còn mức 267.500 đồng, giảm gần 16,5% sau thời gian một năm.

VN-Index giảm gần 14 điểm, chứng khoán đỏ sànThị trường chứng khoán (TTCK) phiên làm việc thứ 2 của năm 2019 vẫn diễn ra không mấy suôn sẻ khi các chỉ số không có sự cải thiện. Áp lực bán mạnh từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã kéo VN-Index lao dốc gần 14 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13,53 điểm (-1,52%) xuống còn 878,22 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 223 mã giảm và 58 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,15 điểm (-2,09%) xuống 100,52 điểm. Toàn sàn có 37 mã tăng, 103 mã giảm và 39 mã đứng giá.Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ những diễn biến xấu này. Các mã ACB, BID, CTG, MBB, STB, TCB, TPB hay VPB đều giảm sâu. BID mất đến 4,5% xuống 32.000 đồng/CP, ACB giảm 3,8% xuống 28.100 đồng/CP, CTG giảm 4,7% xuống 18.100 đồng/CP, MBB giảm 4,4% xuống 18.500 đồng/CP. Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu trụ cột như GAS, HPG, KDC, MWG, PNJ, VRE… cùng giảm rất sâu. Thanh khoản thị trường vẫn rất yếu, với tổng khối lượng giao dịch đạt 190 triệu cổ phiếu, trị giá gần 3.900 tỷ đồng. (Hà Lâm)

1. Lần đầu tiên chỉ số chứng khoán lạc nhịp sau 5 năm liên tiếp tăng trưởng cao

Thị trường chứng khoán 2018 chứng kiến tình trạng biến động mạnh nhất trong 10 năm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Đây là năm đầu tiên thị trường chứng khoán suy giảm, sau 5 năm liên tiếp trước đó chỉ số chứng khoán song hành với đà tăng trưởng của nền kinh tế, đạt mức tăng trưởng cao, có năm lên đến 47% (năm 2017).

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Tăng trưởng chứng khoán lạc nhịp với tăng trưởng kinh tế. (Đồ họa: Khánh Giang, Nguồn: UBCKNN, TCTK)

Trong năm 2018, VN-Index từng lập đỉnh cao mới trong lịch sử ở mức 1.211 điểm (ngày 10-4-2018), nhưng sau đó lại có quá trình sụt giảm mạnh 27% xuống đáy 888 điểm (ngày 30-10-2018).

Thị trường chứng khoán “lạc nhịp” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 11 năm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan như xu hướng tăng tốc bình thường hóa lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Trong nước, nền kinh tế giữ đà tăng trưởng cao và nội lực các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục được củng cố khi khối doanh nghiệp này dự kiến sẽ tăng trưởng trên 20% năm 2018. Đây là những yếu tố nền tảng để kỳ vọng năm 2019, thị trường chứng khoán sẽ trở lại nhịp tăng trưởng song hành cùng nền kinh tế Việt Nam.

2. Thị trường chứng khoán phái sinh bùng nổ sau một năm vận hành

Thị trường chứng khoán phái sinh bắt đầu giao dịch ngày 10-8-2017 và chỉ sau hơn 1 năm đã đạt mức tăng trưởng vượt bậc về quy mô. Kết thúc năm 2017, giá trị giao dịch danh nghĩa của thị trường phái sinh chỉ ghi nhận mức kỷ lục 2.500 tỷ đồng/phiên nhưng đến tháng 10-2018 đã đạt kỷ lục gần 17.000 tỷ đồng/phiên. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tăng gấp 3,2 lần so với cuối năm 2017 lên mức 57.000 tài khoản vào cuối tháng 12-2018.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Biến động ngày Hợp đồng tương lai VN30F1M từ 10-8-2017 đến 28-12-2018. (Nguồn: Tradingview)

Bên cạnh những kết quả đạt được thị trường chứng khoán phái sinh vẫn còn một số hạn chế nhất định về sản phẩm, cơ sở nhà đầu tư....Thị trường hiện mới chỉ có sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số được đưa vào giao dịch. Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường khá lớn nhưng chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân (chiếm hơn 99%), số lượng nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường còn rất ít, mới chỉ có 98 nhà đầu tư (trong đó tổ chức trong nước 88 và tổ chức nước ngoài là 10), trong khi tại các thị trường phát triển nhà đầu tư tổ chức đóng vai trò chủ đạo.

Một số cơ chế về giá dịch vụ, chế độ kế toán cho thị trường đang tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Ngay cả công tác giám sát thị trường, trong đó có hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh cần được tiếp tục đổi mới nâng cao tính hiệu quả trong giai đoạn phát triển mới.

3. Dấu ấn các thương vụ bán vốn tỷ USD

Năm 2018 chứng kiến các thương vụ bán vốn cổ phần đặc biệt lớn. Khởi đầu là thương vụ bán hơn 164 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), tương đương 14% vốn điều lệ ngân hàng cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, trị giá 922 triệu USD.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Kết quả đấu giá 57,71% vốn điều lệ Vinaconex của SCIC. (Ảnh: D.T)

Thương vụ tỷ USD lớn nhất được nhắc tới trong năm 2018 là thương vụ của Vinhomes. Ngay sau khi cổ phiếu VHM của Vinhomes chào sàn hôm 17-5, các nhà đầu tư nước ngoài đã chi 1,35 tỷ USD để nắm giữ cổ phiếu VHM, tạo nên phiên giao dịch có trị giá trên 1 tỷ USD đầu tiên trong gần 20 năm phát triển của thị trường chứng khoán.

Liên quan đến hoạt động bán vốn Nhà nước, trong năm 2018 có những thương vụ thoái vốn ấn tượng nhất là bán 78,99% vốn điều lệ tại Vinaconex (SCIC bán 57,71% và Viettel bán 21,28%) diễn ra chiều ngày 22-11 tại Sở GDCK Hà Nội (HNX). Với việc đấu giá thành công này, Nhà nước (thông qua 2 đại diện chủ sở hữu là SCIC và Viettel) đã thu về hơn 9.369 tỷ đồng. Trước đó, đầu năm 2018 có các thương vụ IPO Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trị giá 5.500 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) 4.100 nghìn tỷ đồng, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) 7.000 tỷ đồng.

4. Thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE

Năm 2018, một dấu ấn vui của thị trường chứng khoán Việt Nam là Tổ chức tính toán chỉ số chứng khoán toàn cầu (FTSE) đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, do Việt Nam đã thỏa mãn tám trong chín điều kiện tiên quyết để được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp và chỉ còn một điều kiện duy nhất còn chưa được thỏa mãn là thanh toán bù trừ.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Trích đoạn báo cáo cập nhật tháng 9-2018 của FTSE Russell. (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi được vào danh sách theo dõi nâng hạng trong kỳ phân loại tháng 9-2018 và có những sự cải thiện cần thiết để thỏa mãn tiêu chí cuối cùng này, Việt Nam có thể sẽ chính thức được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp vào kỳ báo cáo thường niên tháng 9-2019. Việc lọt vào danh sách này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt đến tiêu chuẩn quốc tế. Đây là ghi nhận đối với những cải tiến và phát triển thị trường trong một thời gian dài.

Hiện tại, thế giới đang dùng các chỉ số của FTSE Russell làm chuẩn để các quỹ đầu tư giao dịch với tổng tài sản quản lý 10.000 tỷ USD và khu vực châu Á chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua.

5. Sàn HOSE dừng giao dịch hai ngày

Sự cố giao dịch xảy ra vào chiều ngày 22-1 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã khiến cho đợt khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa của phiên giao dịch không thực hiện được. Sau đó sàn HOSE còn ngừng giao dịch trong hai ngày liên tiếp (23 và 24-1).

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Thông báo tiếp tục ngừng giao dịch ngày 23-1-2018 của HOSE. (Ảnh chụp màn hình)

Trong quá khứ, sàn HOSE cũng đã từng gặp sự cố kỹ thuật và phải dừng giao dịch liên tục ba ngày vào tháng 5-2008. Sự cố kỹ thuật đáng tiếc này đặt ra yêu cầu làm mới nền tảng công nghệ thị trường.

Sau 18 năm vận hành khá ổn định, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, hệ thống giao dịch hiện nay của HOSE đến nay đã bộc lộ một số nhược điểm và đã đến lúc cần được thay thế.

Về giải pháp, Chính phủ, Bộ Tài chính đã giao HOSE làm chủ đầu tư dự án công nghệ thông tin với nhà cung cấp KRX (Hàn Quốc). Hệ thống công nghệ mới dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2019. Với việc chuyển sang hệ thống giao dịch của Hàn Quốc sẽ là bước phát triển mới của hệ thống công nghệ phục vụ cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

6. Sức hút của doanh nghiệp tỷ USD níu chân dòng vốn ngoại

HDB, VHM, TCB, TPB đã làm dài thêm danh sách 30 doanh nghiệp niêm yết có vốn hoá đạt mức tỷ USD. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay, đạt 3,98 triệu tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2017, tương đương 79,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

(Ảnh minh họa: thoibaotaichinhvietnam.vn)

Việc xuất hiện của những cổ phiếu lớn trên sàn chứng khoán đã nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư ngoại với giá trị vào ròng 2018 đạt 2,89 tỷ USD, tăng 0,59 tỷ USD (trong vòng 4 tháng), xấp xỉ bằng mức vào ròng của cả năm 2017 (2,92 tỷ USD)

Khi lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao vào tháng 9, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã rút vốn và rút nhiều ra khỏi thị trường châu Á. Trong bối cảnh làn sóng rút vốn như vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn giữ được mức tăng nhất định.

Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy, tính từ đầu năm đến hết ngày 14-12, dòng vốn vào ròng ước đạt hơn 2,89 tỷ USD, xấp xỉ bằng mức vào ròng của cả năm 2017 (2,92 tỷ USD). Con số này là khả quan nếu so sánh với tình hình dòng vốn rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi thời gian gần đây (tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng từ 07 thị trường châu á gồm: Hàn Quốc, Thái-lan, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia với tổng giá trị hơn 27 tỷ USD.

7. Thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Ngày 30-9, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước ra mắt tại Hà Nội, chính thức việc tách bạch chức năng quản lý Nhà nước, chức năng quản trị doanh nghiệp và chức năng chủ sở hữu vốn Nhà nước.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Lễ ra mắt Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. (Ảnh: thoibaotaichinhvietnam.vn)

Mô hình hoạt động của một cơ quan chuyên trách như Ủy ban quản lý vốn Nhà nước không chỉ phù hợp với thực tiễn phổ biến trên thế giới về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, 19 doanh nghiệp bao gồm: bảy tập đoàn và 12 tổng công ty (thuộc 5 Bộ: Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban. Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 doanh nghiệp được bàn giao về Uỷ ban này là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp gần 2,3 triệu tỷ đồng.

Với trách nhiệm là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, Ủy ban không chỉ có nhiệm vụ bảo toàn vốn, mà phải như người kinh doanh vốn để lượng tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả, đúng mục tiêu, đưa khối tài sản lớn trong các doanh nghiệp hiện tại đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước...

Hoạt động của Ủy ban sẽ có tác động rất lớn khi mục tiêu chính của dòng vốn nhà nước là phải được dẫn vào những nơi mà khu vực tư nhân không thể vào, không muốn vào; những lĩnh vực tạo tác động liên kết, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đây cũng là cơ sở để hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể đảm bảo lợi ích tối cao cho chủ sở hữu nhà nước và mở rộng cơ hội đầu tư cho các dòng vốn tư nhân.

8. Năm kỷ lục về xử phạt thao túng giá chứng khoán

Trong năm 2018, UBCKNN tiếp tục tăng cường trong xử phạt các vi phạm liên quan đến chứng khoán và TTCK. Năm 2018 cũng là năm kỷ lục về xử phạt hành chính về thao túng giá chứng khoán, chín cá nhân bị phạt với mức phạt mỗi vụ là 550 triệu đồng, tổng số tiền phạt 5,1 tỷ đồng, chiếm hơn 25% tổng tiền phạt của cả năm 2018 (20 tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Biểu đồ xử phạt hành chính lĩnh vực chứng khoán. (Đồ họa: Khánh Giang, Nguồn: UBCKNN)

Cũng liên quan đến xử phạt về thao túng giá chứng khoán, trong tháng 10 vừa qua, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch HĐQT MTM Trần Hữu Tiệp và 14 đồng phạm trong vụ án thao túng giá chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... liên quan cổ phiếu MTM. Đây là một trong ba vụ án hình sự liên quan đến vi phạm về chứng khoán đã bị phát hiện và khởi tố.

Tuy cơ quan quản lý đã áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính cao, nhưng vẫn có không ít nhà đầu tư mắc sai phạm khi sử dụng nhiều tài khoản để thao túng một vài mã chứng khoán. Thực tế này đặt ra yêu cầu mức xử phạt vi phạm chứng khoán cần mạnh mẽ hơn nữa, bên cạnh việc cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức đầu tư, pháp luật ra thị trường để giúp thị trường lành mạnh hơn, nhà đầu tư chân chính được bảo vệ tốt hơn.

Để tăng tính răn đe với các hành vi vi phạm, trong quá trình sửa Luật Chứng khoán, UBCKNN đã kiến nghị tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán, bổ sung vào luật này các hình thức xử phạt mới có tính răn đe cao, với mong muốn giữ gìn kỷ cương thị trường.

Trong dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) đang lấy ý kiến các thành viên thị trường, các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán (thao túng thị trường chứng khoán, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán) dự kiến sẽ bị xử lý nghiêm minh, ngoài việc bị xử phạt bằng tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và có thể bị áp dụng các biện pháp khác như: đình chỉ/cấm giao dịch; cấm tham gia thị trường, cấm huy động vốn, cấm đảm nhận chức vụ…

9. Công bố dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi)

Ngày 8-11, dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) chính thức được công bố. Dự thảo luật được kỳ vọng khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 10 năm thi hành Luật Chứng khoán và bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan, đặc biệt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

Hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) tháng 11-2018. (Ảnh: D.T)

Liên quan đến vướng mắc nhất là tỷ lệ đầu tư vào doanh nghiệp đại chúng của nhà đầu tư nước ngoài, dự thảo Luật có thay đổi trọng yếu khi dự kiến không trao quyền quyết định room cho các doanh nghiệp như hiện tại, mà sẽ mở tối đa 100% tại các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu điều khoản này được thông qua sẽ mở rộng cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường, đồng thời thúc đẩy các DN niêm yết, DN đại chúng phải bước nhanh hơn để đứng vững và phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi cũng đặt ra những tiêu chí cao hơn cho các thành viên tham gia thị trường; khuyến khích và nâng cao chất lượng quản trị công ty, công bố thông tin theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế…

Dự án Luật dự kiến tăng thẩm quyền thanh tra, xử phạt cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; xây dựng nền tảng pháp lý cụ thể hơn về thị trường giao dịch của công ty đại chúng, định hình việc hợp nhất hai Sở Giao dịch Chứng khoán và thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán…

Dự kiến, dự án Luật sẽ được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua trong năm 2019.

10. Chính phủ chính thức quy định khung pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tháng 12-2018, cơ chế hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp chính thức được Chính phủ ban hành tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP. Văn bản này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-2-2019, đánh dấu nền tảng pháp lý cao nhất định hình nền tảng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

Thị trường chứng khoán 2022 sập

(Ảnh minh họa: thoibaotaichinhvietnam.vn)

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện có quy mô vốn hóa khoảng 7% GDP, cho đến nay vẫn chưa được tổ chức, quản lý chính thức. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng và một phần vốn được tài trợ thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Nền tảng pháp lý mới về trái phiếu doanh nghiệp ra đời được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở cho việc định hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo Nghị định 163, đơn vị tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ là Sở Giao dịch Chứng khoán. Các doanh nghiệp và thành viên thị trường kỳ vọng Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ sớm tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp để mở ra một kênh đầu tư, kênh huy động vốn dài hạn bên cạnh kênh cổ phiếu và tín dụng ngân hàng.