Thái độ và chính sách đối ngoại của triều Nguyễn 1802 1884 đối với phương Tây

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGÔ THỊ THANH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. TRẦN THỊ THU HÀ HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884” được thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà. Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử, các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Thanh LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884” được thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà. Bài nghiên cứu này do tự tay em tìm tài liệu và viết, không trùng khớp với bất kỳ kết quả của tác giả nào khác. Em xin cam đoan những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật. Trong bài nghiên cứu này của em còn rất nhiều thiếu xót, em xin kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khóa luận 5 6. Bố cục khóa luận 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN 7 1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC 7 1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC 9 1.3. QUAN HỆ GIỮA NGUYỄN ÁNH - BÁ ĐA LỘC - PHÁP 11 1.4. NHỮNG YÊU CẦU LỊCH SỬ ĐẶT RA CHO NỀN NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN 15 CHƢƠNG 2. CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 18 2.1. CHÍNH TRỊ 18 2.1.1. Chính sách cấm đạo thiên chúa của triều Nguyễn 18 2.1.2. Các hiệp ước triều Nguyễn ký với Pháp 29 2.2. KINH TẾ 34 2.2.1. Chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn 34 2.2.3. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với Pháp 42 2.3. VĂN HÓA 48 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 51 3.1. ĐẶC ĐIỂM 51 3.1.1. Đường lối đối ngoại giao "tự thủ", "khép kín" 51 3.1.2. Tư tưởng ngoại giao "không phương Tây" 52 3.1.3. Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn không linh hoạt 54 3.2. TÁC ĐỘNG 56 3.2.1. Tích cực 56 3.2.2. Tiêu cực 56 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 611 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triều Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại tồn tại lâu dài và ghi lại nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì thế, trong vấn đề nghiên cứu xã hội Việt Nam truyền thống cũng như cho đến nay, việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện các vấn đề lịch sử triều Nguyễn là một trong những nhiệm vụ trung tâm của giới sử học Việt Nam hiện nay nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức lại và đánh giá chính xác hơn về triều đại này. Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. Tiêu biểu là nhà Nguyễn có những đóng góp to lớn về việc thống nhất quốc gia sau mấy trăm năm chia cắt. Đặc biệt là đóng góp về mặt mở rộng lãnh thổ vào tận đồng bằng sông Cửu Long, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới, rồi trên cơ sở đó đi tới thống nhất quốc gia trên một lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo. Xác lập lãnh thổ hiện đại là mốc cực kỳ quan trọng trong lịch sử mỗi quốc gia - dân tộc. Bên cạnh đó, những vấn đề hoạt động ngoại giao dưới triều Nguyễn cũng có tầm quan trọng đặc biệt với lịch sử nước nhà, đặc biệt là chính sách ngoại giao với Pháp trong giai đoạn 1802 - 1884, khi đất nước vẫn còn độc lập tự chủ. Chính sách ngoại giao này một mặt nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, mang tính phòng vệ, xa lánh phương Tây nhưng mặt khác cũng chính chính sách ngoại giao này là một trong những nguyên nhân chủ quan quan trọng dẫn đến việc nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay Pháp, điển hình là nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách ngoại giao sai lầm như chính sách cấm đạo, giết đạo hay chính sách “bế quan tỏa cảng”. Do vậy, đã dẫn đến một biến cố lịch sử - bị thực dân Pháp một nước đến từ phương Tây 2 thôn tính. Năm 1858, Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên, và chỉ trong vòng 30 năm, một dân tộc có tinh thần yêu nước, có truyền thống chống ngoại xâm đã rơi vào thảm cảnh: mất độc lập dân tộc. Như vậy, để nghiên cứu đi sâu hơn về các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp - một trong những nguyên nhân để mất nước ta thời bấy giờ chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về những hoạt động đối ngoại của triều Nguyễn với Pháp giai đoạn này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 từ trước đến nay được đề cập ít nhiều trong các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn, bao gồm cả tác phẩm nước ngoài và tác phẩm Việt Nam. Về tác phẩm nước ngoài gồm có: Một số bộ sử An Nam của người Pháp như Histoire moderne du pays d’ Annam (Lịch sử cận đại xứ An Nam) của Charles Maybon xuất bản tại Paris năm 1919, Lecture sur l’ histoire d’ Annam (Bài giảng lịch sử An Nam) của Charles Maybon và H. Russier xuất bản năm 1919 cũng nhấn mạnh công thống nhất đất nước và những thành tựu của triều Nguyễn, đồng thời có xu hướng nêu cao vai trò trợ giúp của một số sĩ quan và kỹ thuật Pháp. Năm 1987, một giáo sư người Nhật là Yoshiharu Tsuboi đã viết cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” - do NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh xuất bản. Tác phẩm viết về một giai đoạn lịch sử của nước Đại Nam triều vua Tự Đức khi thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược qua đó thấy được các đối sách của nước ta đối với Pháp lúc bấy giờ. Về tác phẩm Việt Nam gồm có: Sách sử chính thống gồm có 2 bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn là bộ “Đại Nam thực lục, tiền biên và chính biên” nguyên bản chữ Hán lưu giữ 3 tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, bản dịch 38 tập, Nxb Sử học và Khoa học xã hội, Hà Nội, 1962 đến 1978 và “Đại Nam liệt truyện, tiền biên, chính biên sơ tập và nhị tập” nguyên bản chữ Hán lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, bản dịch 4 tập, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993. Hai bộ sử này ghi chép theo quan điểm chính thống của vương triều đang trị vì và nhằm tôn vinh công lao, sự nghiệp của triều Nguyễn. Sách chuyên khảo về lịch sử triều Nguyễn, đặc biệt về chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1802 - 1884 gồm: Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (1949), Nxb Tân Việt, Hà Nội; Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn (1961), Sài Gòn; Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Trần Văn Cường (2001), Học viện quan hệ quốc tế; Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 - 1858) của Trần Nam Tiến (2006). Các tác phẩm trên chủ yếu viết về các chính sách đối nội, đối ngoại của các vua triều Nguyễn cũng như công lao của triều Nguyễn đối với dân tộc ta. Tạp chí khoa học về triều Nguyễn gồm: “Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam - thực chất, hậu quả và hệ lụy” của Nguyễn Văn Kiệm (1993), Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1. “Thử tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” của Đinh Dung (1997), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6. “Một số tư liệu liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây dưới triều Nguyễn” của Chu Tuyết Lan (2000), Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 6. “Những bài học lịch sử từ mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến Nguyễn với giáo hội Thiên chúa giáo trong thế kỉ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm (2004), Nghiên cứu Tôn giáo số 5. 4 “Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn trong bối cảnh khu vực: Qua so sánh với Triều Tiên” của Nguyễn Quang Hưng (2005), Nghiên cứu Tôn giáo số 7 và 8. Nhìn chung, các tác phẩm trên ít nhiều đều có đề cập tới công lao, sự nghiệp cũng như chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp. Đó là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884”. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Tìm hiểu các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884, qua đó đánh giá các đặc điểm và tác động của chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu khái quát về cơ sở hình thành chính sách ngoại giao triều Nguyễn. Nghiên cứu về các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884. Chỉ ra những đặc điểm và đánh giá những tác động của chính sách ngoại giao triều Nguyễn về mặt tích cực và tiêu cực. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn. Phạm vi thời gian: Đề tài lấy mốc mở đầu từ năm 1802, từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi cho đến hết năm 1884 khi triều Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt với Pháp. 5 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu Khóa luận được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau: Tư liệu trong thư tịch cổ Việt Nam như: Đại Nam thực lục, Phủ biên tạp lục, Việt Nam sử lược. Các công trình nghiên cứu trong các Hội thảo khoa học nghiên cứu lịch sử liên quan đến ngoại giao triều Nguyễn - Pháp như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tác phẩm nước ngoài như: Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa. Các sách nghiên cứu về ngoại giao triều Nguyễn - Pháp như: Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 - 1858); Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn. Bài viết trong các tạp chí Nghiên cứu lịch sử và Nghiên cứu tôn giáo cũng là những nguồn tư liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu đề tài. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: dựa trên lí luận của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Tôi sử dụng phương pháp chuyên ngành là lôgic và lịch sử, bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành bổ trợ cho việc thực hiện đề tài như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, xác minh nguồn tư liệu… 5. Đóng góp của khóa luận Đề tài cũng có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau: Làm rõ cơ sở hình thành chính sách ngoại giao của triều Nguyễn. Phân tích các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp từ giai đoạn 1802 - 1884. 6 Phân tích các đặc trưng cơ bản và tác động của chính sách ngoại giao triều Nguyễn đối với Pháp trong giai đoạn trên. Làm tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử ở các trường trung học phổ thông và Đại học. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được bố cục thành ba chương: Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách ngoại giao triều Nguyễn. Chương 2: Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 – 1884. Chương 3: Đặc điểm và tác động chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 – 1884. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN 1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Gia Long lên ngôi trong một bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, phải đối mặt với những yêu cầu cấp bách của lịch sử đặt ra. Trên thế giới, các nước tư bản phương Tây đã hình thành sau các cuộc cách mạng tư sản (Anh, Hà Lan, Pháp…). Vào các thế kỷ XV - XVII đối với châu Âu là thế kỷ tiếp tục tích lũy nguyên thủy tư bản. Trong quá trình tích lũy tư bản, hoạt động của thực dân đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhờ những cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỷ XIV, các cuộc phát kiến địa lí đã đem về cho châu Âu, cho giai cấp tư sản nguồn hương liệu, vàng bạc, đá quý dồi dào, với khối lượng lớn, tạo thành một cơ sở quan trọng cho quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy. Do đó, cùng với việc hàng loạt vùng đất rộng lớn trên thế giới lần lượt bị biến thành thuộc địa của các nước Tây Âu thì những nền móng đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũng được xác lập. Sang thế kỷ XVIII, với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đã giành được thắng lợi tiêu biểu như cách mạng Pháp và các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Âu đang bùng lên mạnh mẽ đã xác lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới. Cùng với thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, thì sự phát triển của khoa học - kỹ thuật là cơ sở quan trọng để chủ nghĩa tư bản toàn thắng trên phạm vi thế giới và nhanh chóng chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 8 Sang thế kỷ XIX, các nước này chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (bước phát triển cao của chủ nghĩa tư bản) gắn liền với các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước tư bản nhằm mở rộng thị trường và phân chia hệ thống thuộc địa. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đã làm năng suất lao động tăng lên không ngờ. Nguyên vật liệu và thị trường cần có rất nhiều để đáp ứng sự phát triển của sản xuất. Các nước châu Âu thiếu một cách nghiêm trọng vì thế đã tiến hành những cuộc xâm chiếm các châu lục khác, đặc biệt là phương Đông - châu Á nơi có rất nhiều tiềm năng. Tư bản Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp là những quốc gia tiên phong trong cuộc tìm kiếm thị trường. Các quốc gia phương Đông là một trong những đối tượng nhòm ngó từ rất sớm của các nước tư bản phương Tây. Ở khu vực, trong khi các nước phương Tây phát triển như vũ bão thì các quốc gia phương Đông vẫn trong “giấc ngủ” của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế lạc hậu và lỗi thời. Vì vậy, phương Đông trở thành đối tượng đầu tiên để các nước tư bản phương Tây xâm chiếm. Trước xu thế bành trướng sang phương Đông của các nước tư bản đế quốc, nhiệm vụ chung của các nước châu Á lúc này là bằng mọi cách phải bảo vệ độc lập dân tộc. Tuy nhiên, con đường thực hiện điều này ở từng nước lại khác nhau. Điển hình như trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây, Thái Lan đã chủ trương mở cửa đối với tất cả các quan hệ với họ. Trong khi mở cửa hòa nhập vào thị trường thế giới, Thái Lan một mặt tạo thế cân bằng với các nước phương Tây nhưng mặt khác lại tăng cường ảnh hưởng tới các nước láng giềng. Bằng chính sách ngoại giao “mềm dẻo”, “lựa chiều”, Thái Lan đã duy trì được nền độc lập sẵn sàng đương đầu với các thế lực tư bản phương Tây. Chính vị trí địa lý thuận lợi đã cho phép Thái Lan trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Nhờ lợi thế này đã giúp Thái Lan lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn 9 chủ quyền thực sự của dân tộc. Bên cạnh đó, chính sách mở cửa đã tạo nên một cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị đối với đất nước Thái Lan được nảy sinh và phát triển. Chính trên cơ sở đó, Chulalongkorn đã thực hiện những cải cách rất quan trọng cho phép Thái Lan hội đủ điều kiện đối phó với những thách thức của các nước phương Tây, giữ vững được độc lập quốc gia. Cũng trong khu vực châu Á, Nhật Bản, trong quan hệ với các nước, đã biết phát huy lợi thế của mình trong việc thực hiện chính sách “đóng cửa” hoặc “mở cửa hạn chế” trong việc tăng cường buôn bán với các thương nhân Trung Quốc và Hà Lan qua cảng Nagasaki ở miền Nam. Thông qua đó, Nhật Bản đã tạo được một sự chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang một nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Chính sản xuất hàng hóa và quan hệ hàng hóa phát triển ở Nhật Bản đã có tác động to lớn đến xã hội Nhật Bản thời Tokugawa, củng cố thêm chế độ phong kiến và tạo mối liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau giữa những nhà sản xuất, thương nhân và những người cho vay lãi. Và chính sự phát triển của tầng lớp thương nhân đã tạo tiềm lực cho Nhật Bản tiến hành công nghiệp hóa một cách nhanh chóng sau khi cánh cửa thương mại được mở ra thế giới bên ngoài. Như vậy, trong khi Nhật Bản và Thái Lan sớm nhận thức được cục diện chính trị thế giới và xây dựng được chương trình hành động phù hợp để bảo vệ chủ quyền thì nhiều quốc gia châu Á khác đã không chống chọi được với sức mạnh vũ bão của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Hầu hết các quốc gia châu Á đều đứng trước nguy cơ bị thôn tính, lần lượt là Philippines, Indonesia bị thôn tính từ thế kỷ XVI, Malaysia thế kỷ XVII. 1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƢỚC Về thuận lợi: Trong lịch sử châu Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, thế kỷ XIX là thời kỳ đầy biến động. Ngay sau khi lên ngôi, công việc đầu tiên nhà 10 Nguyễn phải tập trung giải quyết là thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương tới các địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Ngoài cũ và Đàng Trong đã được mở rộng đến tận mũi Cà Mau. Đây là một lợi thế mà Nguyễn Ánh đã thừa hưởng được từ thành quả của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, lãnh thổ nước ta còn giáp với các nước như nước Thanh, Vạn Tượng, Chân Lạp, Xiêm La…nên đặt ra yêu cầu phải giữ ổn định biên cương. Sau hơn 200 năm đất nước chia cắt trong cục diện “Đàng Trong, Đàng Ngoài”, Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX thực sự là một quốc gia thống nhất với sự hoàn chỉnh cương vực quốc gia, thống nhất thị trường, tiền tệ, có thể xây dựng kinh tế xã hội mạnh mẽ, mở rộng những quan hệ giao thương quốc tế, canh tân đất nước, vượt qua sự can thiệp, xâm lược của các thế lực thực dân phương Tây… Xã hội thời Gia Long tương đối ổn định, đất nước thống nhất, yên bình là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi. Về khó khăn: Thứ nhất, cơ sở về tư tưởng: Gia Long lên ngôi kế thừa ngôi báu, đồng thời cũng kế tiếp luôn truyền thống mà các triều đại phong kiến trước để lại. Trong ngoại thương thì đó là tư tưởng “trọng nông ức thương”. Coi nông nghiệp là ngành kinh tế số 1 “hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Đến thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức cũng vậy đều mang nặng tư tưởng đó, vì thế chỉ ban hành những chính sách ưu đãi cho nông nghiệp còn các ngành khác đặc biệt là ngoại thương thì bị hạn chế, thậm chí còn kìm hãm sự phát triển. Bên cạnh đó, hệ tư tưởng Nho giáo cũng chi phối nặng nề tới tư tưởng của các vua triều Nguyễn. Đó là tư tưởng “trọng nghĩa hơn trọng lợi” và ảnh hưởng sâu sắc “chủ nghĩa dân tộc” của Đại Hán, coi mình, dân tộc mình là trung tâm, là tiến bộ, tinh hoa còn những dân tộc khác là yếu kém, chậm tiến là man di, nên không cần quan hệ với ai. 11 Việt Nam là một quốc gia có vị thế thuận lợi, là nơi giao chuyển trong khu vực nên có nhiều quốc gia khác nhòm ngó, xâm chiếm vì thế gây tâm lý sợ tứ biến, luôn luôn cảnh giác, sợ an ninh quốc gia bị đe dọa mất chủ quyền dân tộc. Tất cả những tư tưởng đó ảnh hưởng đến các chính sách của các vua triều Nguyễn mang nặng tính chất độc đoán, cổ hủ và bảo thủ. Thứ hai, cơ sở kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XIX: Đất nước phải trải qua hơn 200 chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cho tới đầu thế kỷ XIX, được sự giúp đỡ của Pháp, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây sơn lập nên nhà Nguyễn, thống nhất quốc gia. Với việc Pháp giúp như thế, Nguyễn Ánh sau khi lên làm vua (1802) buộc phải trả ơn bằng cách thừa nhận cho người Pháp có vị thế trong xã hội Việt Nam, cho người Pháp làm quan cao trong triều đình, ưu tiên thuyền buôn Pháp hơn các thuyền buôn nước khác. Trong kinh tế, nông nghiệp vẫn là trọng, công nghiệp, thương nghiệp bị hạn chế. Kinh tế hàng hóa không hoàn toàn bị chặn đứng nhưng không được kích thích phát triển. Ngoài ra, kinh tế còn bị tàn phá nặng nề, nông nghiệp vẫn được coi là nền tảng, thiên tai lũ lụt, nạn vỡ đê liên tiếp xảy ra. Khác với các triều đại trước thường được thiết lập trên cơ sở thắng lợi của những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoặc sau khi hoàn thành những nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, củng cố quốc gia…còn triều Nguyễn, vương triều cuối cùng lại được dựng lên bằng một cuộc nội chiến mà kẻ thắng đã dựa vào thế lực ngoại bang, và như vậy về khách quan là đi ngược lại nguyện vọng và quyền lợi dân tộc. Chính vì vậy mà lòng người còn nhớ về nhà Lê hay nhà Tây Sơn. Tình hình trên đòi hỏi nhà Nguyễn cần phải có môi trường hòa bình ổn định để xây dựng đất nước, để bảo vệ biên cương, bảo vệ chủ quyền. 1.3. QUAN HỆ GIỮA NGUYỄN ÁNH - BÁ ĐA LỘC - PHÁP Vào cuối thế kỉ XVIII, quân khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong. Nguyễn Phúc Ánh (1765 - 1820) hậu 12 duệ họ Nguyễn mưu đồ dựng lại cơ nghiệp, sau nhiều lần thất bại và trốn chạy, năm 1787 một lần nữa tiến công Gia Định và đã trụ vững. Sau đó, ông ta lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ Tây Sơn, qua 15 năm chiến tranh, cuối cùng năm 1802 đã thống nhất được Việt Nam. Được tin anh em Tây Sơn bất hòa, phân chia đất nước để cai quản, Nguyễn Ánh cùng một số tùy tướng từ Xiêm bí mật rút về Long Xuyên, với một lực lượng ngày càng đông, Nguyễn Ánh lần lượt chiếm lại các vùng đất thuộc Gia Định và làm chủ toàn miền. Mặc dầu vậy, Nguyễn Ánh vẫn chưa tin vào sức mình có thể địch lại với các vương triều Tây Sơn, nhất là vương triều Quang Trung. Một mặt, Nguyễn Ánh ra sức luyện quân, kén tướng, lập binh đồn điền sản xuất để tích lũy lương thực, xây dựng đồn lũy vững chắc, mặt khác tìm cách liên hệ với nước ngoài, nhờ giúp đỡ. Từ sớm, lúc các chúa Nguyễn chạy vào Gia Định rồi bị quân Tây Sơn tiêu diệt, Nguyễn Ánh chạy thoát và tỏ ra quyết tâm khôi phục cơ đồ của dòng họ, các giáo sĩ và thương nhân phương Tây hoạt động ở Đàng Trong đã nhận thấy đây là cơ hội hết sức thuận lợi cho sự xâm nhập của nước họ vào nước ta. Họ đã thể hiện ý định, giúp đỡ Nguyễn Ánh và người Nguyễn Ánh tin tưởng là giáo sĩ Bá Đa Lộc (tức giám mục Ađrăng). Bá Đa Lộc (Georges Pigneau de Behaine, 1741 - 1799), tiếng Việt dịch là Bi Nhu, là nhà truyền giáo Pháp. Quan hệ giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh có duyên do từ rất lâu. Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra và phát triển mạnh mẽ trong cả nước lật đổ cả hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ở Đàng Trong từ năm 1777, sau khi chúa Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương bị giết, Nguyễn Ánh thoát chết và được một giám mục người Pháp là Georges Pigneau de Behaine (hay còn gọi là Bá Đa Lộc) giúp đỡ. Bá Đa Lộc đã khuyên Nguyễn Ánh nên cầu viện nước Pháp để chống lại Tây Sơn, Nguyễn Ánh đồng ý. Nguyễn Ánh 13 đã quyết định giao hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc đưa sang Pháp làm tin. Để cầu viện Pháp, Nguyễn Ánh đã cùng một cận thần của ông thảo một văn bản 13 điều, theo đó nếu được người Pháp giúp đỡ, Nguyễn Ánh sẽ nhường cù lao Hàn, Côn Lôn và quy định Pháp được tự do buôn bán ở Việt Nam. Ngoài văn bản, Nguyễn Ánh còn viết thư riêng cho hoàng đế Pháp. Bức thư có đoạn: “Mặc dù bản quốc và quý quốc cách xa nhau vạn dặm, nhưng tôi chắc rằng Hoàng đế sẽ vui lòng tin tưởng ở lòng thành thực của tôi nên tôi mới quyết định, sau khi đã thảo luận với giám mục Bá Đa Lộc, để đệ lời yêu cầu lên Hoàng đế. Tôi gửi giám mục con tôi để Hoàng đế có thể tin ở giám mục, và để giám mục giúp tôi trở lại bản quốc”[17, tr.164]. Có thể nói, “Nguyễn Ánh và giám mục Bá Đa Lộc mỗi người đeo đuổi một dự kiến riêng của mình trong khi vẫn lừa phỉnh nhau”[18, tr.38]. Thực chất, Nguyễn Ánh muốn tạo lập quan hệ với người Pháp, trước mắt chỉ muốn lợi dụng thực lực và kỹ thuật quân sự của họ để giúp phục hồi quyền bính cho họ Nguyễn chống Tây Sơn, còn Bá Đa Lộc thì muốn phát triển ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa và ảnh hưởng chính trị cho nước Pháp tại Việt Nam. Ngày 19 - 11 - 1784, Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh mang theo thư cầu viện của Nguyễn Ánh xuống thuyền sang Pháp. Tháng 2 - 1785, khi đến Pondichéry (Ấn Độ), Bá Đa Lộc đã vận động các nhà cầm quyền Pháp ở Ấn Độ, lại gửi thư về Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp, yêu cầu giúp đỡ Nguyễn Ánh. Tháng 2 - 1787, Bá Đa Lộc về đến Pháp. Thời gian ở Paris, Bá Đa Lộc đã ra sức tuyên truyền về những lợi ích buôn bán ở Đông Dương. Trong một báo cáo gửi về Pháp, giám mục Bá Đa Lộc đã trình bày rõ vị trí quan trọng của Việt Nam như sau: “Một căn cứ Pháp ở Nam Kỳ chắc chắn sẽ tạo ra một phương tiện đối lập lại ảnh hưởng lớn lao của người Anh…Với những tài nguyên chắc chắn hơn, và những viện trợ ở xa hơn là trông chờ ở châu Âu, để có thể khống chế trên tất cả những biển Trung Quốc, những quần đảo, cuối cùng là để làm chủ tất cả thương mại ở phần đất này trên thế giới” [18, tr.39]. 14 Dựa vào thế lực của mấy viên giám mục ở thành Toulouse và xứ Narboune, tháng 5 - 1787, Bá Đa Lộc đã được tiếp kiến vua Pháp là Louis XVI và Bộ trưởng Hải quân De Castries. Ngày 25 - 11 - 1787, bản dự thảo Hiệp ước viện trợ cho Nguyễn Ánh được đệ lên Louis XVI xét duyệt. Và ngày 28 - 11 - 1787, bản hiệp ước được chính thức ký kết giữa Thượng thư Bộ Ngoại giao Mont Morin, đại diện vua Pháp và Bá Đa Lộc, đại diện cho Nguyễn Ánh. Bản hiệp ước gồm 10 khoản, với những nội dung chủ yếu sau: - Vua Pháp cam đoan giúp Gia Định khôi phục lại đất đai, gửi sang thường xuyên 4 tàu chiến, 1.200 người, 200 pháo binh và 250 lính châu Phi, cùng mọi quân khí, quân trang và trọng pháo. - Vua Gia Định nhường cho nước Pháp chủ quyền và sở hữu tuyệt đối về cảng Hội An ngay sau khi quân đội Pháp lấy lại được cảng ấy. Người Pháp được quyền xây dựng nhà ở trên đất liền và mở rộng cảng khi thấy cần thiết và có lợi. Vua Pháp có quyền sở hữu về quần đảo Côn Lôn. Thần dân của vua Pháp được hoàn toàn tự do buôn bán ở trong nước, tự do xuất, nhập khẩu mọi hàng hóa, được chính quyền Gia Định bảo vệ tính mạng và tài sản một cách đặc biệt. Khi vua Pháp có chiến tranh với bất cứ nước nào ở Âu hay Á, vua Gia Định cam đoan gửi giúp binh lính, thủy thủ, lương thực, tàu chiến và nhận đài thọ mọi trang bị và nuôi dưỡng [14, tr.131]. Hiệp ước Versailles ghi một mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp. Sau khi hiệp ước Versailles được ký kết, do tình hình quẫn bách về nội trị và ngoại giao, vua Pháp đã giao cho hầu tước De Conway, Tổng chỉ huy các lực lượng Pháp ở Ấn Độ thực hiện việc giúp đỡ Nguyễn Ánh. Nhưng rồi cuộc cách mạng Pháp 1789 bùng nổ, Chính phủ Pháp không thực hiện được hiệp ước Versailles. Trước tình hình đó, Bá Đa Lộc đã không từ bỏ cơ hội để thực hiện mục đích của mình. Bá Đa Lộc đã 15 đứng ra vận động giới tư bản thuộc địa, quyên tiền mua tàu chiến, sắm khí giới và mộ người sang giúp Nguyễn Ánh. Tháng 9 - 1788, chiếc tàu Dryade đã đến Côn Lôn chở theo 1.000 súng. Mấy tháng sau, tàu Garonne chở đại bác đến, rồi tàu Cook, tàu Moyse chở đến các loại quân trang, quân dụng. Như vậy, dựa vào sự giúp đỡ của Pháp và các thế lực đại địa chủ Gia Định, lực lượng của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh. Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ ngày càng nặng nề của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã dần chiếm được vương quyền. Tháng 6 - 1801, Nguyễn Ánh chiếm được thành Phú Xuân, quân Tây Sơn tan vỡ, Quang Toản phải bỏ chạy ra Thăng Long. Tháng 7 - 1802, Nguyễn Ánh xa giá ra Thăng Long. Triều đại Tây Sơn chấm dứt. Đất nước hoàn toàn thuộc về lực lượng của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, tiếp tục thời kỳ trị vì bị đứt quãng của các chúa Nguyễn trước đây. Đóng góp vào sự nghiệp chung ấy phải kể đến công lao của rất nhiều vị danh tướng, sự viện trợ của phương Tây trong đó nổi lên vai trò của Bá Đa Lộc. Chính Bá Đa Lộc và những người Pháp sang giúp Nguyễn Ánh đã ngày càng tham gia nhiều vào nội tình Việt Nam và qua quan hệ với Nguyễn Ánh, họ “trở thành sứ giả trung gian và tích cực trong các hoạt động mượn quân và mua súng của tập đoàn Nguyễn Ánh, những điệp viên và cố vấn đắc lực trong các hoạt động do thám và tác chiến”[19, tr.79]. Những người này trên thực tế đã giúp đỡ Nguyễn Ánh về quân sự, chính trị và cung cấp tình hình Việt Nam về Pháp. Các hoạt động này được xem là bước khởi đầu cho quá trình xâm lược thuộc địa của Pháp tại Việt Nam. 1.4. NHỮNG YÊU CẦU LỊCH SỬ ĐẶT RA CHO NỀN NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn, thống nhất như ngày nay. 16 Xuất phát từ tình hình trong nước khi nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang bước vào giai đoạn khủng hoảng như vậy, đòi hỏi nhà Nguyễn phải củng cố quyền thống trị thông qua việc tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và của sự giao lưu buôn bán quốc tế. Hàng loạt các nước châu Á lần lượt rơi vào ách đô hộ thực dân và Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ đó. Trước tình hình đó, nếu nhà Nguyễn vẫn tiếp tục duy trì các chính sách như “bế quan tỏa cảng” hay “trọng nông ức thương”… thì Việt Nam sớm muộn cũng rơi vào tay các nước phương Tây. Do vậy, đòi hỏi nhà Nguyễn phải thực hiện chính sách “mở cửa”, giao lưu với bên ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây. Thực tế, quá trình bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây gắn liền với sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo. Đây được coi là công cụ hữu hiệu phục vụ đắc lực cho chính sách xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Thông qua con đường truyền giáo, các giáo sĩ phương Tây đã trở thành lực lượng tiên phong cho chính quốc trong việc truyền bá, giảng đạo, núp dưới danh nghĩa các giáo sĩ, thầy tu để thực hiện âm mưu đen tối của mình. Tóm lại, trước tình hình trong nước và thế giới như trên nhà Nguyễn đang phải đứng trước những yêu cầu lịch sử đặt ra trong việc xây dựng chính sách đối ngoại đó là: Thứ nhất, xây dựng được mối quan hệ hữu hảo với các nước trong khu vực. Thứ hai, thực hiện “mở cửa”, giao lưu với các nước bên ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây. Thứ ba, giải quyết vấn đề sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. 17 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Tóm lại, xuất phát từ bối cảnh thế giới và khu vực như vậy, xuất phát từ cơ sở tư tưởng, cơ sở về kinh tế và xã hội ở trong nước đã đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn những vấn đề mới trong việc quan hệ ngoại giao, phải có những chính sách ngoại giao khôn khéo để tạo điều kiện cho nền kinh tế ngoại thương phát triển. 18 Chƣơng 2 CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 2.1. CHÍNH TRỊ 2.1.1. Chính sách cấm đạo thiên chúa của triều Nguyễn Hình thành từ thế kỷ I ở đế quốc Roma cổ đại, Thiên Chúa giáo ngày càng phổ cập ở châu Âu và giữ vai trò thống trị trong cuộc sống tâm linh của người châu Âu. Vào các thế kỷ XVI - XVII, khi người phương Tây phát hiện ra con đường đi vòng quanh thế giới, bắt đầu trao đổi, buôn bán và chinh phục các vùng đất thuộc các châu lục khác thì Thiên chúa giáo cũng trở thành một phương tiện thâm nhập hết sức quan trọng của họ. Các giáo sĩ Thiên chúa giáo thuộc nhiều dòng tu khác nhau đã theo các thuyền buôn thâm nhập hầu hết các nước ngoài châu Âu. Theo tài liệu sử học của Việt Nam, trong cuốn Khâm định Việt sử thì cho rẳng vào năm 1553, Nguyên Hoà I, đời Lê Trang Tông nhà Lê (1532 - 1533) đã ra một chỉ dụ cấm đạo Thiên chúa, chỉ dụ ấy cho biết có một giáo sĩ tên I-ni-khu, theo đường biển vào giảng đạo tại làng Ninh Cường, làng Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ngày nay. Năm 1627, một giáo sĩ người Pháp là Alexandre de Rhôdes cùng một giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Marquez đến cửa Bạng (Thanh Hóa), được chúa Trịnh Tráng đưa về Thăng Long giảng đạo. Alexandre de Rhôdes là giáo sĩ thừa sai thuộc dòng Tên, là người Pháp đầu tiên đã giới thiệu đất nước Việt Nam với đồng bào ông một cách có hệ thống và mạnh mẽ. Chỉ trong năm đầu số người theo đạo đã lên tới 1200 người. Tháng 7 - 1626, nhà thờ Hà Nội được thành lập. Hoạt động truyền giáo của Alecxandre de Rhodes đã gây xôn xao trong dư luận. 19 Ngày 27 - 10 - 1663, Hội truyền giáo đối ngoại Pháp được thành lập và chính thức ra mắt. Từ đây hoạt động truyền giáo ở Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn chứng kiến sự hăng hái của các dòng tu thuộc các quốc tịch khác nhau, cũng là giai đoạn người Pháp dần vươn lên thắng thế và chiếm ưu thế tuyệt đối ở Việt Nam. Từ khi Hội Thừa sai Pari được thành lập là giai đoạn mà Thiên chúa giáo ở Việt Nam gặp phải sự phản đối quyết liệt của nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt dưới triều Nguyễn với chính sách “cấm đạo”. Sử sách ghi rõ, cuộc truyền đạo Thiên chúa ra vùng ngoài châu Âu từ thế kỷ XV không đơn thuần là cuộc truyền bá Đức tin Kitô giáo mà còn có vai trò quan trọng trong việc bành trướng thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu. Những giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam truyền đạo, nhất là từ khi Giáo hội Thừa sai được thành lập đều nằm trong thông lệ đó. Đặc biệt là hoạt động của Bá Đa Lộc trong việc giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn càng thể hiện rõ mưu đồ bành trướng thực dân của Pháp. Sang đầu thế kỷ XIX các giáo sĩ tăng cường liên hệ với các hạm đội Pháp ở Biển Đông, thông báo tin tức để quân Pháp chuẩn bị mọi mặt cho việc xâm lược Việt Nam. Đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây lấy cớ bảo vệ Thiên chúa giáo để tiến hành xâm lược, và nguy cơ trật tự xã hội, đời sống văn hoá của quốc gia bị xâm hại và đảo lộn, các vua triều Nguyễn luôn đề ra nhưng biện pháp nhằm hạn chế tới mức tối đa. Biện pháp thực hiện trước hết mang tính chất giáo hoá, song thái độ ương ngạnh của các giáo sĩ thừa sai cũng như sự cuồng tín của các tín đồ Thiên chúa giáo ngày càng gia tăng, những biện pháp cũng theo đó ngày càng quyết liệt, từ giáo hoá đi đến cưỡng chế và khi bùng nổ cuộc vũ trang của Pháp năm 1858, với hoạt động công khai chống lại triều đình của các giáo sĩ thừa sai, thái độ thân Pháp, cộng tác với Pháp khá rõ của một bộ phận giáo dân, cộng thêm những cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra ở 20 Bắc Kỳ có sự tham gia của giáo dân (khởi nghĩa của Tạ Văn Phụng ) thì biện pháp đối phó của triều đình càng trở nên quyết liệt đẫm máu. 2.1.1.1. Chính sách cấm đạo Thiên chúa thời Gia Long (1802 - 1820) Trong các vua triều Nguyễn thời kỳ tự chủ, Gia Long là người rất có thiện chí với Thiên Chúa giáo. Do quan hệ gần gũi với Bá Đa Lộc và chịu ơn giúp đỡ của những người Pháp trong cuộc chiến với Tây Sơn, Gia Long khi lên ngôi vẫn để cho việc truyền đạo Thiên Chúa được tồn tại và phát triển tương đối thuận lợi. Lợi dụng ưu thế đó các giáo sĩ người Pháp đã đẩy mạnh việc vận động trong dân chúng ở Việt Nam phát triển các cơ sở đạo Thiên Chúa, thu nạp thêm nhiều giáo dân, trên cơ sở khuyếch trương thế lực chính trị và tinh thần cho nước Pháp. Đến lúc này, Gia Long đã thực sự lo ngại, nhất là từ khi các giáo sĩ Pháp ngấm ngầm hay ra mặt phản đối việc nhà vua chọn hoàng tử Đảm làm Thái tử, vì họ ủng hộ việc nhà vua đưa con trai của hoàng tử Cảnh lên nối ngôi Gia Long. Bên cạnh đó, Nguyễn Ánh cũng không chấp nhận thái độ kiêu hãnh và cứng nhắc của các giáo sĩ, thừa sai, ngay cả với Pigneau de Béhaine. Trong những lần bàn luận với Pigneau de Béhaine về vấn đề tín ngưỡng, Nguyễn Ánh đã thẳng thắn phê phán thái độ thiếu khoan dung của Thiên chúa giáo đối với những tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam, nhất là đối với sự thờ cúng tổ tiên. Đồng thời, Nguyễn Ánh thực sự không ưa đạo Thiên chúa và không muốn cho đạo này truyền bá rộng trong nước. Điều lệ hương đảng ban hành năm Giáp Tý 1804 phản ánh tinh thần đó. “Lại như đạo Gia Tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa ra thuyết thiên đường địa ngục khiến kẻ ngu phu ngu phụ chạy vạy như điên, tiêm nhiễm thành quen, mê mà không biết. Từ nay về sau, dân các tổng xã nào có nhà thờ Gia Tô đổ nát thì phải đưa đơn trình quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới thì đều cấm. Những điều trên này đều là nên cố đổi tệ cũ, kính giữ giáo điều. Nếu cứ quen