Tập luyện khi bị u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi phình to, chứa dịch, mô đặc hoặc hỗn hợp và nằm trên bề mặt hay ngay trong lòng buồng trứng. Một u nang buồng trứng bị vỡ là khi cấu trúc túi chứa u không còn được nguyên vẹn, các thành phần bên trong u thoát ra ngoài.

Các dấu hiệu và triệu chứng của u nang buồng trứng bị vỡ thực sự rất đa dạng, tùy vào các đặc điểm của u nang trước đó. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, đây được xem như là một cấp cứu phụ khoa.

Người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị vỡ u nang buồng trứng nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là bệnh lý gây ra nhiều u nang phát triển trên buồng trứng. Khi có một hay nhiều trong bất kỳ điều nào sau đây có thể dẫn đến u nang buồng trứng bị vỡ.

  • Nồng độ các loại hormone thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng
  • Áp lực tác động vào u nang, từ các hoạt động hằng ngày, tập thể thao cho đến quan hệ tình dục hoặc chấn thương vào vùng bụng – chậu.
  • Mang thai
  • U có kích thước lớn, tốc độ tăng kích thước nhanh hay bị vặn xoắn

Các u nang buồng trứng có thể vỡ ra một cách ngẫu nhiên hoặc khi có những hoạt động thể chất, lực tác động mạnh vào khối u. Khi một u nang buồng trứng bị vỡ ra thì chất lỏng bên trong đó sẽ thoát ra và lan tràn vào trong khoang chậu. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Đau âm ỉ mới xuất hiện hoặc cơn đau dữ dội ở một bên thuộc vùng bụng dưới
  • Cảm giác đầy hoặc nặng bụng mơ hồ
  • Đầy hơi
  • Đau bụng kèm sốt
  • Đau bụng kèm buồn nôn, nôn mửa
  • Choáng váng, mệt mỏi
  • Thở nhanh
  • Da lạnh ẩm
  • Chảy máu âm đạo

Tùy vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng ở người bệnh mà có thể phỏng đoán được biến chứng của u nang buồng trứng gây ra như thế nào. U nang buồng trứng bị vỡ đôi khi có thể không thấy dấu hiệu gì nhưng lại có lúc ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, khi có một trong các điều trên, đặc biệt là khi đã từng biết có u nang buồng trứng, người phụ nữ cần thăm khám sớm hay nhập viện khẩn cấp để được can thiệp kịp thời.

Việc điều trị u nang buồng trứng sẽ phụ thuộc vào tuổi của người bệnh, kích thước của u nang và các biến chứng đi kèm. Theo đó, việc điều trị có thể trở nên không cần thiết nếu u nang nhỏ hoặc cơ thể người bệnh hấp thụ chất lỏng thoát ra khỏi u nang. Lúc này, người bệnh có thể chỉ cần các biện pháp nâng đỡ như sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay thuốc kháng viêm non steroid không cần kê đơn. Các thuốc này không chỉ giúp làm dịu cơn đau mà còn kháng viêm, giảm phù nề vùng mô bị tổn thương.
  • Kháng sinh: Thuốc này có thể cần thiết để ngăn ngừa hoặc chống nhiễm trùng do vi khuẩn.

Đối với phẫu thuật, chỉ định can thiệp ngoại khoa chỉ được đưa ra nhằm giải quyết lượng chất lỏng hoặc máu quá nhiều trong vùng chậu sau khi u nang buồng trứng bị vỡ, có nguy cơ gây nhiễm trùng tại chỗ hay lan tràn toàn ổ bụng. Thậm chí vỡ u nang có đi kèm với xuất huyết nội, xoắn buồng trứng hoại tử, phẫu thuật sẽ được tiến hành với các cách thức phù hợp từng bệnh cảnh, hoặc nhằm mục tiêu bảo tồn chức năng sinh sản hoặc thực hiện triệt căn.

Tóm lại, u nang buồng trứng bị vỡ với những dấu hiệu báo động được xem là một cấp cứu phụ khoa, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu chậm trễ xử trí. Chính vì vậy, chị em cần có thói quen thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ, phát hiện trước và có kế hoạch theo dõi tốt các u nang buồng trứng nhằm chủ động can thiệp sớm khi có chỉ định, phòng ngừa biến chứng về sau.

Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa khác, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi và có thể có những triệu chứng như sau:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến u nang buồng trứng tái phát lại sau phẫu thuật 3 – 6 tháng. Dưới đây là 5 nguyên nhân chủ yếu:

  • Nang trứng phát triển ở bên còn lại: Trong hầu hết các trường hợp, nang trứng đầu tiên sẽ bị ở một trong hai ben buồng trứng. Nếu đã phẫu thuật cắt nang một bên thì nguy cơ tái phát ở bên còn lại là rất cao.
  • Do rối loạn nội tiết: Hoạt động của buồng trứng có liên quan trực tiếp đến các hormon sinh dục và nội tiết tố nữ. Do đó, khi người bệnh bị rối loạn nội tiết tố thì khả năng u nang buồng trứng tái phát sau mổ hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Nang trứng không phát triển đầy đủ: nang trứng phát triển không đầy đủ sẽ khó hấp thu các chất dinh dưỡng, làm tái phát khối u nang buồng trứng.
  • Căng thẳng, stress: Tâm sinh lý căng thẳng, áp lực, stress kéo dài làm hàm lượng nội tiết tố nữ bị rối loạn. Sự thay đổi của lượng hormone estrogen khiến cơ thể nữ giới bị mất đi sự ổn định về chu kỳ kinh nguyệt, sắc tố da, giảm ham muốn tình dục. Đây cũng là nguyên nhân khiến u nang buồng trứng tái phát sau phẫu thuật.

Khả năng u nang buồng trứng quay trở lại là cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật mổ của bác sĩ đã thực hiện trước đó. Nếu bác sĩ không cẩn thận trong khâu bóc tách, tìm hết và loại bỏ hoàn toàn những nang nhỏ, để sót nang thì u nang vẫn có thể mọc lên.

Do vậy, bệnh nhân trước khi điều trị cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các cơ sở khám chữa bệnh cũng như những bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong ngành.

Nếu không còn nguyện vọng sinh sản hoặc đã ở tuổi mãn kinh, có thể cân nhắc việc cắt bỏ hoàn toàn 2 buồng trứng để tránh nguy cơ tái phát. Khi buồng trứng cắt bỏ, thì u nang hoàn toàn không thể mọc lại được, khả năng sinh sản cũng sẽ mất đi vĩnh viễn.

Ngoài ra, việc chăm sóc bản thân sau khi mổ cũng là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tổng thể, ổn định nội tiết tố – giúp chặn đứng nguy cơ u nang buồng trứng tái phát. Theo đó, phụ nữ nên chú ý trong những vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế những đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ; nên ăn nhiều rau xanh và trái cây; uống nhiều nước mỗi ngày; hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê...
  • Chế độ luyện tập: Rèn luyện thể thao mỗi ngày, với những bộ môn vừa sức, tránh tập luyện với cường độ cao khiến nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột.
  • Cân bằng tâm lý: Ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, cần dành cho bản thân những giây phút thư giãn để giải tỏa stress, lo âu.
  • Theo dõi sức khỏe phụ khoa định kỳ: Sau thời gian mổ, bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ thường xuyên hơn những người khác. Cứ 3 – 6 tháng thì nên đi khám một lần để kiểm tra các bất thường, kịp thời xử lý trước khi biến chứng xảy ra.

Để ngăn chặn u nang buồng trứng xuất hiện và tái phát, nữ giới cần đặc biệt chú ý tới tình trạng kinh nguyệt của mình. Thêm nữa, cần chú ý phòng tránh và điều trị kịp thời những biến chứng của u nang nếu có. Người bệnh cần tìm hiểu những biểu hiện của bệnh cũng như đi khám phụ khoa ngay khi phát hiện những biểu hiện đó.

Hiện nay, tại hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng Gói Khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản giúp khách hàng: