Tại sao phải tạo thị trường cho khoa học và công nghệ

Tạo cơ chế phát triển thị trường khoa học - công nghệ

Cập nhật vào: Thứ ba - 29/01/2019 10:39 Cỡ chữ

Tại sao phải tạo thị trường cho khoa học và công nghệ
Tại sao phải tạo thị trường cho khoa học và công nghệ

Nhiều nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) thiết thực đã được ứng dụng rộng rãi tại Đà Nẵng. Chính phủ cũng thống nhất xây dựng Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng. Vấn đề còn lại TP phải tạo cơ chế phát triển thị trường KHCN sôi động để các ý tưởng khởi nghiệp, cũng như các nghiên cứu KHCN được cụ thể hóa bằng sản phẩm nhanh nhất.

Tại sao phải tạo thị trường cho khoa học và công nghệ

Mô hình nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao được phát triển mạnh tại Hòa Vang.

Người xưa nói muốn đi nhanh phải đi một mình, muốn đi xa phải đi với bạn, nhưng bây giờ muốn đi nhanh hay đi xa phải đi với KHCN. Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh rất đồng tình với quan điểm này. Nhưng ông Chinh cho rằng, cái khó khăn nhất với TP hiện nay là chưa có một thị trường KHCN sôi động, nơi các kết quả nghiên cứu gặp DN để biến thành sản phẩm phục vụ xã hội. Hơn nữa nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu KHCN còn nhiều vướng mắc, tình trạng nghiên cứu để giải quyết kinh phí còn khó hơn cả nghiên cứu khoa học. Theo ông Chinh, phong trào nghiên cứu KHCN ở Đà Nẵng đang phát triển tốt và nhiều kết quả đã được ứng dụng thiết thực vào đời sống, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Trong số các ứng dụng KHCN vào đời sống có thể kể đến như công nghệ khai thác nước ở các sông, suối nhỏ phục vụ cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho các loại cây ăn quả vùng sườn đồi Hòa Vang, mang lại hiệu quả gấp 10 lần so với trước đây. Công nghệ bơm va này được thí điểm tại Hòa Bắc có nhiều ưu điểm như không dùng điện, xăng dầu, vận hành lắp đặt đơn giản, giá thành rẻ, độ bền cao, đang phục vụ hiệu quả cho hơn 100 hộ dân. Hoặc nghiên cứu xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ, tự động qua thiết bị di động tại Bảo tàng Đà Nẵng. Từ đây, du khách được cung cấp thông tin chính thống, thông tin được kiểm soát, khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch. Nghiên cứu thiết kế thành công các cảm biến thu thập tự động và cung cấp thông tin nhận dạng, trợ giúp ra quyết định phát hiện vật thể lạ trên đường băng sân bay, đang được triển khai tại Sân bay Đà Nẵng.

Có thể nói các nghiên cứu KHCN được ứng dụng nhiều nhất tại Đà Nẵng trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp công nghệ cao, trong xây dựng TP thông minh. Lãnh đạo Sở Y tế TP cho biết, các nghiên cứu về dược liệu, sản xuất thuốc, ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh được tập trung mạnh nhất. Tiêu biểu như nghiên cứu áp dụng công nghệ nano bào chế viên nang mềm giúp phòng và điều trị sỏi thận; nghiên cứu điều trị vi phẫu thuật túi phình động mạch não vỡ; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm trong điều trị vô sinh... Trong nông nghiệp CNC, các nghiên cứu tập trung vào trồng nấm trên thân cây keo, trồng hoa lan, bưởi da xanh, rau hữu cơ... Lãnh đạo Cty Nông trại An Phú cho biết, khoảng 1 năm trước đơn vị bắt đầu nghiên cứu trồng nấm ăn, nấm dược liệu bằng CNC. Lúc đó nhiều ý kiến cho rằng khó thành công vì công nghệ này của Nhật, trồng ở xứ lạnh như Đà Lạt thì phù hợp, còn đặc thù ở Đà Nẵng vùng thời tiết nóng, làm sản phẩm bán ra sẽ không đủ trả tiền điện. Tuy nhiên, vì có thị trường, tin tưởng vào công nghệ, An Phú vẫn bắt tay vào thực hiện. Thật mừng, cách đây khoảng 10 ngày, mẻ sản phẩm đầu tiên đã ra lò, nấm tươi ngon, rẻ hơn cả Đà Lạt. Một số siêu thị ở Singapo mong muốn có sản phẩm này để bán. Nếu có KHCN, không khó khăn nào là không giải quyết được - lãnh đạo Nông trại An Phú chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN ở Đà Nẵng có nhiều nét ấn tượng. Tuy nhiên, so với kỳ vọng, Đà Nẵng còn nhiều việc phải cải thiện. Đơn cử như việc vận hành quỹ phát triển KHCN, làm sao để DN tiếp cận dễ dàng nhất, đừng để có tiền mà không tiêu được. Ngoài ra, ông Tùng nói, Đà Nẵng phải sớm hình thành Trung tâm khởi nghiệp quốc gia, một nơi để phát hiện những ý tưởng, nâng đỡ nó thành DN khởi nghiệp. Đặc biệt hơn, Đà Nẵng phải có trung tâm thử nghiệm để người khởi nghiệp đến thử nghiệm kỹ thuật, hình thành các sản phẩm, chứ không chỉ là hỗ trợ kinh phí. Khi đã có sản phẩm, cần có sàn giao dịch, nơi trao đổi kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm, sản phẩm. Đây cũng là nơi các DN đã thành công đến hợp tác, tìm sản phẩm, phát triển sản phẩm ra thị trường. Cũng theo ông Tùng, Đà Nẵng hoàn toàn có thể là trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước, vì thế TP cần trú trọng tới Khu CNC, khu nông nghiệp ứng dụng CNC (hiện TP đã quy hoạch 20ha ở Hòa Vang). Việc tập trung nghiên cứu, ứng dụng KHCN tại trung tâm đổi mới sáng tạo thuộc Khu CNC Đà Nẵng sẽ là thế mạnh, tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển bền vững - ông Tùng chia sẻ.

Hiện tại Đà Nẵng đã và đang ươm tạo 30 dự án khởi nghiệp, TP cũng có 6 vườn ươm, 2 không gian sáng tạo, 10 không gian làm việc chung; Trung tâm ươm tạo DN CNC đang được xây dựng tại Khu CNC; Trung tâm đào tạo và huấn luyện khởi nghiệp sắp được hình thành. Đà Nẵng hiện cũng có sàn giao dịch Techmart Danang với tổng số DN tham gia trên sàng cũng như liên kết với sàn khác khoảng 7,7 ngàn DN.

Với hạ tầng và chiến lược phát triển bài bản, Đà Nẵng kỳ vọng sớm là Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia, có thị trường KHCN kết nối rộng và sôi động.

Theo http://cadn.com.vn

Lượt xem: 752 In bài viết
Từ khóa:

nghiên cứu, khoa học, công nghệ, thiết thực, ứng dụng, rộng rãi, thống nhất, xây dựng, trung tâm, sáng tạo, quốc gia, vấn đề, phát triển, thị trường, ý tưởng, cụ thể, sản phẩm, mô hình, nông nghiệp, bây giờ, chủ tịch