Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Có nên học học viện Ngân Hàng khi có rất nhiều hoạt động giải trí ngoại khóa ?

Học viện ngân hàng có tốt không? là câu hỏi có nhiều bạn quan tâm trong thời gian gần đây. Khi các ngân hàng có dấu hiệu hồi phục và trở lên được nhiều người quan tâm, nhiều bạn trẻ cũng ao ước trở thành các banker tương lai. Sau đây chúng tôi sẽ  chia sẻ với mọi người những thông tin về Học Viện Ngân Hàng

Học viện Ngân hàng ( tên tiếng Anh Banking Academy, được viết tắt BA ) là một trường ĐH kinh tế tài chính tại Nước Ta chuyên ngành ngân hàng, được xây dựng ngày 09/02/1998. Nằm trong nhóm 6 trường giảng dạy về kinh tế tài chính tốt nhất tại miền Bắc Nước Ta

Học viện Ngân hàng được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo 

Bạn đang đọc: Học viện ngân hàng có tốt không – có nên học tại BA?

  • Website :http://www.hvnh.edu.vn
  • Trụ sở chính : Số 12, đường Chùa Bộc, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội, Nước Ta

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Chuyên ngành huấn luyện và đào tạo chính gồm có :

  • Tài chính – Ngân hàng ( Gồm những chuyên ngành : Ngân hàng thương mại, Thanh toán quốc tế, Kinh doanh Chứng khoán, Tài chính doanh nghiệp )
  • Kế toán ( Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp )
  • Quản trị kinh doanh thương mại ( Gồm những chuyên ngành : Quản trị Marketing, Quản trị Doanh Nghiệp )
  • Hệ thống thông tin quản trị
  • Ngôn ngữ Anh ( Tiếng Anh Tài chính – Ngân hàng )
  • Kinh doanh quốc tế
  • Luật Kinh Tế
  • Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư)

    Xem thêm: 4 Reasons Why You Should Read Your Bill Every Month

Nếu bạn có dự tính thi vào BA trong năm tới thì cần chăm sóc tới điểm thi những năm trước để ước đạt tầm điểm mình hoàn toàn có thể đạt được có thi đỗ vào hay không .

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Với bề dày lịch sử vẻ vang 55 năm trong ngành, Học viện Ngân hàng đang là trường ĐH đa ngành, xu thế nghề nghiệp – ứng dụng ; cung ứng những tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trở thành trường ĐH số 1 trong nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính – ngân hàng của Nước Ta. Dưới đây sẽ là những nhìn nhận về Học viện Ngân hàng để bạn có nên học BA hay không .

Học tại ngôi trường này sinh viên luôn được lắng nghe những vướng mắc, được giải đáp kịp thời, được tôn trọng, được phân phối và được tăng trưởng tổng lực về tri thức, kỹ năng và kiến thức, nhân cách .

Trường tập trung chuyên sâu giảng dạy những chuyên ngành nâng cao, mang tính ứng dụng cao. Không chỉ học triết lý suông trên trường, sinh viên còn được đi trong thực tiễn, thưởng thức việc làm. Khoảng cách giữa triết lý và thực tiễn việc làm ngày càng được thu hẹp .

Đội ngũ giảng viên của nhà trường có chất lượng cao và tận tâm với nghề. Giảng viên không những truyền đạt kỹ năng và kiến thức cho sinh viên mà còn luôn lắng nghe, san sẻ với sinh viên cả những kinh nghiệm tay nghề trong đời sống .

Theo nhận xét của Vũ Trụ Sách, đây sẽ là môi trường cho bạn thỏa sức sáng tạo ngoài thời gian học. Ngoài việc phát triển về kiến thức chuyên môn, nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên tham gia những câu lạc bộ, đội, nhóm để rèn luyện kỹ năng,  trau dồi kinh nghiệm và cách sống, làm việc theo tập thể. 

>> Top sách ôn thi – luyện đề THPT Quốc Gia chuẩn theo bộ GD 2020

Cơ hội việc sau khi tốt nghiệp vô cùng rộng mở. Hiện nay những khoa chuyên ngành đã có nhiều link giữa sinh viên với những nhà tuyển dụng. Nhiều sinh viên Ngân Hàng có thành tích học tập tốt có thời cơ thao tác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường .

Cơ sở vật chất, những trang thiết bị giảng dạy văn minh. Nhà trường có nhà sức khỏe thể chất đa năng phân phối khá đầy đủ cho sinh viên trong cả việc học tập và rèn luyện sức khỏe thể chất .

Chi tiêu mà sinh viên bỏ ra cho việc học tập so với những chương trình, hệ huấn luyện và đào tạo tại Học viện Ngân hàng là khá thấp. Bên cạnh đó, sinh viên hoàn toàn có thể học song song 2 chuyên ngành trong thời hạn ngắn .

Trường tọa lạc tại giữa trung tâm thủ đô Hà Nội,  Học viện Ngân hàng còn là cầu nối, là nơi tập trung của mọi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi.

Xem thêm: Mở 2 tài khoản cùng 1 ngân hàng MBBank được hay không?

Vậy theo những bạn Học viện Ngân hàng có tốt không ? Không chỉ có thời cơ học tập rộng mở với chương trình giảng dạy chất lượng và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm tay nghề trình độ, môi trường học tập và tăng trưởng ở Học viện ngân hàng cũng giúp những bạn sinh viên hoàn toàn có thể trau dồi, học tập tốt nhất tại ngôi trường này .

Nếu bạn thích nghề ngân hàng thì Học viện Ngân hàng là một trong những lựa chọn hàng đầu. Hãy tham khảo bài review từ một cựu sinh viên K12 - Học viện Ngân hàng sau đây nhé!

1. Vị trí xịn như thế nào?

Toạ lạc tại con đường Chùa Bộc đắt đỏ số 12, nói chung Học viện Ngân hàng (HVNH) là nơi có vị trí khá đắc địa, cách 500m có Vincom Phạm Ngọc Thạch, đi thêm 500m nữa có Artemis, ngay cạnh bệnh viện Đại học Y, đi xuôi về Thái Hà ở ngã tư thì có Parkson (cũ); rẽ trái thêm 500m là Mipec Tây Sơn, thêm 500m là Royal City. Xung quanh có: Đại học Y; Thuỷ Lợi; Công Đoàn… đi thêm tầm 4km lên bờ hồ Hoàn Kiếm, 5km là hồ Tây lộng gió. Thôi thì không phải nói thêm về sự thuận tiện của con phố này. Thêm một điểm "xịn sò" nữa cho Chùa Bộc chính là kinh đô mỹ phẩm, thời trang của Hà Nội, từ thấp cấp Quảng Châu đến cao cấp không thiếu một cái gì. Tuy nhiên, vì là tuyến phố thuận tiện nên nhược điểm lớn nhất chính là tắc đường, tắc kinh khủng chứ không phải vừa, nên sẽ có chút mệt mỏi nếu rời khỏi trường vào giờ tan tầm đó :(

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Nằm ở vị trí thuận lợi nên hơi tắc đường xíu, HVNH về giờ tan tầm thường đông đúc thế này nè

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Một ngôi trường nhỏ nhỏ xinh xinh

2. Học phí thì sao?

Năm mình thì khá là rẻ, vì có 180.000 VNĐ /1 tín chỉ nhưng 10 năm sau thì cũng chỉ tăng lên 290.000 VNĐ/1 tín chỉ (niên chế 980.000 VNĐ/1 tháng), 1 năm học niên chế suôn sẻ ở hệ thường hết 8-10 triệu, đối với các hệ Chất lượng cao sẽ đắt hơn gấp đôi, hoặc gấp ba. Một mức học phí quá ưu đãi trong thời kỳ vật giá leo thang. Ở HVNH ngoài học phí còn có thêm tiền đồng phục đầu năm và sách vở mỗi kỳ, học tín chỉ thì thêm tiền quỹ lớp, chi phí mua quà tặng cho giangr viên nhân các dịp đặc biệt, cuối năm có đóng thêm 300.000 - 400.000 VNĐ tiền khám sức khoẻ, đối với sinh viên năm nhất có thêm tiền nhập học. Nói chung, chi phí học tập được coi là khá rẻ so với các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội, có chăng thêm quỹ lớp nếu có các hoạt động ngoại khoá, tài liệu học tập mua ngoài nhưng cũng không đáng là bao. 

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Trường mới xây sửa lại nên khá xịn xò nè!

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Khuôn viên xinh xinh cho các bạn sinh viên sau giờ học căng thẳng

3. Nghe nói, sinh viên ngân hàng siêu chăm học?

HVNH năm mình học có 6 khoa chính (chỉ tính công lập): Ngân hàng, Tài chính, QTKD, Kế toán; Khoa tiếng Anh và khoa HTTT, theo mình được biết mấy năm nay đã thêm khoa Luật kinh tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đầu tư... Trong đó top khoa có số điểm cao lần lượt là: Ngân hàng, Tài chính, Kế toán, QTKD, Hệ thống thông tin (Khối A) và khoa tiếng Anh (Khối D)... Hiện giờ thì có nhiều sự thay đổi rồi vì các ngành ngân hàng không còn là ngành hot nhất.

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Sinh viên HVNH xinh không? Xin thưa là: vừa xinh vừa chăm nhé

Sinh viên ngân hàng nổi tiếng học chăm, hầu như rất ít các đối tượng bỏ tiết vì lúc nào lớp học cũng như cái lò luyện thi Đại học sĩ số 100/80, những môn nào chưa hiểu, nhiều bạn còn đi “học chui” ở những tiết có thầy cô giáo giảng dễ hiểu nên nhiều khi rất khó để ngồi bàn đầu vì mấy bạn học sinh giỏi toàn giành chỗ trước. Thầy cô đáng yêu, dễ tính, thương học sinh, chấm điểm cao và hay cho gỡ điểm. Con đường học hành ở HVNH của phần lớn các bạn sinh viên khá thuận lợi, tỷ lệ tốt nghiệp hạng TB (điểm tích luỹ <2.5)>

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Một phiên bản đồng phục thể dục của Học viện Ngân hàng.

4. Môi trường, hoạt động ngoại khoá có hay ho không?

Trường có nhiều CLB, đầu năm và giữa năm thưởng tổ chức các buổi phỏng vấn để tham gia CLB, hầu hết các CLB về chuyên môn, tổ chức rất nhiều các sự kiện dành cho sinh viên, rồi cùng hội họp, ăn chơi nhảy múa rất vui. Mình không ấn tượng quá nhiều với các CLB ở trường, có lẽ vì một phần không thuộc kiểu sinh viên sôi nổi thích tham gia CLB, mình thích đi làm hơn, nhưng nếu bạn nào thuộc tuýp người năng động, thích kết bạn giao lưu, làm quen với tổ chức sự kiện, thì có thể tham gia để mạnh dạn tự tin hơn, kết bạn nhiều hơn trong thời gian học ở trường nhé.

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Hoạt động ngoại khoá không thiếu đâu nè!

5. Điểm số ở đây dễ hay khó?

Đối với cá nhân mình học khoa Ngân hàng, để đạt được điểm khá không hề khó, thi cử cũng dễ nhằn, đi học đầy đủ điểm chuyên cần toàn 9,10. Mỗi môn có 2 bài kiểm tra giữa và gần cuối, thêm 1 bài thi cuối kỳ, chăm chỉ học trên lớp, đến gần ngày thi tìm các đề trên diễn đàn hoặc mua ngoài quán photo, học theo dàn ý là đảm bảo 7-8 điểm, dĩ nhiên muốn điểm cao cần chăm chỉ hơn. 

Hai năm đầu tiên học các môn cơ bản, 2 năm sau học chuyên ngành. Có một số môn Toán khá khó như: XSTK, Kinh tế lượng và một số môn yêu cầu phải học thuộc nhiều như 4 môn Triết và Luật. Chuyên ngành dễ thở hơn một chút, với mình chỉ đặc biệt khó ở các môn Kế toán, điểm chuyên ngành so với các môn cơ bản thường rất cao. Tiếng Anh quá dễ so với trình độ của các cháu 2K bây giờ rồi, vì chỉ học chuyên ngành là chủ yếu, tiếng Anh cơ bản như mình cũng có thể đạt 3B, 1C 

Dù môn khó hay dễ mình đảm bảo từ lúc đi học đến lúc kết thúc thời sinh viên, chưa từng mất thêm một đồng tiền nào ngoài học phí thậm chí cả chuyên đề cuối kỳ, điểm đúng với năng lực, không có chuyện vì bị thầy cô nào đó ghét mà chấm điểm thấp, chăm học điểm cao, lười học điểm thấp. Môi trường giáo dục công bằng, trong sạch, bạn nào có mục tiêu ra trường tốt nghiệp bằng khá thì đơn giản, vừa học, vừa chơi, vừa đi làm. Bằng giỏi thì cần chăm hơn, xuất sắc thì cần phải có thêm năng lực "siêu nhiên" khác nữa. Với mình, 4 năm học ở Ngân hàng là những năm tháng trong mơ ngắn ngủi "đáng đồng tiền bát gạo" nhất đó các bạn à… Chỉ tiếc dành ít thời cho việc chơi, mà kiếm tiền hơi sớm.

Tại sao nên chọn Học viện Ngân hàng

Gái xinh Học viện Ngân hàng.

6. Tương lai nghề nghiệp có tốt không?

Thường các SV Ngân hàng ra sẽ làm ngân hàng, kế toán hoặc các tổ chức về tài chính (hầu hết), kế toán kiểm toán trong doanh nghiệp cũng khá nhiều... Không được đánh giá là năng động và hay “bay nhảy” như NEU hay KTQD, sinh viên Ngân hàng thường chọn nghề nghiệp an toàn hơn, và vì định vị cái tên là “Ngân hàng” rồi nên đi xin việc của Ngân hàng  thường được ưu tiên. Sinh viên ngân hàng mới ra trường chia ra làm 4 kiểu: Một là làm ngân hàng với các vị trí front office như: quan hệ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng, giao dịch viên, một số bạn may mắn hơn có thể được nhận vào HO làm các vị trí back đòi hỏi kinh nghiệm. Hai là làm kế toán - kiểm toán doanh nghiệp, cơ quan thuế, kho bạc, tài chính của nhà nước. Ba là làm giảng viên, đi du học. Bốn là làm đủ các ngành nghề về kinh doanh, nội dung, trợ lý, startup blah blah... Mình không có con số thống kê chính xác, chỉ đánh giá dựa trên những người bạn cùng trường mình học thôi. 

Học giỏi, năng động, chăm chỉ thì sẽ xin được công việc như ý thôi, bằng cấp chỉ góp phần nhỏ thôi nha các bạn trẻ, nhưng sớm định hướng nghề nghiệp để đừng mắc kẹt trong nhiều đam mê, sở thích lúc mới ra trường, khi đó dễ hoang mang, và không biết mình nên làm gì. Đi làm thêm ngay khi từ lúc đi học để quen dần với môi trường công sở, kiến thức sách vở rất cần nhưng kĩ năng giao tiếp và mềm cũng không nên thiếu, quen dần với việc đi phỏng vấn, trượt phỏng vấn để rút ra nhiều kinh nghiệm hay ho, đi làm, bị sếp mắng, sẽ khiến mình dạn dĩ và tự tin hơn khi ra trường. Ở trường Đại học không được học nhiều các kĩ năng mềm, bởi học Đại học đề cao cách tự học, cách làm việc theo nhóm, cơ bản vẫn là ở bản thân mình.

Mình sau 10 năm ra trường vẫn luôn đánh giá HVNH là một sự lựa chọn "đáng đồng tiền bát gạo" cho quãng thời gian sinh viên, review "sương sương" về HVNH cho các cháu 2K có thêm sự lựa chọn nhé, ngôi trường trên con đường kinh đô thời trang Chùa Bộc.

Review vui vẻ mang tính chất tham khảo từ một cựu sinh viên K12 - Học viện Ngân hàng

Hiện nay, các trường đại học công lập có 2 chế độ là tự chủ tài chính và nhà nước kiểm soát. Đối với các sinh viên gia đình không khá giả thì nên tránh chọn các trường tự chủ tài chính vì tiền tín chỉ thường cao hơn do không nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Dưới đây là danh sách các trường đại học có mức học phí được đánh giá tương đối dễ chịu, thậm chí nhiều trường còn chưa đến 10 triệu đồng/năm.

Bên cạnh chất lượng đào tạo thì tiền học phí cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của học trò khi cân nhắc chọn một trường đại học. Vậy những trường đại học nào có học phí thấp nhất Việt Nam? Những trường nào miễn học phí và còn có cả trợ cấp hàng tháng?... Xem thêm tại đây!

>> Giữa cuộc tranh luận 2k3 hay 2k4 khổ nhất, một bình luận làm tất cả nín lặng: "Bố mẹ khổ nhất"