Tại sao bầu trời màu đỏ

TPO - Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm Mặt Trời đẹp nhất trong ngày. Nhiều người yêu thích ngắm nhìn vẻ đẹp huyền diệu và kỳ bí của chân trời vào hai thời điểm đó. Vậy vì sao bình minh và hoàng hôn có màu đỏ?

1. Từ bầu trời trong xanh đến chân trời đỏ rực

Vẻ đẹp huyền diệu, kỳ bí của đường chân trời lúc hoàng hôn.

Ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất phải trải qua quãng đường rất lớn. Khi vượt qua bầu khí quyển, ánh sáng trắng sẽ bị tán xạ mạnh bởi các phân tử không khí, bụi, khói... Vì thế, vào đa số thời điểm ban ngày, bầu trời có màu trong xanh.  Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm Mặt Trời nằm ở vị trí thấp hơn đường chân trời. Lúc này, ánh sáng phải vượt qua nhiều lớp khí quyển hơn. Quãng đường càng dài, ánh sáng càng bị tán xạ nhiều. Kết quả là ánh sáng khi “chạm đến” đến mắt chúng ta có màu đỏ lẫn vàng.  Đặc biệt, vào những lúc không khí khô, các phân tử khói, bụi trong không khí dày đặc hơn khiến cho ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn. Lúc đó, bình minh và hoàng hôn có màu sắc đỏ rất huyền diệu và kỳ bí.

2. Bình minh và hoàng hôn những ngày nhiều mây 

Vào những ngày nhiều mây, đường chân trời có màu vàng hơn.

Vào những ngày nhiều mây, ánh sáng bị phản xạ nhiều lần qua các đám mây. Điều này khiến cho bầu trời có màu đỏ rực rỡ. Ngược lại, vào những ngày ít mây, màu sắc của bầu trời có màu đỏ pha vàng nhiều hơn. 

Chúng ta có thể “dự báo thời tiết” từ xa bằng màu sắc của phía chân trời lúc bình minh. Khi bình minh có màu đỏ rực, chứng tỏ khu vực phía Đông đang có thời tiết đẹp và trời ít mây. Ngược lại, nếu bình minh có màu vàng thì rất có thể đang có mưa bão ở hướng Đông. Nhân dân ta đã đúc kết kinh nghiệm này qua câu thành ngữ “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” để dự đoán sớm mưa bão đổ bộ từ phía Đông. 

Bảo Tuấn

MỚI - NÓNG

TPO - Đại Nhạc hội Cảnh sát các nước ASEAN+ năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 9 và 10/7 trên phố đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dự kiến, Đại Nhạc hội có Đoàn nhạc Cảnh sát của Lào, Philippines, Brunei, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Đoàn nhạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

TPO - Sự cống hiến không biết mệt mỏi của nhân viên y tế trên cả nước đã mang lại sự bình yên cho TPHCM. Tuy nhiên, nhiều tháng qua Sở Y tế TPHCM vẫn mòn mỏi chờ khoản tiền khoảng 19 tỷ đồng chi thưởng cho 40.000 nhân viên y tế nhưng chưa nhận được.

TPO - Trường Đại học Sài Gòn vừa công bố ngưỡng đầu vào xét tuyển Đại học chính quy năm 2022 theo phương thức sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia [ĐHQG] TPHCM.

TPO - Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/6 công bố video hệ thống pháo phóng loạt BM-21 Grad của quân đội nước này phá hủy các mục tiêu của Ukraine. Pháo phản lực Grad có tới 40 nòng phóng, có thể phóng cùng lúc 40 quả đạn 122mm với độ công phá khủng khiếp. Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 Grad có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây vào các mục tiêu trên một khu vực, tạo nên cơn bão lửa rộng tới 40 km. Đây là vũ khí rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, tiêu diệt trận địa pháo binh cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố.

TPO - Những ngày này, thời tiết ở Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ dao động từ 38 - 39 độ C. Người nông dân trên cánh đồng lúa Là Và, thị xã Sơn Tây phải chong đèn đi gặt lúa để tránh nắng nóng.

TPO - Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/6 tung video lính dù nước này dùng tên lửa chống tăng Kornet tấn công vị trí quân đội Ukraine tại một nhà máy bỏ hoang.

Tàu ngầm lớp Columbia dài 170m, được thiết kế với tính năng tàng hình và nhiều công nghệ hiện đại của thế kỷ 21.

PAK DA trong tương lai sẽ thay thế hoàn toàn cho các đơn vị máy bay ném bom Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3 hiện có của Không quân Nga.

Nếu Mỹ có MOAB [còn được mệnh danh là 'mẹ của các loại bom'], dòng vũ khí có điều khiển mạnh mẽ nhất thế giới, thì Nga cũng có loại vũ khí thậm chí có sức mạnh vượt gấp nhiều lần với tên gọi FOAB.

Điểm nổi bật của UAV tự sát Hero nằm ở việc nó có 9 biến thể khác nhau khác biệt về trọng lượng, tầm hoạt động và khối lượng đầu đạn mang theo.

TPO - Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga đăng tải ngày 23/6 cho thấy tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad cùng với lựu pháo Giatsint-B nã liên tiếp những "cơn mưa tên lửa" tấn công các địa điểm quân sự của Ukraine.

TPO - Nhiều diện tích trồng lúa của bà con nông dân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lúa ma – là loại lúa mọc dại, sinh trưởng nhanh, làm giảm năng suất và khiến nhiều nông dân bỏ hoang ruộng đồng.

Bầu khí quyển của trái đất có chứa nhiều hạt nhỏ như bụi, tro, phấn hoa, các chất khí và hơi nước, những thành phần trong khí quyển này sẽ phản xạ và tán xạ ánh sáng mặt trời theo các hướng khác nhau trước khi đến mắt con người.

Bầu trời chuyển sang màu đỏ và màu da cam lúc hoàng hôn. Ảnh: Timm Jensen.

Trong khoảng thời gian mặt trời nằm ở phần thấp trên đường chân trời, quãng đường các tia sáng mặt trời phải chiếu xuyên qua bầu khí quyển dài hơn 30% so với ban ngày. Những ánh sáng có bước sóng ngắn như tím và xanh da trời bị tán xạ nhiều, chỉ còn những ánh sáng có bước sóng dài hơn như vàng, da cam, đỏ ít bị tán xạ được truyền đến mắt người quan sát [màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trong quang phổ nhìn thấy được]. Vì vậy, khi mặt trời mọc và lặn, bầu trời xuất hiện màu đỏ và màu da cam, MNN cho hay.

Ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc. Trong một cơn mưa, hơi nước trong không khí đóng vai trò giống như một lăng kính, nó tách ánh sáng mặt trời thành các ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau, đây là lý do tại sao con người thấy cầu vồng.

"Chúng ta thường nghĩ tất cả mọi thứ có màu sắc cụ thể. Tuy nhiên, những màu sắc chúng ta thấy phụ thuộc vào sự phản chiếu ánh sáng của vật thể và đường đi của ánh sáng”, Stephen Corfidi, một nhà khí tượng học từ Cơ Quan Đại Dương và Khí Quyển Quốc Gia Mỹ [NOAA], nói.

Lê Hùng

Video liên quan

Chủ Đề