Sysadoa là gì

Ths Nguyễn Đình Tuấn - Trường CĐYT Quảng Nam

Trong thực hành lâm sàng tại khoa Nội tổng hợp hiện nay, số lượng bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp và cột sống không ít nhưng dường như việc khám bệnh, tổng hợp triệu chứng và đưa ra chẩn đoán cuối cùng còn chưa mang tính hệ thống dựa trên các tiêu chuẩn đã được công nhận. Bài viết này xin được giới thiệu tóm tắt một số tiêu chuẩn và các biện pháp điều trị phổ biến hiện nay.

1. Chẩn đoán xác định thoái hóa khớp và cột sống

Cần nhớ rằng trong thoái hóa khớp có sự tham gia của các cytokin tiền viêm [interleukin 1-β, yếu tố hoại tử u TNF-α]. Ngoài ra còn có vai trò của các gốc tự do Nitric acid [NO] tham gia vào quá trình dị hóa sụn khớp. Các yếu tố này làm thay đổi tính chất sinh hóa và cơ học của sụn khớp, mô xương dưới sụn; chất cơ bản proteoglycan mất dần, thoái hóa lưới collagen, kích hoạt enzyme tiêu protein [metalloprotease]. Hậu quả là bề mặt sụn khớp mỏng dần, xơ hóa gây ra triệu chứng của thoái hóa khớp bao gồm:

- Lâm sàng: đau kiểu cơ học, không có các triệu chứng tại các vị trí khác, toàn thân bình thường, có thể có biến dạng khớp do chồi xương.

- Xét nghiệm máu hoặc dịch khớp: bilan viêm âm tính.

- X quang khớp: hẹp khe, đặc xương dưới sụn, tân tạo xương [chồi xương, gai xương]

2. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Mỹ [ACR: American College of Rheumatology]

 

 

3. Điều trị và phòng thoái hóa khớp, cột sống

3.1. Nội khoa

3.1.1. Các biện pháp không dùng thuốc

- Tránh cho khớp và cột sống bị quá tải bởi vận động và trọng lượng, có thể dùng nạng một hoặc hai bên khi cần cho thoái khớp chi dưới, giảm cân khi thừa cân.

- Vật lí trị liệu có tác dụng giảm đau, điều chỉnh tư thế, duy trì dinh dưỡng cơ cạnh khớp. Các bài tập thể dục như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp chỉ nên thực hiện khi chưa có tổn thương khớp trên X quang.

3.1.2. Điều trị triệu chứng [tác dụng nhanh]

- Thuốc chống viêm không steroid:

Các loại thuốc chống viêm không steroid có thời gian bán hủy nhanh thường tốt hơn loại chậm và nên bắt đầu ở liều thấp nhất là ở người cao tuổi, thận trọng ở người có suy thận, suy gan và bệnh lí tim mạch. Cần theo dõi kỹ trong điều trị, phát hiện sớm các tác dụng phụ bằng xét nghiệm máu [giảm bạch cầu, suy gan, suy thận].

Hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa bằng thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole hoặc Misoprostol [Cytotex].

- Các thuốc giảm đau:

Có vai trò khá quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp. Các thuốc này ít độc cho thận và dạ dày hơn so với các thuốc chống viêm không steroid. Khi sử dụng cần tuân thủ sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới như sau:

+ Bậc 1: thuốc không có morphin [paracetamol, floctafenin]

+ Bậc 2: morphin yếu [dextropropoxyphene, codein, tramadol]

+ Bậc 3: morphin mạnh

Có thể dùng đơn độc các thuốc nêu trên hoặc phối hợp với các thuốc kháng viêm không steroid liều thấp, các thuốc giảm đau thần kinh trong trường hợp có chèn ép do viêm [Gabapentin, Pregabalin] như trong hội chứng thần kinh tọa, chèn ép đám rối cánh tay do thoái hóa cột sống cổ và dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng trong các trường hợp đau mạn tính như Amitriptylin [Laroxyl].

- Corticoid:

Corticoid đường toàn thân chống chỉ định. Corticoid nội khớp thường rất có hiệu quả đối với các triệu chứng đau của thoái hóa khớp nhưng không nên tiêm quá 2 đợt/năm. Thường dùng:

+ Hydrocortison acetate: mỗi đợt 2-3 mũi, tiêm cách nhau 5-7 ngày. Không tiêm > 4 mũi/đợt.

+ Các chế phẩm có tác dụng dài như Diprospan, Depomedrol: 1-2 mũi/đợt cách nhau 6-8 tuần.

3.1.3. Thuốc chống thoái hóa khớp [tác dụng chậm]

Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm [SySADOA: Symptom-Slow-Acting Drugs for Osteoarthritis] thường tác dụng sau khi dùng ít nhất một tháng và duy trì sau ngưng thuốc 2-3 tháng. Liều trình dùng thuốc nên kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm nếu muốn bảo tồn sụn khớp. Thuốc dung nạp tốt và chưa thấy có tác dụng phụ nào đáng kể. Có thể kể:

- Glucosamin sulfat: liều 1-1,5g/ngày

Cần cho sinh tổng hợp và kích thích tế bào sụn sinh proteoglycan làm tăng độ cứng của mô sụn và như thế làm giảm quá trình thoái hóa và chấn thương sụn.

Chất này còn ức chế các enzyme hủy sụn khớp và các interleukin nên cũng góp phần làm giảm thoái hóa khớp theo cơ chế bệnh sinh.

- Diacerein [Artrodar, ART 50®]: uống 100mg/ngày [trong ít nhất 3 tháng]; chế phẩm viên nang 50mg.

Bảo vệ sụn nhờ giảm làm giảm sản xuất các cytokin, NO, MMP là các chất gây hủy hoại tế bào sụn đồng thời kích thích tế bào sụn tăng sinh, tăng tổng hợp proteoglycan, acid hyaluronic góp phần phục hồi tính chất của dịch khớp.

- Chondroitin sulfat: uống 1g/ngày; chế phẩm viên nang 450mg hoặc gói 250mg.

Tác dụng ức chế enzyme tiêu sụn như metalloprotease

- Acid hyaluronic [Go-on®, Ostenil®, Hyruan®] bổ sung vào dịch khớp làm giảm ma sát của khớp. Chế phẩm Ostenil 10mg; Hyruan 20mg. Dùng tiêm nội khớp 3-4 mũi tiêm/tuần. Thuốc rất hiệu quả, có thể làm giảm đau và cải thiện vận động ngay sau mũi tiêm đầu tiên thường dùng cho thoái hóa khớp gối.

3.1.4. Các kháng sinh thuộc nhóm Cycline như Tetracycline, Doxycycline… hình như cũng có vai trò ức chế các enzyme làm tiêu hủy sụn trong bệnh lí thoái hóa khớp và cũng đã được một số tác giả dùng trong điều trị đạt một số kết quả khi dùng liều thấp kéo dài. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này còn cần những nghiên cứu dài hơi và những bằng chứng thuyết phục hơn.

2. Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp

Các biện pháp điều trị ngoại khoa thường làm khi điều trị nội khoa không còn tác dụng.

- Bao gồm: chêm lại khớp, gọt giũa xương [osteotomy], làm cứng khớp, thay một phần hoặc toàn bộ khớp. Trong đó, gọt giũa xương có hiệu quả khi có biến chứng lệch trục và như thế sẽ làm giảm đau khớp.

- Điều trị dưới nội soi khớp: rửa khớp, lấy bỏ các thành phần ngoại lai như mẩu sụn khớp bị bong, cắt bỏ sụn chêm bị tổn thương, gọt giũa bề mặt không đều của sụn,…kết quả thường tốt đối với khớp gối và khớp vai.

- Thay khớp nhân tạo: thường chỉ định cho khớp háng, khớp gối và khớp vai.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Rheumatology 2008.
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs [2012] – Bệnh học cơ xương khớp Nội khoa, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

>

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm khớp là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới và bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tàn tật suốt đời. Để kiểm soát tốt viêm khớp/thoái hóa khớp cần xây dựng chiến lược điều trị lâu dài, trong đó điều trị triệu chứng [đau và hạn chế vận động] và hạn chế biến đối cấu trúc khớp đóng vai trò quan trọng.

Trong khoảng gần 2 thập kỷ qua, chondroitin sulfate và glucosamine sulfate đã được kê đơn và sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân viêm xương khớp để giảm triệu chứng của bệnh.

Tại Việt Nam, glucosamine được xem là thuốc điều trị chứ không phải thực phẩm chức năng. Glucosamin được chỉ định với mục đích “giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình". Việc sử dụng glucosamine trong điều trị viêm thoái hóa khớp ở các vị trí khác ngoài khớp gối không được khuyến cáo. Chính vì vậy, việc sử dụng cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh và từng bệnh nhân.

Glucosamine và các muối của nó được dùng khá rộng rãi trong các bệnh viêm xương khớp

Glucosamine và các muối của nó được dùng khá rộng rãi như là các sản phẩm được cấp phép hoặc chất hỗ trợ sức khỏe [health supplements] trong các bệnh viêm xương khớp. Trên thị trường có nhiều chế phẩm kết hợp glucosamine với các thành phần khác như chondroitin, các vitamin, khoáng chất và các dược liệu. Các chế phẩm glucosamine đôi khi được mua hay biếu tặng dưới dạng hàng xách tay mang từ nước ngoài về. Do phong phú về nhà sản xuất, dạng bào chế, hàm lượng của chế phẩm glucosamine, nên để đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Glucosamine trên thị truờng có 3 dạng chính: Glucosamine sulfat, glucosamine hydrochorid và N-acetylglucosamine. Trong đó chỉ có dạng muối glucosamine sulfat được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và được cho là mang lại tác dụng tích cực. Điều này chưa hẳn đã đúng với 2 dạng còn lại của glucosamine nên người tiêu dùng phải chú ý đến thông tin này trên nhãn của sản phẩm.

Các chế phẩm glucosamine được cung cấp với hàm lượng rất khác nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200 – 1500 mg glucosamine/ngày. Ngoài ra, nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mg/ngày. Một số bệnh nhân gặp tác dụng bất lợi khi dùng đường uống, nên để giảm các triệu chứng thì glucosamine nên được dùng cùng hoặc sau khi ăn.

Tại nhiều quốc gia, glucosamine được xếp vào nhóm thuốc tác dụng chậm lên triệu chứng trong viêm khớp [SYSADOA] và thuốc biến đổi bệnh viêm khớp [DMOAD]. Hiện nay, glucosamine và chondroitin là hai loại SYSADOA được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện triệu chứng viêm khớp. Do là thuốc tác động chậm, nên hiệu quả có thể sẽ phát huy sau 2-3 tháng sử dụng liên tục.

Hãy sử dụng glucosamine theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà cung cấp. Không sử dụng nhiều sản phẩm này hơn khuyến cáo trên nhãn. Không sử dụng các công thức khác nhau của glucosamine cùng một lúc mà không có lời khuyên của bác sĩ.

Sử dụng các chế phẩm chứa glucosamine khác nhau cùng lúc làm tăng nguy cơ quá liều glucosamine. Glucosamine có thể gây ra kết quả bất thường về xét nghiệm đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn không sử dụng sản phẩm này mà không có lời khuyên của bác sĩ.

Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất của glucosamine bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng

Các nghiên cứu cho thấy glucosamine thường được dung nạp tốt và khá an toàn, nhưng nó cũng có thể gây ra các phản ứng bất lợi. Khi dùng đường uống, các tác dụng bất lợi thường gặp nhất của glucosamine bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón và đau/nhạy cảm ở thượng vị; các triệu chứng có thể giảm nếu glucosamin được dùng cùng hoặc sau khi ăn. Các tác dụng bất lợi khác bao gồm đau đầu, ngủ gà và mất ngủ, phản ứng trên da như đỏ da và ngứa. Một số báo cáo nghiêm trọng, đáng chú ý liên quan đến glucosamine đã được ghi nhận, đặc biệt là phản ứng phản vệ, sốc phản vệ và trụy tuần hoàn, độc tính trên gan, tăng men gan, tăng glucose máu.

Tóm lại, khi sử dụng glucosamine ta cần phải chú ý đến các thông tin về dạng bào chế, về hàm lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Việc dùng glucosamine đủ liều và đủ thời gian cũng rất quan trọng để có thể đem lại những biến chuyển tốt. Khi sử dụng các chế phẩm có chứa glucosamine, chúng ta cũng nên cân nhắc tất cả các yếu tố, nhất là giữa lợi ích kinh tế và hiệu quả chữa bệnh của glucosamine. Cần nhắc lại rằng, tại nước ta, glucosamine được xem là thuốc điều trị. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu [ PRP] là phương pháp mới, được áp dụng điều trị các bệnh viêm xương khớp đã cho thấy hiệu quả cao, lâu dài, an toàn mang đến nhiều hy vọng cho người bệnh. So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật [nội soi hoặc mổ mở], PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%. Cộng thêm quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý đã khiến PRP đang ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Huyết tương giàu tiểu cầu [PRP] chữa đau cơ xương khớp

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề