So sánh sức mạnh card màn hình

Card màn hình (VGA) và các thông số quan trọng thường gặp

So sánh sức mạnh card màn hình

>>>Xem thêm: Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng

>>>Xem thêm: CPU và các thông số quan trọng thường gặp

>>>Xem thêm: Bàn phím cơ là gì ? Vì sao bạn nên mua bàn phím cơ ?

Khi mua card đồ họa rời, chúng ta sẽ thường thấy các thông số sau đây:

 GPU  NVIDIA® GeForce® GTX 1060 
 Core speed/clock  1506 MHz
 Boost speed  1708 MHz
 CUDA Cores  1280
 Video Memory  6GB
 Memory Type  GDDR5
 Memory Speed  8Gbps
 Memory Bus Width  192-bit
 Memory Bandwidth  192GB/s

GPU(Graphics processing unit) – Đơn vị xử lí đồ hoạ: Là con chip cốt lõi được sử dụng trong card màn hình. Là thành phần quan trọng nhất trong một chiếc card.

So sánh sức mạnh card màn hình

Bộ vi xử lí GPU trên card đồ họa

Core Speed: Còn được gọi là xung nhịp, là tốc độ xử lí lệnh của GPU được tính bằng MHz. Nhưng không phải lúc nào 2 con GPU có cùng Core Speed cũng sẽ cho ra tốc độ như nhau tại cùng thời điểm. Vẫn có nhiều thứ khác quyết định hiệu năng của một chiếc card như số lượng cores, dung lượng/loại bộ nhớ, kiến trúc,… cũng đóng vai trò rất quan trọng.

So sánh sức mạnh card màn hình

MSI AFTERBURNER - Phần mềm chỉnh Core Clock và các thông số khác

Boost Speed: Thông số này xuất hiện ở rất nhiều ở các VGA đời mới và nó khá giống với công nghệ Turbo Boost của Intel. Hiểu một cách đơn giản, Xung boost giúp card chạy ở mức xung nhịp cao hơn mức xung cơ bản, tất nhiên là điện năng tiêu thụ sẽ tăng theo. Tuy nhiên sẽ không lúc nào nó cũng chạy ở mức xung cao nhất được vì có một sự giới hạn về điện năng và ngưỡng nhiệt độ an toàn.

CUDA Core - Kiến trúc thiết bị tính toán hợp nhất: Là một kiến trúc tính toán song song do NVIDIA phát triển, giống như lõi kép, lõi tứ ở CPU. GPU của NVIDIA có thể chứa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn CUDA Core. Những CUDA Core này sẽ chịu trách nhiệm xử lí tất cả dữ liệu đi vào và đi ra GPU.

So sánh sức mạnh card màn hình

Video Memory – Bộ nhớ đồ hoạ: Là dung lượng bộ nhớ tạm thời của VGA, khá giống với RAM trên PC. Bộ nhớ càng nhiều thì sẽ càng tốt vì các phần mềm và game sẽ có thêm nhiều không gian để bung hiệu năng. Thông thường các nhà sản xuất card màn hình sẽ sử dụng bộ nhớ RAM vừa thích hợp với sức mạnh của card, nhưng đôi khi sẽ có nhiều phiên bản trên cùng một đời VGA (VD: GTX 960 2G/960 4G, 1060 3G/1060 6G). Lưu ý rằng nếu sử dụng đa màn hình hoặc các chương trình đồ hoạ chuyên nghiệp thì Video Memory cao sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

So sánh sức mạnh card màn hình
Chơi càng nhiều màn hình thì VRAM cao sẽ có lợi thế hơn

Memory Type – Loại bộ nhớ: Đây là loại bộ nhớ được dùng trong card màn hình. Bộ nhớ thường được sử dụng trên VGA thường là GDDRx. Các thế hệ bộ nhớ về sau sẽ tốt hơn trước với tốc độ và băng thông được cải thiện. Lưu ý thông số này không liên quan đến bộ nhớ DDR của RAM.

So sánh sức mạnh card màn hình

Bộ nhớ đồ họa 

Memory Speed – Tốc độ bộ nhớ: Là tốc độ bộ nhớ RAM của card được tính bằng MHz, hiểu đơn giản là tốc độ mà card có thể truy cập dữ liệu được lưu trữ trên RAM.

Memory Bus Width – Bus bộ nhớ: Bus bộ nhớ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu năng của VGA. Tốc độ của bộ nhớ nhanh thì rất quan trọng, nhưng ngoài ra card đồ hoạ còn phải đáp ứng đủ “tải trọng” để đưa đủ thông tin. Về mặt kỹ thuật, Bus bộ nhớ càng cao thì lượng dữ liệu được card đồ hoạ truyền tải trong một chu kỳ sẽ càng lớn. Ví dụ, 1 card sử dụng bus 128 bits có thể truyền tải nhiều dữ liệu gấp đôi so với 1 card màn hình chỉ có 64 bits.

So sánh sức mạnh card màn hình

Bus bộ nhớ

Memory Bandwidth – Băng thông bộ nhớ: Là khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ. Chỉ số này càng cao thì hiệu năng của card sẽ được nâng cao hơn.

So sánh sức mạnh card màn hình

Các đời bộ nhớ

SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD): Là khả năng ghép 2 hoặc nhiều card màn hình cùng loại chạy song song, nhờ đó hiệu năng sẽ nâng cao đáng kể.

So sánh sức mạnh card màn hình

VR (Virtual Reality) Ready – Thực tế ảo: Công nghệ giúp người dùng nhập vai hoàn toàn bằng các giác quan vào thế giới ảo. Hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới

So sánh sức mạnh card màn hình

Virtual Reality - Thực tế ảo

Cổng kết nối: Là loại khe cắm mà các nhà sản xuất đã thiết kế để cắm vào. Đa số các loại card hiện nay đã sử dụng cổng PCI Express 3.0 x16 hoặc PCI Expresss 2.0 x16.

So sánh sức mạnh card màn hình

Các cổng PCI-E được bọc thép

Ngoài ra các bạn cũng nên để ý đến kích cỡ của card màn hình. Các card màn hình phổ thông chỉ cần cắm vào 1-2 cổng PCI-e, nhưng có các loại card xôi thịt lại chiếm đến 3 cổng nên sẽ hạn chế các thiết bị khác gắn vào. Đặc biệt có một số loại card màn hình có 3 fan tản nhiệt rất dài, một số loại case nhỏ sẽ có khả năng gắn không vừa.

So sánh sức mạnh card màn hình

Quá đắng lòng!

>>>Xem thêm: Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng

>>>Xem thêm: CPU và các thông số quan trọng thường gặp

>>>Xem thêm: Bàn phím cơ là gì?

So sánh sức mạnh card màn hình

Hiện nay, trên thị trường chúng ta đang có 03 nhà sản xuất Card màn hình chính đó là: Nvidia, AMD và Intel. Tuy nhiên, các sản phẩm Card màn hình của Intel chưa được xuất xưởng và chúng sẽ sớm có mặt trong tương lai. Trong khi đó, AMD và Nvidia liên tục so kè nhau trên từng phân khúc, đặc biệt là phân khúc hiệu năng cao vì đây là nơi chứng minh sức mạnh của một hãng sản xuất. Trong trường hợp các bạn cần tìm kiếm Card màn hình phù hợp với bản thân nhưng lại đang phân vân giữ hàng chục mã sản phẩm khác nhau thì việc có một danh sách để dựa vào tính toán là một điều hợp lý. Dưới đây là danh sách hiệu năng Card màn hình mới nhất hiện nay:

Lưu ý:

  • Sản phẩm mạnh nhất sẽ có hiệu năng là 100.0% và chúng là thước đo cho các sản phẩm còn lại
  • Đối với những iGPU (card màn hình tích hợp) thì dung lượng bộ nhớ sẽ được lấy theo dung lượng RAM
  • Tốc độ xung nhịp được lấy từ bản tiêu chuẩn (bản từ nhà sản xuất), không tính theo tốc độ của bản AIB

Tên

Hiệu năng

Mã GPU

Xung nhịp

Memory

1

Nvidia GeForce RTX 3090

100.0%

GA102

1400/1695 MHz

24GB GDDR6X

2

AMD Radeon RX 6800 XT

93.3%

Navi 21

1825/2250 MHz

16GB GDDR6

3

Nvidia GeForce RTX 3080

93.0%

GA102

1440/1710 MHz

10GB GDDR6X

4

AMD Radeon RX 6800

83.4%

Navi 21

1700/2105 MHz

16GB GDDR6

5

Nvidia Titan RTX

79.6%

TU102

1350/1770 MHz

24GB GDDR6

6

Nvidia GeForce RTX 2080 Ti

77.5%

TU102

1350/1635 MHz

11GB GDDR6

7

Nvidia GeForce RTX 3070

76.4%

GA104

1500/1730 MHz

8GB GDDR6

8

Nvidia Titan V

68.7%

GV100

1200/1455 MHz

12GB HBM2

9

Nvidia GeForce RTX 3060 Ti

67.1

TU104

1410/1670 Mhz

8GB GDDR6

10

Nvidia GeForce RTX 2080 Super

66.9%

TU104

1650/1815 MHz

8GB GDDR6

11

Nvidia GeForce RTX 2080

62.6%

TU104

1515/1800 MHz

8GB GDDR6

12

Nvidia Titan Xp

61.2%

GP102

1405/1480 MHz

12GB GDDR5X

13

Nvidia GeForce RTX 2070 Super

59.7%

TU104

1605/1770 MHz

8GB GDDR6

14

AMD Radeon VII

58.9%

Vega 20

1400/1750 MHz

16GB HBM2

15

Nvidia GeForce GTX 1080 Ti

57.8%

GP102

1480/1582 MHz

11GB GDDR5

16

AMD Radeon RX 5700 XT

56.7%

Navi 10

1605/1905 MHz

8GB GDDR6

17

Nvidia GeForce RTX 2070

53.1%

TU106

1410/1710 MHz

8GB GDDR6

18

AMD Radeon RX 5700 

51.4%

Navi 10

1465/1725 MHz

8GB GDDR6

19

Nvidia GeForce RTX 2060 Super

50.6%

TU106

1470/1650 MHz

8GB GDDR6

20

AMD Radeon RX Vega 64

48.5%

Vega 10

1274/1546 MHz

8GB HBM2

21

AMD Radeon RX 5600 XT

46.6%

Navi 10

?/1615 MHz

6GB GDDR6

22

Nvidia GeForce GTX 1080

45.3%

GP104

1607/1733 MHz

8GB GDDR5X

23

Nvidia GeForce RTX 2060

44.9%

TU106

1365/1680 MHz

6GB GDDR6

24

AMD Radeon RX Vega 56

42.8%

Vega 10

1156/1471 MHz

8GB HBM2

25

Nvidia GeForce GTX 1070 Ti

41.9%

GP104

1607/1683 MHz

8GB GDDR5

26

Nvidia GeForce GTX 1660 Ti

38.0%

TU116

1365/1680 MHz

6GB GDDR6

27

Nvidia GeForce GTX 1660 Super

37.9%

TU116

1530/1785 MHz

6GB GDDR6

28

Nvidia GeForce GTX 1070

36.8%

GP104

1506/1683 MHz

8GB GDDR5

29

Nvidia GTX Titan X (Maxwell)

35.3%

GM200

1000/1075 MHz

12GB GDDR5

30

Nvidia GeForce GTX 980 Ti

33.0%

GM200

1000/1075 MHz

6GB GDDR5

31

Nvidia GeForce GTX 1660 

32.9%

TU116

1530/1785 MHz

6GB GDDR5

32

AMD Radeon R9 Fury X

32.8%

Fiji

1050 MHz

4GB HBM

33

AMD Radeon RX 590

32.4%

Polaris 30

1469/1545 MHz

8GB GDDR5

34

AMD Radeon RX 5500 XT 8GB

31.9%

Navi 14

?/1717 MHz

8GB GDDR6

35

AMD Radeon RX 580 8GB

30.9%

Polaris 20

1257/1340 MHz

8GB GDDR5

36

Nvidia GeForce GTX 1650 Super

28.5%

TU116

1530/1725 MHz

4GB GDDR6

37

AMD Radeon RX 5500 XT 4GB

28.4%

Navi 14

?/1717 MHz

4GB GDDR6

38

AMD Radeon R9 390

27.2%

Hawaii

1000 MHz

8GB GDDR5

39

Nvidia GeForce GTX 1060 6GB

26.5%

GP106

1506/1708 MHz

6GB GDDR5

40

Nvidia GeForce GTX 980

26.5%

GM204

1126/1216 MHz

4GB GDDR5

41

AMD Radeon RX 570 4GB

25.3%

Polaris 20

1168/1244 MHz

4GB GDDR5

42

Nvidia GTX 1650 GDDR6

23.9%

TU117

1410/1590 MHz

4GB GDDR6

43

Nvidia GeForce GTX 1060 3GB

22.3%

GP106

1506/1708 MHz

3GB GDDR5

44

Nvidia GeForce GTX 970

22.2%

GM204

1050/1178 MHz

4GB GDDR5

45

Nvidia GeForce GTX 1650

20.9%

TU117

1485/1665 MHz

4GB GDDR5

46

Nvidia GeForce GTX 1050 Ti

16.1%

GP107

1290/1392 MHz

4GB GDDR5

47

AMD Radeon RX 560 4GB    

12.6%

Polaris 21

1175/1275 MHz

4GB GDDR5

48

Nvidia GeForce GTX 1050

12.2%

GP107

1354/1455 MHz

2GB GDDR5

49

AMD Radeon RX 550

8.0%

Polaris 22

1100/1183 MHz

4GB GDDR5

50

Nvidia GeForce GT 1030

5.8%

GP108

1228/1468 MHz

2GB GDDR5

51

AMD Vega 11 (R5 3400G)

5.5%

Vega 11

1400 MHz

2x8GB DDR4-3200

52

AMD Vega 8 (R3 3200G)

4.9%

Vega 8

1250 MHz

2x8GB DDR4-3200

53

Intel Iris Plus (i7-1065G7)

3.3%

Gen11 ICL-U

1100 MHz

2x8GB LPDDR4X-3733

54

Intel UHD Graphics 630 (i7-9700K)

2.0%

Gen9.5 CFL

1200 MHz

2x8GB DDR4-3200

Trong bài viết này là bảng xếp hạng hiệu năng Card màn hình mới nhất hiện nay và đây đủ nhất từ các nhà sản xuất. Chúc các bạn sớm tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân!