So sánh hai cuộc chiến tranh phá hoạicủa mỹ năm 2024

Chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường là một chiến công to lớn của quân dân miền Bắc nói chung và của Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục tiến lên “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến công này đã đi vào lịch sử như một kỳ tích chiến đấu, làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật chống giặc giữ nước của dân tộc ta, đồng thời đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

.jpg)

Nghiên cứu thủy lôi địch để tìm phương pháp rà phá.

Trước thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh và quân các nước chư hầu của Mỹ vào miền Nam; đồng thời âm mưu mở rộng cuộc chiến tranh leo thang phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đầu năm 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trên chiến trường miền Nam và ngày càng đẩy mạnh việc đánh phá bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Máy bay, tàu chiến Mỹ đêm ngày đánh phá các mục tiêu trên đất liền một cách điên cuồng, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Đồng thời, chúng thả thủy lôi, bom từ trường xuống các bến cảng, cửa sông ven biển, các khu tập kết chuyển tải hàng hóa và các bến phà trên sông, biển miền Bắc. Chúng thả nhiều đợt, mỗi đợt thực hiện theo một phương thức mới, kết hợp nhiều loại thủy lôi, bom mìn, có sự cải tiến và mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.

Đợt một, từ ngày 26-2 đến 20-5-1967. Lúc đầu chúng thả 106 quả thủy lôi xuống 4 cửa sông lớn là sông Mã, sông Lam, sông Gianh và sông Nhật Lệ thuộc địa bàn Quân khu 4. Riêng ở Hải Phòng, chúng thả ở các luồng lạch xung quanh thành phố với ý đồ vừa thăm dò dư luận, vừa xem khả năng phản ứng của ta. Tiếp đó, chúng dùng máy bay A6A, AD6, F4, F7, F8… liên tục thả hàng ngàn quả thủy lôi MK- 50 (loại thủy lôi cảm ứng âm thanh) và MK-52 (loại thủy lôi cảm ứng từ trường), hình thành những tuyến chướng ngại trên khắp các cửa sông, biển miền Bắc. Do đặc điểm các dòng sông ở miền Bắc có luồng chảy hẹp, uốn lượn ngoằn ngoèo và bị hỏa lực dày đặc của các lực lượng phòng không 3 thứ quân của ta đánh trả quyết liệt, nên máy bay địch không thể bay thấp để thả thủy lôi trúng luồng. Những quả thủy lôi rơi trúng luồng cũng ít phát huy tác dụng vì bị ta phát hiện, rà phá, tháo gỡ. Do vậy, trong đợt hai, từ tháng 6-1967 đến tháng 10-1968, địch đã sử dụng bom từ trường DST-36 để thay thế các loại thủy lôi. Đây là loại vũ khí rất nguy hiểm, có tác dụng chiến đấu cả ở trên cạn và dưới nước. Khi được thả từ máy bay xuống, bom từ trường chìm sâu dưới đất nên rất khó phát hiện và có phát hiện được cũng rất khó đưa lên, nhất là ở dưới nước, nên mức độ nguy hiểm của nó lớn hơn rất nhiều. Với âm mưu cắt đứt hoàn toàn các tuyến giao thông thủy bộ của ta, địch thả hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường DST-36 xen lẫn với bom phá dưới các cửa sông, bến phà, bến cảng, cửa biển. Những khu vực trọng điểm chúng thả với mật độ dày hơn. Trong cả hai đợt, từ tháng 2-1967 đến tháng 10-1968, đế quốc Mỹ thả 74.718 quả bom mìn các loại, trong đó có gần 7000 quả thủy lôi và bom từ trường phong tỏa 24 cửa sông, biển lớn nhỏ từ Cửa Tùng ( Vĩnh Linh) đến của Văn Úc (Hải Phòng). Riêng khu vực xung quanh cảng Hải Phòng chúng đã thả trên 1.500 quả, sông Gianh 2.000 quả, cửa Ròn 1.500 quả… Vào giai đoạn cuối địch thả những loại thủy lôi, bom từ trường đã được cải tiến như DST-36 Modl, DST-36 Mod2, DST- 36 Mod3 (chủ yếu là cải tiến đầu nổ MK42 theo các Modl1, Mod2, Mod3) để ta khó tháo gỡ, làm mất tác dụng chiến đấu của vũ khí thủy lôi, bom từ trường của chúng.

Nhằm làm gián đoạn giao thông giữa Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất của miền Bắc với các tỉnh, địch đã ném bom phá sập cầu Rào, cầu Niệm và thả dày đặc bom từ trường DST-36 xuống dưới lòng sông, bịt các cửa sông, bến phà xung quanh thương cảng, gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa viện trợ của nước ngoài vào cảng và từ cảng không thể chuyển đi nơi khác, với ý đồ biến thành phố cảng thành hòn đảo cô lập với nội địa. Không những thế, đế quốc Mỹ còn liên tục cho máy bay giám sát các tàu chở hàng của Liên Xô, Cu Ba và các nước XHCN anh em trên đường từ biển vào cảng Hải Phòng; chúng đã bắn tên lửa, rốc két vào hai tàu chở hàng của Liên Xô đang đậu ở Cảng, gây thiệt hại về vật chất và làm thương vong một số sỹ quan, thủy thủ của đội tàu, bất chấp sự phản đối của dư luận.

Để đáp ứng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới mà Trung ương Đảng xác định đó là “trụ cột bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”, quân đội ta nhanh chóng bước vào xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất (1955-1960). Nhiệm vụ và phương châm lúc này là: Tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại. Đến năm 1960, quân đội ta đã hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất; có bước trưởng thành mới, từ lực lượng chủ yếu là bộ binh với tổ chức chưa thật thống nhất, vũ khí trang bị còn thiếu thốn đã trở thành quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân. Đồng thời, với việc xây dựng lực lượng, sắp xếp lại tổ chức, biên chế, tăng cường sức mạnh chiến đấu, quân đội ta đã tích cực tham gia công tác tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng do quân Pháp chiếm đóng ở miền Bắc; bảo vệ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Ở miền Nam, tháng 6/1954, Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm và ráo riết thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng.

Ngày 28/8/1959, Nhân dân nhiều xã trong huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17/1/1960, Nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhất loạt nổi dậy, phá thế kìm kẹp, tạo nên phong trào “Đồng khởi” lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5. Từ phong trào “Đồng khởi”, lực lượng vũ trang và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp của ta từng bước hình thành. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận trực tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam.

Trên hậu phương lớn miền Bắc, quân đội ta đã khẩn trương xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965), nâng cao một bước quan trọng trình độ chính quy, hiện đại. Nhiệm vụ và phương châm là: Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại. Với phương hướng xây dựng đúng đắn, quyết tâm cao, tổ chức thực hiện tốt, quân đội ta đã nâng cao một bước rõ rệt sức mạnh chiến đấu. Đồng thời, đã tạo ra những cơ sở thuận lợi cho việc mở rộng lực lượng, hoàn thành những nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu ngày càng lớn, khẩn trương và phức tạp trong những bước tiếp theo.

Từ năm 1961, để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và phong trào cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”. Chúng sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu; cung cấp vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, tài chính và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự và dân sự từ trung ương đến các tỉnh, đặc khu, các sư đoàn và tiểu đoàn; đồng thời, thực hiện ba biện pháp chiến lược cơ bản: Tìm diệt bộ đội chủ lực và cơ sở cách mạng, bình định để nắm dân, phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc. Với kinh nghiệm đấu tranh, quân và dân miền Nam đã sáng tạo nhiều hình thức tiến công, đánh 15.525 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 28.966 tên, vùng giải phóng được giữ vững và mở rộng; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Nhằm hạn chế những tổn thất và cứu nguy cho thất bại ở chiến trường miền Nam, sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ nhất hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Chúng đánh ồ ạt các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh), Lạch Trường (Thanh Hoá), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Các đơn vị hải quân, phòng không, dân quân tự vệ đã nâng cao cảnh giác, hiệp đồng chặt chẽ, mưu trí dũng cảm, chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Ngày 5/8 trở thành Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam.

Tháng 10/1964, các lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông- Xuân 1964-1965, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng. Sau chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-3/1/1965), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (10/5-22/7/1965), chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ hoàn toàn bị phá sản, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước sang một giai đoạn mới.

Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa lực lượng chiến đấu của Mỹ vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Hỗ trợ cho nỗ lực quân sự ở miền Nam, Mỹ dùng không quân, hải quân mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và phát triển lực lượng, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã tổ chức các trận tiến công, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ – quân đội Sài Gòn, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, đánh bại kế hoạch hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của địch, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phát triển lên một bước mới, làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Ở miền Bắc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh trả không quân, hải quân địch, giành những thắng lợi lớn. Trong 4 năm (1964-1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn cháy 143 tàu chiến.

“O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu”

(Tố Hữu)

Giữa lúc cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.

Thất bại trên chiến trường miền Nam, từ năm 1969, Mỹ chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đồng thời tăng cường chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào và Cam-pu-chia. Quân và dân ta đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân Lào và Campuchia chiến đấu, giành được những thắng lợi to lớn trên chiến trường ba nước Đông Dương trong Xuân – Hè 1971, tạo ra sự thay đổi quan trọng trong cục diện chiến tranh. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị thất bại một bước nghiêm trọng. Đầu năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, làm thay đổi so sánh lực lượng và thay đổi cục diện chiến tranh, dồn Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vào thế yếu trầm trọng hơn.

Hình ảnh thảm hại của quân đội Mỹ

Trước nguy cơ đổ vỡ của quân đội Sài Gòn – xương sống của Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; Níchxơn buộc phải huy động trở lại lực lượng quân sự Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 6/4/1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai, với hai chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 1 (6/4/1972) và Lai-nơ Bếch-cơ 2 (đêm ngày 18/12/1972).

Với tinh thần dũng cảm, bằng cách đánh mưu trí, linh hoạt, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai bằng B52 của Mỹ, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” tại bầu trời Hà Nội.

Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Bắc và Nam, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” (27/1/1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam.

Quân đội Mỹ làm lễ cuốn cờ rút quân về nước

Hiệp định Pari được ký kết, nhưng với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong quá trình rút quân, đế quốc Mỹ vẫn để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự và giao lại cho quân đội Sài Gòn toàn bộ cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh. Dựa vào viện trợ của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Nắm được âm mưu của địch, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong tình hình mới, chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên – mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Tiếp đó, từ ngày 14/3 đến ngày 3/4/1975, quân ta tiến công, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên. Ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị – Thiên – Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị (19/3); từ ngày 21-25/3/1975, quân ta tiến công, giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, tiêu diệt và làm tan dã toàn bộ quân địch trên chiến trường Trị -Thiên.

Từ ngày 26- 9/3/1975, quân ta mở chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và thị xã Hội An (29/3), làm thay đổi hẳn cục diện và so sánh thế trận lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Ngày 1/4/1975, giải phóng Bình Định, Phú Yên. Ngày 3/4/1975, giải phóng Khánh Hoà nối liền vùng giải phóng từ Tây Nguyên, Trị Thiên và các tỉnh Trung Bộ.

Trên cơ sở những thắng lợi quyết định, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4/1975, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. Ngày 29/4/1975, quân ta tiến công tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn chủ lực số 5, 7, 25, 18 và 22 của quân đội Sài Gòn. Các binh đoàn thọc sâu tiến vào cách trung tâm thành phố Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Đại sứ Mỹ và các nhân viên quân sự, binh lính cuối cùng của Mỹ lên máy bay trực thăng rút khỏi Sài Gòn (sáng 30/4). 5 giờ sáng ngày 30/4/1975, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập

Vào lúc 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến vào dinh Độc Lập. Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Trong 2 ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5, bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các Quân khu 8 và 9 nắm thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã hàng ngũ địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, vùng biển và các đảo ở Tây Nam của Tổ quốc. Hơn một triệu quân đội Sài Gòn và cả bộ máy chính quyền địch bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hơn 20 năm với 5 đời tổng thống đã hoàn toàn sụp đổ.

Tổng thống cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh (giữa)

Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về tổ chức lực lượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.