So sánh chuẩn uefi và legacy

Mỗi khi máy tính bạn khởi động lên, sẽ có một thứ gọi là BIOS (Basic Input/Output System) được gọi lên, nhiệm vụ của BIOS là kiểm tra, khởi động các phần cứng của máy tính như CPU, RAM, HDD…

Khởi điểm BIOS mặc định sẽ được sử dụng ở chế độ Legacy, và với chế độ này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng được các loại ổ cứng có mức dung lượng dưới 2.2TB ( định dạng MBR) . Ngoài ra, BIOS cũng chỉ chạy ở chế độ xử lý 16-bit với không gian bộ nhớ 1MB. Nó sẽ gặp sự cố khi khởi tạo nhiều thiết bị phần cứng cùng lúc, dẫn đến tốc độ khởi động chậm khi khởi tạo tất cả các môi trường và thiết bị phần cứng trên những hệ thống PC hiện đại.

So sánh chuẩn uefi và legacy

MBR là gì:

MBR là một chuẩn định dạng ổ cứng, được viết tắt từ Master Boot Record. Nó lần đầu tiên được giới thiệu trong IBM PC DOS 2.0 vào năm 1983. MBR làm việc với những ổ đĩa có kích thước lên tới 2.1TB, nhưng nó không thể điều khiển được ổ đĩa có dung lượng lưu trữ lớn hơn 2.1 TB Sau này, các ổ cứng có dung lượng >2TB ra đời, hệ thống Legacy BIOS không thể làm việc được, và UEFI ra đời.

UEFI:

UEFI được viết tắt từ Unified Extensible Firmware Interface. Là một nâng cấp lớn của Legac, UEFI bắt đầu được Microsoft hỗ trợ từ bản cập nhật Service Pack 1 cho Windows Vista và Windows 7. Phần lớn máy tính mới hiện nay đều sử dụng UEFI thay vì Legacy BIOS truyền thống.

UEFI có một sự nổi trội lớn so với Legacy về mặt thời gian khởi động, và giao diện. Giao diện của UEFI thường thân thiện và dễ sử dụng hơn so với Legacy

So sánh chuẩn uefi và legacy

GPT :

GPT(GUID Partition Table) là một chuẩn định dạng ổ cứng mới, đang dần được thay thế cho MBR. GPT cho phép một số lượng lên đến 128 phân vùng trên một ổ đĩa GPT, và bạn không cần phải tạo Extended partition (phân vùng mở rộng).

Bảng so sánh sự khác biệt giữa GPT & MBR:

So sánh chuẩn uefi và legacy

Vậy thì 4 khái niệm trên liên quan như thế nào với nhau: Mình sẽ tổng hợp lại cho ngắn gọn như sau:

Legacy + MBR

Mặc định, nếu máy tính của bạn sử dụng ở chế độ Legacy, bạn chỉ có thể khởi động máy tính với định dạng ổ cứng là MBR

UEFI + GPT

Nếu các bạn sử dụng chế độ UEFI và cài đặt windows trên 1 ổ cứng, ổ cứng đó phải là GPT, và các ổ cứng khác có thể sử dụng tùy chọn GPT hoặc MBR

Troubleshoot các lỗi liên quan

  • No boot Device Available hay Reboot and Select proper boot device:

Nếu một ngày nào đó, máy tính của bạn hay ai đó gặp lỗi như sau thì điều bạn nghĩ đến nên là kiểm tra lại chế độ boot trên BIOS nhé​

So sánh chuẩn uefi và legacy
So sánh chuẩn uefi và legacy
So sánh chuẩn uefi và legacy

  • Khi cài Windows và bạn gặp lỗi: Windows cannot installed to the disk….

So sánh chuẩn uefi và legacy

Trường hợp này là do ổ cứng mà bạn dùng để cài đặt Windows đang ở định dạng MBR. Đối với trường hợp này khi cài đặt Windows, mình sẽ chỉ các bạn 2 mẹo nhỏ sau:​

1. Sử dụng diskpart

  • Backup dữ liệu cá nhân để vì thao tác này sẽ gây mất toàn bộ dữ liệu
  • Khi boot vào USB/CD, bạn bấm tổ hợp phím Shift + F10 để ra command formpt ngay ở giao diện cài Win

So sánh chuẩn uefi và legacy

  • Sau đó sử dụng các câu lệnh sau
    • Diskpart
    • List disk

So sánh chuẩn uefi và legacy

  • Select disk 0
  • convert gpt

So sánh chuẩn uefi và legacy

2. Nếu bạn không muốn mất dữ liệu, bạn nên cắm ổ cứng vào máy tính khác, tải về phần mềm AOMEI Partition Assistant, sau đó làm theo các bước sau​

  • Chọn ổ cứng cần convert
  • Click chuột phải và chọn Convert to GPT/MBR Disk;
  • Click “OK”
  • Click Apply

So sánh chuẩn uefi và legacy

Một số trường hợp bạn dùng song song 2 ổ cứng, nhưng do vô tình, chúng lại khác định dạng, điều này dẫn đến Windows sẽ không boot vào đc OS hoặc boot vào rất chậm.