Review Trường tiểu học Trung Văn

Gần đây nhất, khi trường đạt danh hiệu "chuẩn quốc gia", phụ huynh bị kêu gọi đóng tiền ủng hộ 300 ngàn đồng, không đóng thì lo con bị "trù", mà đóng thì xót.

Review Trường tiểu học Trung Văn
- Một nhóm phụ huynh HS Trường tiểu học Trung Văn (huyện Từ Liêm, Hà Nội) khá bức xúc khi cho rằng đã bị "ép" một cách khéo léo đóng những khoản tiền không mang lại lợi ích cho việc học tập. Đặc biệt, gần đây nhất, khi trường đạt danh hiệu "chuẩn quốc gia", họ lại bị kêu gọi đóng tiền ủng hộ 300 ngàn đồng, không đóng thì lo con bị "trù", mà đóng thì xót.

Khó hiểu với các khoản tiền

Review Trường tiểu học Trung Văn

Thư ngỏ kêu gọi phụ huynh đóng góp số tiền 300.000 đồng của Hội cha mẹ HS nhà trường.

Một phụ huynh HS lớp 3 cho biết: "Từ đầu năm đến giờ, đi họp phụ huynh không thấy các cô giáo bàn về việc học tập của các con mà chỉ có mỗi việc đóng tiền.".

"Những khoản hợp lý thì không nói làm gì, nhưng có những khoản thấy cô ghi vào giấy bảo đóng thì đóng, chứ không hiểu đó là loại danh mục chi tiêu gì nữa. Nếu tính tổng các loại tiền, mỗi cháu phải mất trung bình gần 800 ngàn đồng/tháng. Trong khi đó, trên danh nghĩa, HS tiểu học không mất tiền học phí, nhưng như thế này chả quá tiền học phí!"

Một nhóm phụ huynh có con học lớp 1, lớp 3, lớp 5 cho biết: Ngay từ đầu năm , đã phải đóng bảo hiểm không bắt buộc. Lẽ ra chỉ phải đóng bảo hiểm y tế, đằng này phụ huynh cũng bị ép một cách khéo léo đóng nốt bảo hiểm thân thể. Rồi có những loại tiền như: tiền hỗ trợ tiểu học 40.000 đồng- 50.000 đồng/kỳ, trong khi đó đã có các loại tiền quỹ phụ huynh: tiền khuyến học (30.000 đồng), tiền quỹ phụ huynh lớp 200.000 đồng/kỳ, lại tiền quỹ phụ huynh 50.000 đồng nữa.

Một phụ huynh bức xúc: "Các cháu có thời gian đọc báo đâu, nhưng vẫn phải mua báo Đội 24.000 đồng/tháng. Đã thế, mỗi lớp phải có một con lợn đất bỏ tiền tiết kiệm, lớp nào bỏ được nhiều tiền thì được khen, khiến cho các cháu càng háo hức, có cháu nhịn ăn sáng để bỏ tiền vào lợn đất. Nhưng cách khuyến khích như vậy không hay tí nào, vì đằng nào cũng là tiền của cha mẹ, chứ các cháu bé tí như thế thì tiết kiệm cái gì. Đáng nói hơn nữa là số tiền từ lợn đất ấy, cô hiệu trưởng nói là để "mang đi làm từ thiện"."

Đạt chuẩn, phụ huynh lại phải chi tiền

Review Trường tiểu học Trung Văn

Những biển hiệu của Trường tiểu học Trung Văn được làm mới nhân dịp trường đạt chuẩn quốc gia. Để có những biển hiệu này, nhà trường phải kêu gọi phụ huynh đóng góp.

Tháng 10/2010, Trường Tiểu học Trung Văn đón nhận Bằng công nhận trường Chuẩn quốc gia mức độ 2 và Lễ gắn biển công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, cô Hiệu trưởng có một lá thư cảm ơn ngày 2/12/2010 và gắn liền vào đó là một tờ kêu gọi của Chủ tịch Hội cha mẹ HS (cũng đề ngày 2/12/2010) kêu gọi hỗ trợ nhà trường một khoản tối thiểu là 300 ngàn đồng/em (từ lớp 2 đến lớp 5).

Một phụ huynh phản ánh, "cô giáo chủ nhiệm mỗi lớp ghi ra mặt sau tờ giấy Thông báo các khoản thu số tiền 300 ngàn đồng, coi như bắt buộc phải đóng, ai không đóng thì cô nhắc ngay".

Trong buổi họp gần đây nhất, các bậc cha mẹ được thông báo số tiền ấy sẽ dùng vào việc trả nợ tiền biển hiệu cô Hiệu trưởng nợ do chi từ trước, và để mua tivi cho nhà trường và làm rèm cửa cho các phòng học trong trường.

Có những phụ huynh đọc kỹ thư ngỏ, thấy không bắt buộc nên kiên quyết không đóng tiền nhưng sau đó vẫn phải đóng tiền vì con đi học về bảo: Cô giáo nói không đóng khoản tiền 300 ngàn đồng thì sẽ chuyển trường.

Sẽ trả lại 300.000 đồng

Ngày 20/1/2011, phóng viên VietNamNet đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu của Trường tiểu học Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội. Thành phần gồm có: Hiệu trưởng Nguyễn Thị Lan Hương, một Hiệu phó, một kế toán và một đại diện của Công đoàn.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Văn- bà Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, có thể sự giải thích của nhà trường, một số giáo viên chủ nhiệm chưa rõ nên một số bậc phụ huynh chưa hiểu hết về những khoản tiền không bắt buộc.

Trong các cuộc họp Cha mẹ HS, Ban giám hiệu luôn chỉ đạo nội dung họp phụ huynh để GV chủ nhiệm triển khai tới phụ huynh các lớp một cách đồng bộ. Đồng thời GVCN các lớp đều chuẩn bị nội dung họp của lớp mình cho phù hợp.

Review Trường tiểu học Trung Văn

Đại diện của Trường tiểu học Trung Văn giải thích: "Trong quá trình xây dựng trường chuẩn QG, ngoài sự đầu tư kinh phí xây dựng, mua sắm các trang thiết bị của các cấp thì việc bổ sung thêm một số hạng mục để đồng bộ với cảnh quan sư phạm của nhà trường cũng như một số trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học là cần thiết."

"Quỹ lớp là do phụ huynh của từng lớp tự nguyện đóng góp và tự quản lí thu chi ,không liên quan đến GVCN và nhà trường. Quỹ Cha mẹ HS nhà trường là thu thoả thuận theo văn bản hướng dẫn" - bà Hương giải thích.

Còn phong trào nuôi lợn nhựa là một tiêu chí thi đua trong công tác Chữ thập đỏ. Do vậy, nhà trường chỉ phát động tới HS các lớp và không bắt buộc. Số tiền HS nuôi lợn nhựa đã được công khai, có sự chứng kiến của Cha mẹ HS và HS toàn trường vào buổi chiều ngày 6/1/2011. Số tiền nuôi lợn nhựa của mỗi lớp do ban phụ huynh HS của mỗi lớp tự quản lí chi tiêu, quan tâm và giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Bà Hương cũng cho hay, đã giải thích rất rõ những lợi ích từ việc mua hai loại bảo hiểm, trong đó BH thân thể là không bắt buộc.

Về khoản chi báo đội (gồm có báo Họa Mi, Chăm học, Khám phá, Nhi đồng cười,) có những lớp mua 100%, nhưng có những lớp chỉ có khoảng nửa lớp mua... Cả trường có 734 HS thì có khoảng 561 HS mua báo Đội (trong số này tính cả HS mua 2 số báo). Riêng khoản tiền "hỗ trợ Tiểu học" là thu theo quy định của Thành phố Hà Nội

Bà Hương cũng khẳng định việc phản ánh “Cô giáo chủ nhiệm mỗi lớp ghi ra mặt sau tờ giấy thông báo các khoản thu số tiền 300.000 đồng, coi như bắt buộc phải đóng, ai không đóng thì cô nhắc ngay, ai không đóng thì sẽ chuyển trường” là không đúng. Còn khoản tiền hỗ trợ từ thư ngỏ mà nhà trường đã nhận được từ CMHS trong dịp được công nhận chuẩn quốc gia, chỉ là tiền kêu gọi tự nguyện.

Riêng khoản thu 300.000 đồng, ban giám hiệu nhà trường nhắc đi nhắc lại, sẽ trả lại, nhưng với điều kiện "nếu phụ huynh muốn."

Theo giải thích của bà Hương, thực tế, chỉ có 112 phụ huynh đóng số tiền 300 ngàn đồng, có những phụ huynh khác ủng hộ 20.000 đồng, 50 000 đồng hoặc 100 ngàn đồng, cao nhất là đóng tới 1 triệu đồng. Cũng có những trường hợp không đóng.

Chốt lại, bà Hương khẳng định "các khoản đóng góp, nhà trường đã thực hiện theo đúng quy định và có sự thoả thuận đồng tình của từng cha mẹ học sinh", đồng thời, phổ biến tại phiên họp hồi cuối tháng 8/2010.


  • Tú Uyên

(Mọi thắc mắc của phụ huynh Trường tiểu học Trung Văn liên quan đến giải thích của Hiệu trưởng nhà trường và các khoản thu vẫn có thể tiếp tục gửi về địa chỉ: . Xin trân trọng cảm ơn).


**********************************
Những khoản đóng góp của một HS ở Trường tiểu học Trung Văn, Hà Nội: Nếu một HS phải đóng tất cả khoản tiền bắt buộc (quy định) và không bắt buộc (không quy định) thì trung bình mỗi tháng một HS mất gần 800 ngàn đồng. Nếu đóng những khoản không bắt buộc thì mỗi HS mất khoảng 650.000 đồng/tháng. (Tư liệu do phụ huynh và nhà trường cung cấp).

Tên khoản đóng góp (mỗi HS) Số tiền (đồng) Ghi chú
Bảo hiểm y tế 184.000 một năm- bắt buộc
Bảo hiểm thân thể 50.000 một năm- không bắt buộc
Tiền nước uống 120.000 một năm- bắt buộc
Quỹ phụ huynh trường 100.000 một năm- theo điều lệ cha mẹ HS- thoả thuận
Tiền khuyến học 60.000 một năm-bắt buộc
Quỹ phụ huynh lớp 400.000 một năm- do Hội phụ huynh lớp quy định (khác nhau ở từng lớp)
Hỗ trợ tiểu học 100.000 một năm- bắt buộc, theo quy định của thành phố (Theo Quyết định 73/2000)
Tiền Đội 16.000 một năm- bắt buộc
Báo Đội 216.000 một năm- không bắt buộc (24.000 đồng/tháng)
Học ngày 2 buổi 450.000 một năm- bắt buộc (50.000 đồng/tháng)
Phục vụ bán trú 630.000 một năm- bắt buộc (70.000 đồng/tháng)
Học kỹ năng sống 540.000 một năm- không bắt buộc
Đồng phục HS 220.000 cả năm- nhà trường mua hộ
Tiền quản lý HS 1.080.000 một năm- một buổi 15.000 đồng (tuần hai buổi)- do tiết học thường đến 4 giờ chiều, có phụ huynh chưa kịp đón con, cô giáo trông và hướng dẫn làm bài tập, kéo dài từ 1 tiếng đến 1,5 tiếng.
Tiền ăn bán trú 2.700.000 một năm, 15.000 một  ngày (hai bữa chính+phụ), nếu nghỉ học, nhà trường trả lại tiền.
Tiền xây dựng trường 0 không phải đóng
Tiền ủng hộ đạt chuẩn QG 300.000 Chủ tịch Hội cha mẹ HS kêu gọi- không bắt buộc, dùng để trang trải tiền biển hiệu nhân dịp Nhà trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia.