Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không

Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị thuốc này?

Có nên sử dụng liên tục?

Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 - 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi... Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.

Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không

Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Phải rất thận trọng khi dùng

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.

Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo... thay nước lọc.

Thảo Chi


FPT Long Châu tri ân cộng đồng, mong Tết bình an với 210.000 ngày thuốc và 140 tấn gạo
Tìm hiểu về cấu trúc phân tử của fucoidan

Đội ngũ nha sĩ quốc tế, chuyên môn cao tại Nha khoa Cẩm Tú
Bí quyết xua tan mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt

Tặng 1.000 combo khám phổi hậu Covid-19 miễn phí
Hương vị tươi mát từ sữa bắp tươi Oh Fresh, sữa đậu xanh Oh Fresh chào đón nhịp sống mới

Tăng sinh tế bào gốc nội sinh – phương pháp tiên tiến giúp nâng cao hệ miễn dịch
Dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch giúp trẻ giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn tiêu hóa và hô hấp

Bí quyết giúp phụ nữ trung niên trẻ, khỏe và phòng bệnh mỡ máu cao
Lợi ích của hợp chất fucoidan đối với sức khỏe

Bố con Sâu hào hứng chia sẻ cách trị ho kéo dài khi cả nhà đều F0
Bảo vệ sức khỏe tim mạch với 3 bí quyết dinh dưỡng từ chuyên gia

Đẹp rạng ngời, khỏe vui tươi với những combo sản phẩm ưu đãi hấp dẫn từ B&H Essentials
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đồng hành hội nghị quan trọng ngành Nha khoa Việt Nam

Chăm sóc sức khỏe cho ông bà cha mẹ với sữa hạt
Hỗ trợ sức khỏe sinh sản cùng Phòng khám Phụ sản Ago

"20 năm tâm đầu ý hợp": Cuộc thi kết thúc nhưng ký ức của các thế hệ vẫn còn đó
Các sản phẩm “nhà” Doppelherz được nhiều mẹ tìm mua để tăng sức đề kháng cho con

Vinamilk Sure Prevent Gold trao tặng 200.000 sản phẩm đến y bác sĩ, tiếp sức tuyến đầu khỏe mạnh
Người trẻ giải tỏa căng thẳng mệt mỏi cuối năm bằng EGCG trong trà xanh

Hé lộ dòng kem đánh răng dược liệu được nhiều gương mặt nổi tiếng ưa chuộng
Bất ngờ với lý do máy chạy bộ KingSmith có thể gập 180 độ “cháy hàng”

Vinamilk đưa dưỡng chất Fucoidan vào sản phẩm dinh dưỡng mới, hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch
Thói quen chăm sóc sức khỏe các gia đình Việt cần duy trì trong mùa Tết

Những điều cần biết về mỡ máu cao ở phụ nữ trung niên
Hướng đi thông minh của Xù Korea: Ra mắt gói nhượng quyền tiệm chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc

SQ Lady Plus trở lại với diện mạo mới - đã tốt nay còn tốt hơn
Vì sao tiêu hóa khỏe giúp nâng cao đề kháng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Cam thảo dược liệu được nhiều người biết đến và là thành phần của một số loại thức uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tác dụng cam thảo là chữa ho, đau sưng họng, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, ... Chính vậy mà cam thảo được dùng nhiều. Tuy nhiên, có nên sử dụng cam thảo dược liệu hàng ngày và liên tục không?

Cam thảo là loài dược liệu có vị ngọt và mùi thơm nhẹ. Trong cả Đông y và Tây y, cam thảo là vị thuốc rất phổ biến. Cam thảo cũng được sử dụng như là thành phần của các loại thức uống yêu thích và quen thuộc đối với nhiều người như nước chanh pha cam thảo, ...

Cam thảo dược liệu được biết đến với những công dụng chữa bệnh như sau:

  • Long đờm, giảm ho, sốt
  • Cơ thể được bồi bổ sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Chống viêm loét dạ dày
  • Chữa đau bụng, tiêu chảy
  • Thanh nhiệt, làm mát cơ thể
  • Giảm mỡ trong máu
  • Giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu
  • Tăng cường sức khỏe bảo vệ gan
  • Ức chế khả năng phát triển của những tế bào ung thư

Mặc dù có cam thảo có nhiều tác dụng hữu ích, tuy nhiên không phải loại dược liệu này là không gây hại. Trong các thành phần hóa học của cam thảo, có một loại hoạt chất có tên là glycyrrhizin, chiếm từ 6 - 14% hoặc có khi lên đến 23%. Hoạt chất này có vị ngọt, so với đường saccarozơ thì ngọt hơn 50 lần.

Các nghiên cứu đã cho thấy, độc tố của hoạt chất này yếu đi khi đi qua đường miệng. Tuy nhiên, với liều lượng là 5g/kg trọng lượng thì hoạt chất này có thể gây tử vong ở chuột và khi dùng ít hơn 60mg/kg/ngày thì không gây ảnh hưởng gì. Khi tăng liều (lên 1g/kg/ngày) và thời gian sử dụng, phát hiện thấy chuột bị khát nước, tăng huyết áp, tăng giữ muối - nước, thận và tim mạch bị tổn thương.

Đối với người, nếu sử dụng cam thảo dược liệu quá liều cũng có thể gây ra những tác hại sau:

  • Tăng huyết áp
  • Giảm nồng độ kali trong máu.
  • Rối loạn cơ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Biểu hiện ở người mắc bệnh gan rõ hơn

Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không

Tác dụng cam thảo cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa

Với những tác hại đã nêu, những đối tượng sau đây không nên sử dụng cam thảo liên tục hoặc dùng quá liều lượng được khuyến cáo (2 - 9g/ngày):

  • Phụ nữ nuôi con cho bú bằng sữa mẹ: Nếu không mắc bệnh lý ở gan thì không nên sử dụng cam thảo dược liệu vì có thể xuất tiết ở các tuyến, đặc biệt là tuyến sữa, sẽ dễ dẫn đến mất sữa mẹ hoàn toàn hoặc ít tiết sữa.
  • Nam giới trong độ tuổi sinh đẻ: Sử dụng cam thảo liên tục với liều dùng 8g mỗi ngày có thể khiến lượng testosterone suy giảm và gây ra tình trạng bất lực ở nam giới. Không chỉ vậy, cam thảo còn làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, toàn thân phù nề.
  • Người bị bệnh gan, thận: Người mắc bệnh thận khi có triệu chứng tiểu ít, phù ở mí mắt hoặc phù nề ở người bị xơ gan, viêm gan thì không được dùng cam thảo dược liệu sẽ khiến tình trạng nặng thêm.
  • Người bị táo bón mãn tính: Người cao tuổi hoặc đau ốm kéo dài bị táo bón mãn tính cũng không được dùng cam thảo vì sẽ làm chứng táo bón nặng thêm.
  • Người bị ho nhiều, khó thở, viêm phế quản mãn tính.
  • Người mắc chứng rối loạn huyết áp hoặc tăng huyết áp.
  • Người bình thường nếu không mắc bệnh về gan, mật thì không nên sử dụng cam thảo vì sẽ gây áp lực đối với gan, thận.

Không nên sử dụng cam thảo dược liệu hàng ngày vì trong cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhizin có khả năng làm tăng huyết áp, giữ nước trong cơ thể, ... nếu dùng liên tục.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: