Phân tích nỗi lòng của chủ tướng trong bài Hịch tướng sĩ

Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó

– Trần Quốc Tuấn (1231-1300) còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương

– Cuộc đời:

   + Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc

   + Năm 1285 và năm 1288. Ông chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông

   + Ông lập nhiều chiến công lớn: 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông

   + Tác phẩm nổi bật: Binh thư yếu lược, Đại Việt sử kí toàn thư

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

2. Thể loại: Hịch

3. Bố cục

– Chia làm 3 phần:

   + Phần 1: Từ đầu đến “lưu tiếng tốt”: Nêu tên những trung thần nghĩa sĩ được sử sách lưu danh

   + Phần 1: Từ tiếp đến “ta cũng vui lòng”: Tình hình đất nước hiện tại và nỗi lòng của người chủ tướng

   + Phần 3: Còn lại: Phê phán những biểu hiện sai trái tong hàng ngũ quân sĩ

4. Giá trị nội dung

– Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

5. Giá trị nghệ thuật

– Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc

– Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao

– Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm

– Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

I/ Mở bài

– Khái quát về tác giả Trần Quốc Tuấn: một anh hùng vĩ đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

– Hịch tướng sĩ là một tác phẩm biểu hiện chân thành và sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước, nỗi lo cho vận mệnh đất nước của tác giả

II/ Thân bài

1. Nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách

– Các gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức, Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang…

“Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì nước.

2. Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng của chủ tướng

a. Tình hình đất nước hiện tại

– Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…

“Bạo ngược, tham lam, vô đạo.

– Nghệ thuật:

– Ngôn từ gợi hình, gợi cảm: Nghênh ngang, uốn lưỡi

– Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thõn dê chó

– Giọng văn mỉa mai, châm biếm

⇒ Khắc hoạ sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ

b. Nỗi lòng chủ tướng

– Được thể hiện rõ nét qua phần điệp với những câu văn biền ngắn gọn đối xứng cân chỉnh : “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”

– Nghệ thuật:

   + Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy

   + Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như:

Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…

   + Giọng văn thống thiết, tình cảm

⇒ Tác dụng:

   + Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng

   + Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.

3. Chủ tướng phê phán biểu hiện sai lầm trong hàng ngũ quân sĩ, bộc lộ nỗi lòng mình và kêu gọi tướng sĩ

a. Phê phán sai lầm của tướng sĩ

– Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

– Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, ruợu ngon…

“Thái độ phê phán dứt khoát

b. Nỗi lòng người chủ tướng

– Khuyên:

   + Biết lo xa

   + Tăng cường võ nghệ

⇒ Chống giặc ngoại xâm.

– Chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc

– Cùng cảnh ngộ: khích lệ lòng ơn nghĩa, thuỷ chung của người chung hoàn cảnh.

– Thể hiện thái độ:

   + Khuyên răn, bày tỏ thiệt hơn

   + Nghiêm khắc cảnh báo

   + Mỉa mai, chế giễu

c. Kêu gọi tướng sĩ

– Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà ⇒ kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ

III/ Kết bài

– Khẳng định thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản

– Văn bản là biểu hiện sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước của một vị chủ tướng có tâm, suốt đời tận tụy vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

– Đoạn trích khơi gợi lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm trong mỗi con người.

Trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.

Một quốc gia không thể nào lớn mạnh nếu như không có một người lãnh đạo tài giỏi. Thông qua hai văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, chúng ta thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.

Người lãnh đạo không chỉ là người có tài thao lược mà còn là người biết nhìn xa trông rộng. Họ có khả năng phán đoán tình hình, đưa ra những nhận định đúng. Họ không bao giờ nghĩ cho mình mà lúc nào cũng nghĩ cho người khác.

Mở đầu văn bản “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trong khi đó, Trần Quốc Tuấn lại là nêu gương những vị anh hùng sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước, vì chủ tướng như Kỉ Tín, Dự Nhượng, Do Vu,… Qua đây, chúng ta thấy được cả hai người lãnh đạo Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều biết ôn lại quá khứ để tiên đoán chuyện tương lai. Nếu không biết noi gương người đời xưa để học tập thì khó mà thành công được.

Chẳng hạn như nhà Đinh, nhà Lê năm xưa vì không noi theo dấu cũ Thương Chu, cố thủ ở Hoa Lư nên thời vận đất nước mới gặp nhiều trắc trở. Trắc trở như chính địa hình núi rừng nơi đang đặt kinh đô. Đó là lý do vì sao triều vận của hai nhà Đinh Lê ngắn ngủi, đời sống của nhân dân gặp nhiều cơ cực. Lý Công Uẩn đã nhìn ra điều đó và rút ra bài học sâu sắc cho triều đại của mình. Vị vua đầu tiên của thời Lý cho cho thấy tầm nhìn lãnh đạo của một người anh minh. Đối với một đất nước, lựa chọn nơi để đặt kinh đô là vô cùng quan trọng. Đến thời của ông, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế của một kinh đô nữa. Vì vậy rời đi là việc làm đúng đắn.

TIN HOTTin 4/12: Mách bạn cách xóa sổ trĩ thần tốc, búi sa mấy cũng teoTrĩChàng trai bạc tỷ chia sẻ bí kíp kiếm tiền siêu đẳngOlymp TradeXôn xao lễ kỷ niệm của Rolex. Giảm giá 90% tất cả đồng hồ bản saoĐồng Hồ Bản Sao

Trần Quốc Tuấn thể hiện tài năng của mình thông qua việc nhìn ra bộ mặt của quân giặc, đồng thời nhìn ra được thế của quân ta. Trong khi giặc ngang nhiên, hống hách đi lại nghênh ngang và chẳng hề lấy trận thua lần trước làm bài học thì binh sĩ của ta lại hoàn toàn mất cảnh giác. Họ lao mình vào những thú vui như chọi gà, chơi cờ,… Nếu cứ đắm mình vào tửu, vào nhạc thì khi giặc tấn công chẳng mấy chốc mà chúng ta là người bại trận.

Các cụ xưa có câu biết mình biết ta trăm trận trăm thắng quả không sai. Từ việc nhìn thấu được tình hình đất nước, những nhà lãnh đạo như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra được nhiệm vụ cấp bách của nước nhà thời bấy giờ. Biết được mình cần làm gì khiến họ đưa ra những quyết định đúng đắn mang tính lịch sử to lớn.

Dưới thời Lý Công Uẩn, ông xác định nhiệm vụ chính sau khi lên ngôi là phải dời đô khỏi Hoa Lư. Ông nhìn ra được thành Đại La là nơi có địa thế rồng cuộn hổ ngồi. Người dân sống ở nơi ấy không lo bị ngập lụt. Ở nước ta, hiếm có nơi nào có được địa thế như vậy. Dời đô về thành Đại La là một quyết định không thể đúng đắn hơn.

Trần Quốc Tuấn thì nhận ra điểm yếu của binh sĩ nên đã khơi dậy lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc trong họ. Nhờ sự động viên, khích lệ của ông mà chí khí quân ta được nâng cao. Đánh giặc, quan trọng nhất là ở lòng dân. Cuối cùng thì ở hai cuộc chiến chống quân Nguyên Mông sau này, chúng ta đều giành thắng lợi vẻ vang. Nếu không có tài anh minh của những vị lãnh đạo trên, không biết rồi đất nước ta sẽ đi đâu, về đâu.

Mỗi lần đọc Chiếu dời đô hay Hịch tướng sĩ, trong lòng chúng ta lại thấy vô cùng tự hào. Tự hào vì đất nước ta có những nhà lãnh đạo tài giỏi, tự hào vì những con người cốt cách sáng ngời một lòng vì dân vì nước. Tên tuổi của họ đã ghi vào trong sử sách và được con cháu đời đời nhớ ơn.