Những nét văn hóa đặc trưng của lào năm 2024

Văn hóa Lào được biết đến là nền văn hóa có một chút bảo thủ nhưng lại rất thân thiện, đặc biệt mối quan hệ giữa gia đình và bạn bè luôn được đặt lên hàng đầu. Và nếu là một người yêu thích xứ sở Triệu voi này, bạn chắc chắn không thể bỏ qua những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất thú vị này.

Văn hóa Lào được thể hiện qua 8 điều dưới đây:

1. Tự do ngôn luận

Người dân Lào không cởi mở trong việc tự do ngôn luận như bàn về các vấn đề chính trị, họ không hay nêu lên quan điểm của mình về chủ nghĩa cộng sản, đảng hoặc về các vấn đề quan liêu hiện hữu trong xã hội mà họ đang sống. Thay vào đó, mỗi buổi nói chuyện của họ sẽ xoay quanh về các vấn đề cuộc sống sinh hoạt đời thường, những thú vui tao nhã hay về một câu chuyện thú vị nào đó. Chính vì thế, nếu là một lữ khách đến với Lào, bạn nên hạn chế đề cập đến các vấn đề chính trị, bởi điều đó không được hoan nghênh tại đất nước này.

2. “Sa Bai Dee”: lời chào của người Lào

“Sa Bai Dee” là lời chào thông dụng của người dân nơi đây. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những con người thân thiện nhìn bạn bằng một ánh mắt trìu mến, trên môi luôn thường trực nụ cười để chúc bạn có một ngày mới vui vẻ. Người dân nơi đây không khuyến khích việc chào hỏi bằng cách đụng chạm thân thể hay chân tay mà họ thường chắp hai tay lại hướng về phía trước và cúi đầu tỏ lòng thành kính. Hiện nay, khi tư tưởng đã dần thoáng, một số nam giới người Lào cũng đã học tập theo kiểu chào bắt tay với một người nam giới khác, còn đối với nữ giới, hành động đó tạo sự khó chịu và khiến họ không thoải mái.

3. Lịch Lào

Lào là quốc gia mà người dân chủ yếu theo Phật giáo và tại đây có hai lịch riêng đó là lịch Gregorian được sử dụng cho kinh doanh và lịch âm được sử dụng cho các ngày lễ và lễ hội. Pi Mai, hay còn gọi là Tết của người Lào, năm 2019, Tết Lào rơi vào tháng 4 âm lịch năm đánh dấu sự khởi đầu năm 2561 trong lịch Phật giáo. Tại đây có ba lễ hội chính là lễ hội tên lửa Boun Bung Fai tháng giêng âm lịch, lễ hội Boun Khao Phansa vào lúc bắt đầu Mùa Chay Phật giáo kéo dài ba tháng là vào tháng bảy âm lịch, lễ hội Bout That Luang là vào tháng 12 âm lịch.

4. Muan baw? (Bạn có hạnh phúc không?)

Văn hóa Lào tập trung vào những thú vui của cuộc sống sinh hoạt đời thường như: ăn, uống, nghỉ ngơi và trò chuyện với bạn bè. Và người dân nơi đây đều hỏi câu “Muan baw?” sau mỗi bữa ăn, dịp nghỉ cuối tuần, đám cưới và bất cứ việc làm đời thường nào đó. Họ không thích sự căng thẳng trong mọi cuộc đối thoại và luôn coi nụ cười là tiên dược.

5. Đám cưới

Nếu may mắn được mời tham dự một lễ cưới khi đi du lịch Lào, bạn hãy vui vẻ nhận lời. Ở đám cưới đó, bạn có thể được chứng kiến hình ảnh của một lễ hội thu nhỏ. Tục cưới xin của người dân nơi đây cũng theo trình tự nhất định như của người Việt Nam từ bỏ trầu, lễ cưới nhưng khác ở chỗ trước giờ rước dâu, trưởng họ bên nhà trai sẽ thực hiện nghi lễ chúc phúc cho đôi tân lang tân nương, rồi vẩy nước và buộc chỉ ở cổ tay cho cô dâu, chú rể. Sau khi tiệc kết thúc, chú rể phải ở lại nhà gái để tham gia vào công việc dọn dẹp cùng với gia đình vợ. Người Lào thường tổ chức đám cưới vào các tháng chẵn và tháng 6 được coi là tháng tốt nhất để thực hiện nghi lễ thiêng liêng này.

6. Giới luật Phật giáo

Đa phần người dân nơi đây theo đạo phật và trong bài thuyết giảng của Đức Phật có nói đến lời dạy không được cướp bóc, ngoại tình, nói dối và uống thuốc say. Được biết Lào có tỉ lệ trộm cắp rất thấp và người dân Lào rất thân thiện và đáng tin cậy khi nói đến tiền và tài sản của người khác. Ngoài ra tỷ lệ ly hôn ở đây cực kì thấp, một số dân tộc thiểu số không theo đạo Phật sẽ sống theo chế độ đa thê. Việc uống bia rượu say cũng được hạn chế.

7. Chuyển giới

Lào là quốc gia vô cùng dễ tính khi chấp nhận cộng đồng LGBT. Khatoeys hoặc Ladyboys (chuyển giới nam và chuyển giới nữ) khá phổ biến tại đây, họ làm việc nhiều trong khách sạn, nhà hàng, họ trang điểm và đội tóc giả, làm móng rất chỉn chu. Tuy nhiên, các Ladyboys ở Lào không được hành nghề gái mại dâm như ở Thái Lan. Điều đáng nói việc quan hệ tình dục trước hôn nhân giữa người nước ngoài và người Lào là bất hợp pháp. Việc thể hiện tình cảm công khai ở các nơi công cộng được coi là hành động không phù hợp về văn hóa, thậm chí nắm tay hay hôn lên má cũng trở thành bất lịch sự nếu bạn thể hiện nó bên ngoài công cộng.

8. Phân công lao động trong gia đình

Mối quan hệ gia đình, vợ chồng luôn được người Lào đặt lên hàng đầu và họ biết cách phân vai cho từng thành viên trong gia đình. Ví như trong một gia đình, người chồng sẽ đảm nhiệm các công việc nặng nhọc như cày bừa, làm nương, săn bắt, sửa chữa nhà cửa còn người vợ sẽ tham gia vào việc chăm sóc con cái, gia đình, gặt hái, chăn nuôi, hái lượm, dệt vải để tăng gia sản xuất cho gia đình.

Đất nước Lào đang đi theo con đường phát triển khá tốt về nhiều mặt, Lào hiện nay không còn là một đất nước nghèo khổ, ít được mọi người biết đến nữa. Với nhiều chính sách phát triển hợp lý, đất nước Lào đã có những thay đổi về nhiều mặt. Nhưng không vì thế mà con người lào quên dần đi nét văn hóa đặc trưng của họ

Những nét văn hóa đặc trưng của lào năm 2024
Những món ngon đặc trưng chỉ có tại Lào

Cùng Vietsense Travel khái quát đôi nét về lịch trình , văn hóa và con người Lào nhé: hành trình Lào là trải nghiệm văn hóa, thắng cảnh nước Lào với những vùng núi hoang sơ cùng nhiều vùng quê thanh bình.

Những nét văn hóa đặc trưng của lào năm 2024

Các Hành trình Lào được chia làm 7 vùng chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak. Các điểm khám phá trong 7 vùng này là :

* Vientiane Xứ Lào là xứ Chùa. Tổng cộng Lào có 1.400 ngôi chùa. Do đó, tại đây nổi tiếng như cảnh quan That Luang và Chùa Phra Keo , Chùa Ông Tự, Chùa Sí Mương, Chùa Sisaket, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật), quần thể hàng trăm bức tượng đúc theo Phật thoại, trong vùng Thà-Đừa, cách Vientiane khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị Lào-Thái.

Ở Vientiane có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sửng đài Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn ( Patu Xay ), toạ lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane.

Con đường huyết mạch ở Vientiane là đường Sí Mương-Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu That Khao lên trung tâm Ô-Điên – SengLao, ra đến vùng Si Khay – Wattay, rồi bỗng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.

Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mêkông. Bên kia bờ là tỉnh NongKhai (Thái Lan). Khúc sông nầy, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái (Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho chương trình 2 nuớc, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho Lữ Hành của cả 3 nước Đông Dương.

Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Những nét văn hóa đặc trưng của lào năm 2024

Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào.

Âm nhạc của Lào chịu ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.

Những nét văn hóa đặc trưng của lào năm 2024

Với dân số khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới. Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào.

Tôn giáo chính là Phật giáo nguyên thủy, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi.