Nguyên nhân gây ra dead pixel

Khi đi mua các loại màn hình LCD hiện nay, có 1 vấn đề mà bất cứ ai cũng rất quan tâm đó là liệu màn hình của mình có nhiều điểm chết hay không. Và các hãng sản xuất sẽ từ chối bảo hành khi màn hình có dưới 5 điểm chết. Vậy bạn cần làm gì với những Dead Pixel gây khó chịu này?

Khái niệm điểm ảnh chết (Dead Pixel)

Màn hình LCD là thiết bị rất dễ gặp khiếm khuyết trong quá trình sản xuất. Thời kỳ đầu khi công nghệ LCD mới ra đời có tới hơn 50% số panel LCD sau khi sản xuất đã không thể sử dụng được do có quá nhiều điểm ảnh chết. Nguyên nhân một phần do một màn hình LCD bao gồm rất nhiều pixel (một màn hình với độ phân giải 1280x1024 đã có tới 1,3 triệu pixel, mỗi pixel lại bao gồm 3 pixel phụ tương ứng với 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh da trời) và mỗi pixel này là một bóng bán dẫn. Với số lượng pixel lớn như vậy thì cho dù quá trình sản xuất có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi việc có một vài pixel gặp lỗi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng điểm ảnh chết là do một pixel nào đó chỉ hiện thị được một số màu nhất định (đỏ, xanh dương, xanh lá cây hoặc trắng) mà ta gọi là “điểm ảnh sáng” (lit pixel) hoặc không hiển thị được màu nào cả (missing pixel). Apple thường gọi các điểm ảnh này là điểm ảnh dị thường (anomally pixel) thay vì dead pixel như các hãng khác vẫn gọi.

Nguyên nhân gây ra dead pixel

Nhận biết điểm ảnh chết

Thông thường khi chỉ có một hoặc hai điểm ảnh chết trên màn hình người dùng nếu không để ý sẽ rất khó để có thể nhận ra. Cách nhận biết điểm ảnh chết dễ nhất đó là để hình nền toàn màu đen hoặc trắng, các dead pixel sẽ nổi bật lên và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể sử dụng Dead Pixel Locator- một công cụ gọn nhẹ để kiểm tra điểm ảnh chết cho màn hình LCD và cả màn hình plasma, các điểm ảnh chết sẽ được hiển thị với màu khác với màu nền.

Nguyên nhân gây ra dead pixel

Khắc phục điểm ảnh chết

Bình thường nếu không để ý thì các điểm ảnh chết này không ảnh hưởng nhiều lắm do có kích thước nhỏ. Tuy nhiên một khi đã phát hiện ra thì bạn sẽ luôn chú ý vào vị trí đó và thật chẳng dễ chịu chút nào nếu những điểm ảnh chết này nằm ở khu vực giữa màn hình. Vậy làm thế nào để khắc phục điểm ảnh chết? Cách đơn giản nhất là dùng phần mềm khôi phục các điểm ảnh chết như UDPixel hoặc bạn có thể truy cập trang web http://www.jscreenfix.com/basic.php để tiến hành sửa chữa các điểm ảnh chết trực tuyến. (bạn cần cài Java để có thể chạy ứng dụng trên trang web này).

Nếu như các cách khắc phục bằng phần mềm không hiệu quả thì bạn có thể tự mình sử dụng tác động vật lý để sửa các điểm ảnh chết, không may là quá trình này lại cần một chút may mắn. Nếu bạn nhận thấy điểm ảnh chết, hãy thử xoa nhẹ khu vực màn hình xung quanh điểm ảnh chết đó một cách nhẹ nhàng bằng ngón tay hoặc dùng một tấm vải mỏng gập làm 2 sau đó đặt lên vị trí có điểm ảnh chết (ghi nhớ vị trí điểm ảnh) rồi lấy một cây bút có đầu tròn đè nhẹ lên vị trí lỗi, tuyệt đối không được dùng lực mà phải tăng lực ép một cách vừa phải. Sau đó kiểm tra xem điểm ảnh chết đã được khắc phục hay chưa.  

Nếu tất cả các biện pháp trên vẫn không thể giúp bạn giải quyết vấn đề thì bạn nên xem xét đến việc bảo hành. Mỗi nhà sản xuất máy tính xách tay hoặc màn hình LCD có chính sách riêng của mình về số điểm ảnh chết để tiến hành đổi mới cho bạn như Dell sẽ xem một màn hình là lỗi khi nó có sáu điểm ảnh chết hoặc nhiều hơn. Vì vậy trước khi mang đi bảo hành bạn cần xem lại thông tin đi kèm hoặc trên trang chủ của hãng nhưng tốt nhất vẫn là hỏi trực tiếp nơi đã bán sản phẩm cho bạn. Nếu màn hình chỉ có một hoặc hai điểm ảnh chết thì ít có khả năng bạn được hưởng chính sách bảo hành của nhà sản xuất nên lời khuyên cho bạn khi mua màn hình là nếu có điều kiện bạn phải kiểm tra thật kĩ để tránh gặp phải điểm ảnh chết.

Thế nào là Hot pixels, Dead pixels và Stuck pixels ?

Máy ảnh có nhiều điểm chết không?

Một câu hỏi mà nhiều người thường tìm hiểu và đặt ra trước khi kiểm tra mua máy ảnh.

Tham khảo trên mạng có nhiều bài viết, cũng như quan điểm không đồng nhất dẫn tới sự tham khảo của người mua bị lệch lạc cuối cùng dẫn tới hoang mang cho cho cả người bán, mua lần người dùng. Hôm nay mình xin viết bài được tham khảo từ trang photographylife.com (bài viết có phân tích trên cả trên màn hình LCD nhưng mình chỉ đề cập trên sensor ) để mọi người cùng tham khảo. Đem tới một cách nhìn, tham khảo về vấn đề này.

Dưới đây sẽ là cách nhận biết cũng như cách kiểm tra

1 ) Dead Pixels

Nguyên nhân gây ra dead pixel

Dead Pixels có màu đen, tối màu hoặc màu khác biệt so với các điểm lân cận
Dead Pixels vĩnh viễn không biến mất

  • Khái niệm và cách nhận biết : Đầu tiên là Dead Pixels hay còn gọi là điểm chết, đây là một điểm bị hỏng hoàn toàn trên cảm biến. Nó không biến mất và chỉ tăng nhiều hoặc ít theo thời gian. Điểm chết thường có màu đen, nhưng kể từ khi máy ảnh kỹ thuật số sử dụng cảm biến “Bayer Filter” thì điểm chết không còn hiển thị là màu đen nữa, lúc này việc xác định điểm chết là điểm có màu khác biệt hay có màu tối hơn so với các điểm lân cận
  • Cách kiểm tra : Chúng ra kiểm tra bằng cách chụp những tấm ảnh ở màu sắc khác khác nhau hay bằng cách chụp những vùng sáng như bầu trời, hay tấm giấy trắng chẳng hạn để làm lộ rõ màu của điểm chết, sau đó bắt đầu phân tích ở kích thước 100%, nếu bạn phát hiện điểm ảnh cùng một vị trí có màu sắc thay đổi, hoặc màu sắc bị tối hơn so với những điểm xung quanh thì đấy cũng có thể là điểm chết.

2) Stuck Pixels

Nguyên nhân gây ra dead pixel

Stuck Pixels có màu đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển hay màu sắc pha trộn của 3 màu này
Stuck Pixels có thể biến mất theo thời gian

  • Khái niệm và cách nhận biết : Stuck Pixels cũng giống Dead Pixels ở việc cùng là điểm ảnh có màu sắc không thay đổi ở 1 vị trí nhất định. Có điều Stuck Pixels có thể biến mất theo thời gian không giống Dead Pixels là vĩnh viễn. Stuck Pixels là những điểm có màu đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển, hay một màu sắc kết hợp của 3 màu này.
  • Cách kiểm tra : Bạn cũng phân tích bức ảnh ở kích thước 100% để xác định được Stuck Pixels, bạn chụp nhiều tấm ảnh khác nhau ở ISO 100 hoặc 200 và bắt đầu phân tích ở kích thước 100%. Nếu bạn thấy một điểm màu luôn xuất hiện ở một vị trí thì đấy là Stuck Pixels. Việc cảm biến máy ảnh xuất hiện Stuck Pixels là việc rất bình thường.

3) Hot Pixels

Nguyên nhân gây ra dead pixel

Hot Pixels có màu sắc khác nhau xuất hiện khi sensor bị nóng hay ISO cao

  • Khái niệm và cách nhận biết : Không giống như Dead Pixels hay Stuck Pixels, Hot Pixels chỉ xuất hiện khi sensor bị nóng do quá trình phơi sáng lâu hay ISO bị nâng lên 400-800 chẳng hạn. Việc xuất hiện Hot Pixels là việc rất bình thường ngay cả với máy mới. Hot Pixels có lúc xuất hiện và có lúc biến mất phụ thuộc và nhiệt độ của cảm biến ( do phơi sáng ) hay những lúc đẩy ISO lên cao hay.
  • Cách kiểm tra : Đây chính là cách mà mình thường được nghe mọi người giới thiệu khi đi kiểm tra. Đầu tiên bạn đóng nắp trước máy ảnh, thiết lập máy ảnh ở chế độ Manual (M ), để ISO 100, thiết lập tốc độ màn chập ở khoảng 5-10 giây, độ mở khẩu nhỏ ( chẳng hạn khẩu độ f/16 ) để làm giảm trường hợp ánh sáng từ bên ngoài vào và bấm chụp ảnh. Tiếp đến bạn thiết lập lại thông số tăng ISO để lên 800, giảm tốc độ màn chập còn 1/1000 và giữ nguyên khẩu độ và bấm chụp ảnh. Tiếp đến bạn phân tích cả 2 bức bức ảnh, bạn sẽ thấy các điểm có màu sắc khác nhau ( Xanh, đỏ , trắng v..v ) như cây thánh giá. Bạn cũng có thể thấy điểm này ở bức ảnh thứ 2 khi tăng ISO.

    Lưu ý : Ở cách kiểm tra này chỉ để kiểm tra Hot Pixels. Nhiều người thường nhầm lẫn sử dụng cách này để kiểm tra điểm chết ( Dead Pixels )

4) Làm thế nào để loại bỏ Dead Pixels, Hot Pixels và Stuck Pixels ?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể loại bỏ được những điểm này. Bạn có thể tham khảo trên mạng những cách để loại bỏ Hot Pixels và Stuck Pixels bằng phần mềm, nhưng nó chỉ áp dụng được ở những máy ảnh DSLR đời rất cũ.

  • Việc máy xuất hiện một vài điểm chết đấy là điều có thể chấp nhận được bởi vì với cảm biến có hàng triệu điểm ảnh việc có vài điểm chết chẳng đáng là bao nhiều. Dead Pixels và Stuck Pixels gây khó chịu cho người dùng bởi vì nó luôn xuất hiện ở mỗi tấm ảnh. Khi máy có quá nhiều Dead/Stuck/Hot Pixels thì bạn nên cân nhắc.