Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Mẹ & bé
  4. Mang thai

Thứ Ba ngày 19/07/2022

  • Cảnh giác với 8 yếu tố gây khó mang thai ai cũng có thể mắc phải
  • 5 loại thực phẩm tốt cho tim thai mẹ cần dùng ngay
  • Chăm sóc da mặt khi mang thai và những điều mẹ cần tránh

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, trong đó chuột rút ở mông là hiện tượng điển hình mà đến 90% bà bầu gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút ở mông? Làm thế nào để hạn chế bị chuột rút? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Khi mang thai, chuột rút trong thai kỳ không phải là điều quá lo ngại, trong đó phổ biến nhất là chuột rút ở mông. Để tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bà bầu bị chuột rút ở mông, trước hết hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin về chủ đề chuột rút khi mang thai nhé!

Chuột rút khi mang thai là gì?

Chuột rút hay còn gọi là dấu hiệu charley horse. Đây là hiện tượng co rút đột ngột, ngắn, tự động, và gây đau của một cơ hoặc một nhóm cơ. Các cơn chuột rút thường xảy ra ở người khỏe mạnh (thường gặp ở đối tượng người trung niên, cao tuổi và phụ nữ mang thai). Hiện tượng này thường xảy ra trong hoặc sau khi tập thể dục hoặc vào ban đêm (kể cả trong khi ngủ) và một số ít trường hợp xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi. 

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng các cơ bị cơ thắt đột ngột gây đau nhức cho người mẹ, thường xảy ra ở bàn chân, bắp chân, đùi, cơ bụng… Và hiện tượng bà bầu bị chuột rút ở mông cũng rất phổ biến.

Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 3 của thai kỳ và xuất hiện nhiều hơn khi thai lớn dần. Tình trạng này xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thường nhiều hơn vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu
Chuột rút thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ

Chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?

Đối với hầu hết các trường hợp chuột rút ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm gì và sẽ tự biến mất khi mẹ bầu sinh em bé. Tuy nhiên, chuột rút cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết các biến chứng thai kỳ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Ngoài ra, hiện tượng mẹ bầu bị chuột rú thường kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu. Để lâu và kéo dài, tình trạng này có thể gây stress, mất ngủ khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu
Bà bầu bị chuột rút ở mông khiến tinh thần mệt mỏi

Nguyên nhân gây chuột rút ở mẹ bầu

  • Mẹ bầu tăng cân trong thai kỳ gây áp lực nhiều hơn đến các cơ bắp chân và đùi. Bên cạnh đó, thai to khiến các mẹ khó vận động kèm theo việc chèn ép các dây thần kinh dễ gây chuột rút.

  • Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim, các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung bị chèn ép gây áp lực tạo cảm giác nặng nề, khó chịu.

  • Cơ thể bị mất nước gây mất cân bằng điện giải.

  • Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển thai nhi. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, canxi sẽ lấy từ xương, răng… của mẹ để cung cấp cho em bé.

  • Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu cũng là một trong những nguyên nhân gây chuột rút. Cụ thể, khi mang thai những tháng cuối, cơ thể mẹ sản xuất nhiều hormone tác dụng lên xương chậu làm mềm và nở để tạo điều kiện tốt nhất cho em bé chào đời. Chính sự nới lỏng này có thể khiến mẹ bị chuột rút, tê mông.

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu
Tăng cân là một trong những nguyên nhân gây chuột rút ở mẹ bầu

Làm gì để cải thiện tình trạng bà bầu bị chuột rút ở mông?

  • Khi bị chuột rút, bà bầu nên dừng ngay mọi hoạt động đang thực hiện và cố gắng thư giãn vùng cơ đang bị cơ rút. Sau đó mẹ bầu hãy sử dụng túi chườm và thực hiện chườm ấm ở vùng mông bị chuột rút để giảm sự căng cơ.

  • Không nên đứng và ngồi quá lâu ở một tư thế hay đứng dậy ngồi xuống một cách đột ngột. 

  • Bà bầu bị chuột rút ở mông có thể do cơ thể ít vận động, thiếu sự linh hoạt. Vì vậy mẹ bầu nên có một chế độ vận động nhẹ nhàng và điều độ, tránh làm việc quá sức.

Đi bộ thường xuyên và tập yoga được coi là những bài tập lý tưởng bởi nó giúp cho cơ thể tăng sự linh hoạt, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu và hạn chế tối đa hiện tượng chuột rút xảy ra.

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu
Thực hiện các bài tập kéo dãn cơ bắp phòng tránh bị chuột rút ở mẹ bầu

Bài tập căng cơ bắp cũng là một bài tập mẹ bầu nên tham khảo:

Động tác 1: Duỗi người, kéo căng cơ bắp chân 3 - 5 lần trong ngày, nhón gót chân lên và hạ xuống từ từ.

Động tác 2: Duỗi và gập bàn chân sau đó xoay cổ chân giúp giảm tình trạng căng cơ. 

Động tác 3: Đứng cách tường 1m sau đó giơ hai tay chống vào tường, nghiêng người về phía trước và căng cơ bắp chân, giữ khoảng 10 - 15 giây, thực hiện lặp đi lặp lại 5 - 10 lần.

  • Tăng cường bù nước và điện giải cho cơ thể trong quá trình mang thai: Cơ thể mẹ bầu cần được cung cấp khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước và điện giải cho cơ thể sẽ hạn chế các tình huống thai phụ bị hạ Kali và Natri từ đó ngừa nguy cơ bị chuột rút.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trong thực đơn hàng ngày, mẹ bầu nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu Kali, Magie đặc biệt là Canxi để tránh tình trạng hạ canxi máu khiến cho thai phụ dễ bị chuột rút.

  • Massage xoa bóp vùng hay bị chuột rút: Đây là phương pháp giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu bị chuột rút ở mông nhanh chóng và hiệu quả nhất. Điều này giúp giãn cơ, giảm đau, đặc biệt là giúp thai phụ cảm thấy thư giãn và thoải mái góp phần hạn chế tình trạng chuột rút xảy ra, nâng cao chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.

Bà bầu bị chuột rút ở mông là tình trạng rất phổ biến và không gây nguy hiểm. Vì thế các mẹ đừng nên quá lo lắng nhé! Hy vọng những chia sẻ trên của Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Hãy tiếp tục theo dõi trang website của nhà thuốc để cập nhật những bài viết y khoa mới nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chuột rút
  • mang thai

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Làm thế nào để không bị chuột rút khi mang thai?

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. ... .
Tránh làm việc mệt nhọc. ... .
Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,... ... .
Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu..

Bà bầu hay bị chuột rút ở đau?

Chuột rút chân khi mang thai thường gặp vị trí bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là bắp chân. Ngoài ra, thể gặp tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý, vì khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, sản phụ cũng thể sờ thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.

Chuột rút ở bụng khi mang thai như thế nào?

Chuột rút khi mới mang thai vùng bụng là dấu hiệu trứng thụ tinh làm tổ. Đây cũng là hiện tượng tốt để bạn biết tử cung đang thích nghi với sự thay đổi. Các cơ tử cung sẽ có phản ứng co thắt nếu gặp áp lực. Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.