Người bị ký phát séc là ai

Đối với các định nghĩa khác, xem séc.

Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu[1].

  • Bên ký phát, [bên phát hành]: là người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.
  • Bên thanh toán: là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
  • Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.

Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.

  • Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.
  • Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.
  • Séc đích danh: trả tiền cho người thụ hưởng được ghi trên Séc.

Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:

  • Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.
  • Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.

Theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng

  • Séc ngân hàng [hay séc tiền mặt]: là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.
  • Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.

Xuất trình séc: người nắm giữ xuất trình séc tại:

  • Ngân hàng được chỉ định ghi trên séc; hoặc
  • Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán [ngân hàng nhờ thu]. Phương thức này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng.

Thanh toán séc: trường hợp séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng, nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy trình như sau:

  • Ngân hàng nhờ thu nhận séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để khi séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại séc. Tiếp theo họ gửi séc đến ngân hàng bị ký phát, ngân hàng này sẽ kiểm tra tờ séc và nếu séc hợp lệ, tài khoản của người ký phát còn đủ tiền thì tài khoản của người ký phát sẽ bị ngân hàng ghi nợ. Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ séc.

Séc có thể sẽ không được thanh toán trong những trường hợp sau:

  • Người ký phát đình chỉ hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc.
  • Tài khoản của người ký phát không đủ tiền.
  • Chữ ký trên séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng.
  • Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ séc bằng chữ và bằng số không giống nhau; ngày tháng đề trên séc là một ngày trong tương lai; không có tên của người hưởng lợi ghi trên séc; séc bị sửa đổi một cách không hợp lệ; séc nhàu nát, bị rách mà không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; séc được hai ngân hàng gạch chéo nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó đối với ngân hàng thanh toán...

Trường hợp séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không đủ tiền gọi là séc không đủ khả năng thanh toán. Người ký phát sẽ được ngân hàng mà người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện. Các quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ không chấp nhận thanh toán bằng séc đối với những người đã từng ký phát séc không đủ khả năng thanh toán. Theo luật của Việt Nam, người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc.

  • Hối phiếu
  • Ngân phiếu
  • Công cụ chuyển nhượng
  • Gian lận séc
  • Cox David, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [1997]

  1. ^ Cox, Tr. 243.

Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc Lưu trữ 2008-05-21 tại Wayback Machine

Tìm hiểu Về Séc [Check] Và Phiếu Tiền Lưu trữ 2010-08-01 tại Wayback Machine

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Séc [chứng từ].

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Séc_[chứng_từ]&oldid=67922957”

Ngày hỏi:27/03/2017

Lập và ký phát séc như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về nội dung của séc và ký phát séc. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Lập và ký phát séc như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thái Hoàng [hoang***@gmail.com]

Lập và ký phát séc được quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:

1. Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.

2. Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, mực dễ bay màu, không sửa chữa, tẩy xóa. Chữ viết trên séc là tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên.

3. Chỉ định về người thụ hưởng được ghi theo một trong ba cách thức quy định tại Khoản 1 Điều 60 của Luật Các công cụ chuyển nhượng.

4. Số tiền được ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc.

Số tiền bằng số trên séc là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ phải đặt dấu chấm [.]; khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy [,] sau chữ số hàng đơn vị.

Số tiền bằng chữ phải viết rõ ràng: chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ [khác dòng] vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc.

5. Địa điểm thanh toán là nơi mà tờ séc được thanh toán và do người bị ký phát quy định. Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán thì tờ séc được thanh toán tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát.

6. Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc và phải ghi bằng số.

7. Chữ ký của người ký phát là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tờ séc hoặc người được ủy quyền lập và ký phát séc. Chữ ký của người ký phát phải bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát, kèm theo họ tên và theo dấu [nếu có] của tổ chức trong trường hợp séc do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký hoặc chữ ký điện tử [trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử].

8. Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ “Séc”.

9. Để chỉ định số tiền trên séc chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại người bị ký phát; người ký phát hoặc người chuyển nhượng gạch trên mặt trước tờ séc hai gạch chéo song song từ phía góc trên góc bên trái xuống góc dưới bên phải của tờ séc.

10. Để chỉ định số tiền ghi trên séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó, người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song từ phía góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải của mặt trước tờ séc và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai gạch chéo. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ tờ séc đó.

11. Trường hợp người ký phát séc là người được chủ tài khoản thanh toán ủy quyền thì chủ tài khoản thanh toán phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức [nếu có] với người bị ký phát.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lập và ký phát séc. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề