Là người tiêu dùng để có lợi em sẽ vận dụng quan hệ cung -- cầu như thế nào

I. Nội dung bài học

1. Khái niệm cung  - cầu

  • Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Ví dụ:  Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.

  • Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.

2. Mối quan hệ cung - cầu.

a. Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu

  • Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:

  • Cung – cầu tác động lẫn nhau.
    • Khi cầu tăng ->sản xuất mở rộng -> cung tăng
    • Khi cầu giảm ->sản xuất thu hẹp ->cung giảm
  • Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
    • Khi cung lớn hơn cầu -> giá giảm
    • Khi cung bé hơn cầu -> giá tăng
    • Khi cung bằng cầu -> giá ổn định
  • Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
    • Khi giá tăng -> sản xuất mở rộng ->cung tăng
    • Khi giá giảm -> sản xuất thu hẹp -> cung giảm

=>giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

    • Khi giá tăng -> cầu giảm
    • Khi giá giảm -> cầu tăng

=>giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

c. Vai trò của quan hệ cung - cầu

  • Lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau.
  • Là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất
    • Khi giá tăng thì các doanh nghiệp -> Mở rộng SX
    • Khi giá giảm thì các doanh nghiệp -> Thu hẹp SX
  • Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp.
    • Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu
    • Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu

3. Vận dụng quan hệ cung – cầu.

a. Đối với Nhà nước:

  • Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.
  • Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý kẻ đầu cơ tích trữ.
  • Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.

b. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:

  • Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
  • Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.

c. Đối với người tiêu dùng:

  • Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.
  • Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Phân tích vai trò của mối quan hệ cung – cầu

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây ?

a. Cung = cầu

b. Cung > cầu

c. Cung < cầu.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5:  Khi người mua hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây ?

a. Cung = cầu

b. Cung > cầu

c. Cung < cầu.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7:  Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới [ WTO ] theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào ?

a. Thuận lợi

b. Khó khăn

c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

Tại sao em lại chọn phương án đó?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm công dân 11 bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa [P2]

NỘI DUNG ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11

Bài 5: CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ L­ƯU THÔNG   HÀNG HOÁ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Học xong bài này học sinh cần nắm đ­ược

a. Về kiến thức

  - Nêu đ­ược khái niệm, mối quan hệ cung – cầu trong sx và l­ưu thông hàng hoá.

  - Nêu đ­ược sự vận dụng quan hệ cung – cầu trong SX và lưu thông hàng hóa.

b. Về kĩ năng

- Biết giải thích ảnh h­ưởng của giá cả thị tr­ường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa ph­ương.

c. Về thái độ

- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và l­ưu thông hàng hoá.

B. NỘI DUNG

1. Khái niệm Cung - Cầu

   a. Khái niệm Cầu                    

- Khái niệm: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà ng­ười tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tư­ơng ứng với giá cả và thu nhập xác định.

  b. Khái niệm Cung

- Khái niệm:Cung là  khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả khả năng SX và chi phí SX xác định.

2. Mối quan hệ Cung - Cầu trong SX và l­ưu thông hàng hoá

a. Nội dung của quan hệ Cung – Cầu

      Thể hiện quan hệ giữa người mua – bán, giữa sản xuất – tiêu dùng dẫn đến để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

- Cung – Cầu tác động lẫn nhau

+ Khi cầu tăng                    mở rộng sản xuất                 cung tăng

+ Khi cầu giảm               sản xuất giảm                           cung giảm

- Cung – Cầu ảnh h­ưởng đến giá cả thị trư­ờng

     + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị

     + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị

     + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị

- Giá cả ảnh hư­ởng đến Cung – Cầu

+ Giá cả tăng                mở rộng SX               cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng

+ Giá cả giảm                   SX giảm               cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng

b. Vai trò của quan hệ Cung – Cầu[ sgk]

3. Vận dụng quan hệ Cung- Cầu

- Đối với nhà nước:

        Điều tiết Cung – Cầu trên thị trường khi thị trường bị rối loạn hoặc tự phát đầu cơ, tích chữ làm cho Cung nhỏ hơn cầu, giá cả  tăng đột biến.

Nhà nước cần thông qua pháp luật, chính sách…nhằm cân đối cung - cầu ổn định giá cả và đời sông s của nhân dân

- Đối với người sản xuất kinh doanh:

       Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung lớn hơn cầu, giá cả thấp hơn giá trị có thể bị thua lỗ và để có lãi họ phải chuyển sang sản xuất kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu giá cả hàng hóa bán cao hơn giá trị hàng hóa

- Đối với người tiaau dùng:

        Giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao để chuyển sang mua các mặt hàng nào khi cung lớn hơn cầu và có giá cả thấp.

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA

BÀI 5:  CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ

LƯU THÔNG HÀNG HÓA

Tổng: 30 câu x 1 đề = 30 câu.

Nhận biết : 9 câu.

Thông hiểu: 8 câu.

Vận dụng:  8 câu.

Vận dụng cao: 5 câu.

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Khái niệm cung – cầu

- Chuẩn: Nêu được khái niệm, nội dung.

- Câu: 03

- Chuẩn: Hiểu được nội dung.

- Câu: 0

- Chuẩn: Hiểu và vận dụng được vào việc mua bán hành hóa

- Câu: 02

- Chuẩn:

- Câu: 0

2. Mối qua hệ cung – cầu

- Chuẩn: Nêu được khái niệm, nội dung.

- Câu: 06

- Chuẩn: Hiểu được nội dung.

- Câu: 08

- Chuẩn: Ủng hộ và phân tích được thị trường để quyết định đưa ra mua bán trao đổi hàng hóa.

- Câu: 06

- Chuẩn: Vận dụng được nội dung kiến thức vào thực tế.

- Câu: 0

3. Vận dụng quan hệ Cung – Cầu

- Chuẩn: Nêu được khái niệm, nội dung.

- Câu: 0

- Chuẩn: Hiểu được nội dung.

- Câu: 0

- Chuẩn:

- Câu: 0

- Chuẩn: Phân tích đánh giá được thị trường và chuyển hướng kinh doàn và đầu tư.

- Câu: 05

Tổng: 30 câu.

9 câu

8 câu

8 câu

05 câu

                                 BÀI 5:  CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ

LƯU THÔNG HÀNG HÓA

I. Nhận Biết

Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?

            A. Nhu cầu của mọi người.                             B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

            C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.              D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.

Câu 2: Trong nền sản xuất hàng hoá mục đích của sản xuất là gì?

            A. Để tiêu dùng.                                             B. Để tặng.   

            C. Để trưng bày.                                                         D. Để cung ứng cho một số người.

Câu 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

            A. Giá cả.                                                        B. Nguồn lực.

            C. Năng suất lao động.                                   D. Chi phí sản xuất.

Câu 4: Thực chất quan hệ cung – cầu là gì?

A. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.

B. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung, cầu hàng hóa và giá cả trên thị trường.

C. Là mối quan hệ tác động giữa người mua và người bán hay người sản xuất và người tiêu dùng đang diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

D. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu hàng hóa. Giá cả thấp thì cung giảm, cầu tăng và ngược lại.

Câu 5: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào?

A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.       

B. Cung, cầu thường cân bằng.

C. Cung thường lớn hơn cầu.                                           

D. Cầu thường lớn hơn cung.

Câu 6: Cung và giá cả có mối quan hệ như thế nào?

A. Giá cao thì cung giảm                  B. Giá cao thì cung tăng

C. Giá thấp thì cung tăng                  D. Giá biến động nhưng cung không biến động.

Câu 7. Khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu

A. có khả năng thanh toán.                             B. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.

C. nói chung.                                                   D. có khả năng đáp ứng.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?

A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp                 

B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng. 

C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền            

D. Cả a và b đúng.

Câu 9: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?

A. Giá cả, thu nhập                                        

B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán

C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu

D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.

II. Thông hiểu

Câu 10: Cầu và giá cả có mối quan hệ như thế nào?

            A. Giá cao thì cầu giảm.                     B. Giá cao thì cầu tăng.

            C. Giá thấp thì cầu thấp.                     D. Giá tăng thì cầu tăng.

Câu 11: Mối quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?

            A. Người mua và người mua.                         B. Người bán và người bán.

            C. Người sản xuất với người tiêu dùng.        D. Người sản xuất và người đầu tư.

Câu 12: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

            A. Cung, cầu tác động lẫn nhau.                     B. Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả.

            C. Giá cả ảnh hưởng đến cung, cầu.               D. Thị trường chi phối cung, cầu.

Câu 13: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

            A. Cung, cầu tác động lẫn nhau.                     B. Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả.

            C. Giá cả ảnh hưởng đến cung, cầu.               D. Thị trường chi phối cung, cầu.

Câu 14: Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

            A. Cung và cầu tăng.                                                  B. Cung và cầu giảm.

            C. Cung tăng, cầu giảm.                                 D. Cung giảm, cầu tăng.

Câu 15: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

            A. Cung và cầu tăng.                                      B. Cung và cầu giảm.

            C. Cung tăng, cầu giảm.                                 D. Cung giảm, cầu tăng.

Câu 16: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

            A. Giá cả tăng                                                 B. Giá cả giảm   

            C. Giá cả giữ nguyên                                      D. Giá cả bằng giá trị

Câu 17: Khi trên thị trường cung nhỏ hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

            A. Giá cả tăng.                                                B. Giá cả giảm.   

            C. Giá cả giữ nguyên.                                     D. Giá cả bằng giá trị.

III. Vận dụng

Câu 18: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?

            A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp.         

            B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng.

            C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền.        

            D. Trời nắng nóng nên chị H có nhu cầu mua điều hòa.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?

            A. Công ty A xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa.

            B. Anh A khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa.

            C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.

            D. Công ty B thảo kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm.

Câu 20: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?

            A. Cung = cầu.            B. Cung > cầu.                        C. Cung < cầu.            D. Cung tăng.

Câu 21: Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?

            A. Cung = cầu.            B. Cung > cầu.                        C. Cung < cầu.            D. Cầu tăng.

Câu 22: Chị H bán quần áo, chị liên tục cập nhật và lấy những mẫu quần áo được giới trẻ ưa chuộng hiện nay. Chị H đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?

            A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.

            B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

            C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.

            D. Vai trò của quan hệ cung – cầu.

Câu 23: Chị C bán hàng giầy dép online trên mạng, thấy người mua nhiều nên chị nâng giá bằng cách thông báo với mọi người rằng do chị phải nhập với giá cao hơn trước. Chị C đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?

            A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.

            B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

            C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.

            D. Vai trò của quan hệ cung – cầu.

Câu 24. Vào mùa lũ, rau của nhiều nhà vườn hỏng bị úng ngập dẫn đến giá rau tăng cao. Nếu là người bán rau, em sẽ làm gì để có lợi nhất?

A. Giảm giá                                                     B. Tăng giá               

C. Giữ giá                                                       D. Không bán nữa

Câu 25. Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để

A. thu nhiều lợi nhuận.                                   C. thu hút thị hiếu người tiêu dùng.

B. tránh bị thua lỗ.                                          D. cạnh tranh với các mặt hàng khác

IV. Vận dụng cao

Câu 26. H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao, trong khi giá thịt lợn lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu là H, em sẽ

A. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày.

B. chuyển sang dùng  thêm thịt lợn.

C. không ăn thịt mà chỉ mua rau.

D. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò xuống.

 Câu 27. D rất thích một cái túi da hàng hiệu rất đắt nhưng chưa đủ tiền để mua. Mỗi khi đi đâu đó, cô rất bất tiện khi không có túi. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu là D, em sẽ

A. không cần dùng túi xách nữa.

B. mua tạm một cái túi bình thường để dùng.

C. mặc bất tiện, cứ đợi đủ tiền mới mua cái túi xách hàng hiệu kia.

D. vay ngân hàng lấy tiền mua túi xách.

Câu 28. Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để bán được nhiều sản phẩm lại không bị thua lỗ?

A. Quảng cáo sản phẩm.                     C. Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.

B. Hạ giá thành sản phẩm.                  D. Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.

Câu 29. Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống. Nếu là nhà sản xuất em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?

A. Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.

B. Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm.

C. Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau.

D. Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau.

Câu 30. Vào đầu mùa đông, khi nhu cầu áo ấm tăng, là nhà kinh doanh quần áo, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?

A. Nhập thêm nhiều sản phẩm thời trang mùa hè.

B. Nhập thêm một số sản phẩm thời trang mùa đông.

C. Nhập cả quần áo thời trang hè và thu.

D. Nhập quần áo mùa thu.

…………………………………..Hết……………………………………

Video liên quan

Chủ Đề