Vì sao phải sử dụng hợp lý

Tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và cần thiết đối với sự sống của con người và các loài sinh vật. Thế nhưng hiện nay, có rất nhiều yếu tố đe dọa đến những tài nguyên đó. Vậy, cần lưu ý và sử dụng chúng ra sao để không bị cạn kiệt?  

1. Tài nguyên thiên nhiên là gì? 

Tài nguyên thiên nhiên là những thành phần tồn tại trên trái đất mà không phải do con người tạo ra, chúng vô cùng cần thiết đến sự sống của con người cùng tất cả các sinh vật sống khác trên trái đất.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên vô cùng cao dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng của chúng. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia hiện nay đang thúc đẩy quản lý hợp lý và sử dụng bền vững các loại tài nguyên. 

Tài nguyên thiên nhiên là gì

2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên gồm có những loại sau: 

2.1 Tài nguyên thiên nhiên tái tạo

Là các tài nguyên có thể tự phục hồi sau khi sử dụng, bao gồm các tài nguyên như sau:

  • Gió
  • Nước
  • Thảm thực vật tự nhiên
  • Năng lượng mặt trời
  • Động vật

Chúng tồn tại vô cùng đa dạng trong tự nhiên. 

Tài nguyên thiên nhiên tái tạo

2.2 Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo

Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo là những tài nguyên mất quá nhiều thời gian để bổ sung sau khi sử dụng hoặc tồn tại với số lượng hạn chế. Bao gồm các sản phẩm như:

  • Dầu thô
  • Kim loại quý
  • Khoáng sản
  • Đá

Hiện nay có một số động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng được liệt kê vào danh sách tài nguyên không tái tạo vì tỷ lệ tử vong cao so với sinh sản của chúng. Chúng cần được bảo vệ và được sử dụng có trách nhiệm để ngăn chặn sự cạn kiệt. 

Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo

2.3 Tài nguyên sinh học

Gồm các tài nguyên sống tồn tại tự nhiên trong môi trường, bao gồm: rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu hóa thạch...

2.4 Tài nguyên thiên nhiên phi sinh học

Đây là những sản phẩm tự nhiên trong môi trường không có sự sống, bao gồm: Nước, đá, kim loại, khoáng sản trong số nhiều tài nguyên khác.

3. Những vai trò của tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển ổn định của đất nước như sau: 

3.1 Đối với nền kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần để giúp phát triển nền kinh tế, mỗi khi chúng ta biết cách khai thác những tài nguyên thiên nhiên này một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn.

Những tài nguyên như quặng kim loại [sắt, đồng, vàng, bạc…] sẽ giúp nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, giúp phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thủy tinh, vật liệu xây dựng, sành sứ…

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

3.2 Đối với sự phát triển ổn định của đất nước

Tài nguyên là cơ sở tích lũy vốn giúp phát triển ổn định như sau:

  • Liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • Nhờ ưu đãi của tự nhiên mà nhiều quốc gia có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn.
  • Tạo ra nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên nhiên liệu cho ngành kinh tế khác.
  • Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

4. Những mối đe dọa với tài nguyên thiên nhiên

Cần lưu ý những mối đe dọa sau với tài nguyên thiên nhiên bởi chúng tác động rất xấu đến sự sống cũng như phát triển của con người, các loài sinh vật: 

4.1 Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân là do các ngành sản xuất và sử dụng hóa chất, nhựa trong quá trình hoạt động của họ dẫn đến ảnh hưởng hệ thống đất và nước, hủy hoại đời sống thủy sinh.

Ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên

4.2 Tình trạng bùng nổ dân số

Khi dân số bùng nổ khiến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo, con người khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như nước, đất nông nghiệp, khoáng sản và động vật hoang dã dẫn đến cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên. Tại các quốc gia có sự gia tăng bùng nổ dân số, sẽ gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến suy thoái môi trường.

4.3 Phát triển nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế tạo ra các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng mới, đòi hỏi rất nhiều tài nguyên như đất đai, năng lượng, nước và nhân lực.

Trong một số trường hợp, sự xâm nhập và tác động vào rừng, đất dẫn đến phá hủy thảm thực vật và động vật hoang dã. Chính vì thế, nên kiểm soát sự phát triển để ngăn chặn việc sử dụng quá mức các nguồn lực hạn chế và có nguy cơ tuyệt chủng.

4.4 Do khí hậu thay đổi

Biến đổi khí hậu gây ra những tình trạng vô cùng nguy hiểm như: lũ lụt quá mức, thời tiết khắc nghiệt, động đất và các thiên tai khác....chúng đe dọa lối sống của nhiều loài dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài. Điển hình việc cháy rừng do biến đổi khí hậu cũng dẫn đến việc phá hủy các khu rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá.

4.5 Lối sống hiện đại

Do lối sống hiện đại cần nhiều nguồn lực hơn để đáp ứng những nhu cầu của con người.

Ví dụ:

Hiện nay, con người cần tiêu thụ rất nhiều năng lượng thông qua các phương tiện trên đường, thiết bị điện tử trong nhà, các hoạt động giải trí. Mức tiêu thụ ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu cao đối với nhiên liệu hóa thạch và sản xuất năng lượng, các tài nguyên thiên nhiên đã được sử dụng quá mức dẫn đến sự cạn kiệt. 

5. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên như thế nào?

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên chính là đảm bảo việc sử dụng hợp lý và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thê hệ sau này: 

5.1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Sứ dụng hợp lí tài nguyên đất chính là làm cho đất không bị thoái hoá.

Ví dụ: Các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn... và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

5.2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước

Nước là yếu tô quyết định chất lượng môi trường sống của con người, hiện nay nguồn tài nguyên nước trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm trầm trọng, chính vì thế mỗi chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lí và không làm ô nhiễm, cũng như gây cạn kiệt nguồn nước.

Hãy sử dụng hợp lí tài nguyên nước

5.3 Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng 

Cần kết hợp giữa khai thác có mức độ với bảo vệ, khuyến khích trồng rừng, trồng cây xanh...

Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia... để bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác.

Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng

Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không là hành động của riêng ai, mỗi chúng ta cần có ý thức sử dụng hợp lý, bảo vệ cũng như góp phần để bảo vệ chúng từ những việc làm nhỏ nhất. Vì sự sống của toàn nhân loại hãy bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường ngay hôm nay. 

HOTLINE

0388.63.65.69

Đất là tài nguyên quý giá và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Đất là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Từ hàng ngàn đời nay, cuộc sống của nhân dân ta đã gắn bó với đất đai và cây lúa nước. Tuy nhiên, việc sử dụng đất đai ở nước ta vẫn còn chưa hợp lý. Vậy vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.


Được tài trợ

Đất trồng gồm:

  • Phần khí: Là không khí có ở trong các khe hở của đất. Không khí có trong đất cũng chứa nito, oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển.
  • Phần rắn: Gồm chất hữu cơ và chất vô cơ. Thành phần vô cơ chiếm từ 92-98% khối lượng phần rắn. Trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho, kali… Thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết. Dưới tác động của vi sinh vật, xác động, thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.
  • Phần lỏng: Là nước trong đất. Nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng.


Được tài trợ

Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?

Đất có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lý.

Vai trò của đất:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm.
  • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
  • Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
  • Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

Chúng ta cần sử dụng đất một cách hợp lý để hướng đến phát triển bền vững với môi trường, đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm đầy đủ cho con người.
Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở và các công trình công cộng. Quỹ đất cũng ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai.

Việc dân số tăng cao cũng dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng. Trong khi đó diện tích đất trồng trọt lại có hạn. Vì vậy chúng ta cần sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả.

Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

Có nhiều phương pháp để bảo vệ và cải thiện chất lượng của đất. Cụ thể là các biện pháp sau:

  • Cày sâu, bừa kĩ kết hợp với bón phân hữu cơ: biện pháp này có tác dụng làm tăng bề dày của lớp đất, chống chôn vùi cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước. Độ phì nhiêu của đất cũng được tăng lên. Ngoài ra đất còn tơi xốp và thoáng khí hơn.
  • Làm ruộng bậc thang: biện pháp này có tác dụng chống xói mòn, chống rửa trôi, giữ lại chất dinh dưỡng cho đất.
  • Trồng xen cây phân xanh giữa các cây công nghiệp: biện pháp này giúp tăng độ che phủ của đất, chống xói mòn và cải tạo độ phì nhiêu của đất.
  • Bón vôi:Bón vôi giúp giảm độ chua cho đất. Ngoài ra, vôi còn cung cấp Canxi cho đất và làm tăng khả năng phát triển bộ rễ của cây trồng.
  •  Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: biện pháp này giúp rửa phèn cho đất.

Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

Giống cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng trong trồng trọt. Giống tốt sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng của cây trồng. Từ đó người nông dân sẽ có được vụ mùa bội thu hơn.

Bên cạnh đó, đối với những giống cây trồng cho năng suất cao, tăng thu nhập cho người dân thì sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng. Ví dụ như: giảm cây lương thực, tăng diện tích trồng cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Các biện pháp chọn tạo giống cây trồng

Có nhiều phương pháp chọn tạo giống cho cây trồng. Trong đó các phương pháp phổ biến là:

Phương pháp chọn lọc

Chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt để so sánh với giống ban đầu, sau đó đem nhân giống sản xuất đại trà.

Phương pháp lai

Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn lên đầu nhụy của cây mẹ, sau đó đem hạt cây mẹ gieo trồng tạo thành cây lai rồi đem nhân giống.

Phương pháp gây đột biến

Dùng tia α, γ hoặc chất hóa học gây đột biến ở một số bộ phận của cây, từ đó chọn cây đột biến có lợi để nhân giống.

Phương pháp nuôi cấy mô
Tách mô hoặc tế bào sống nuôi trong một môi trường đặc biệt để mô nẩy mầm thành cây con, sau đó chọn lọc lại ta được giống mới.

Những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống

Video liên quan

Chủ Đề