Code switching là gì

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trong thời buổi hội nhập quốc tế và đang có sự giao thoa giữa các quốc gia với nhau, chúng ta đang dần tiếp cận với thế giới đa ngôn ngữ nên việc sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là chuyện rất bình thường. Không chỉ trong công việc mà còn trong cả cuộc sống thường ngày, tiếng Anh đang được sử dụng rất nhiều trong các cuộc trò chuyện.

Trộn lẫn ngôn ngữ – Code Mixing

Câu chuyện về việc nói chèn thêm tiếng anh khi đang nói tiếng việt đang là chủ đề khá nổi trên mạng xã hội gần đây, hẳn các bạn cũng đã biết. Đó là hiện tượng trộn lẫn một vài từ của ngôn ngữ này vào giữa ngôn ngữ kia – hay còn được gọi là “code-mixing”.

[Để trao đổi thêm một chút thì mình xin phép đi hơi lệch qua chủ đề về ngôn ngữ một chút, vì sẽ có bạn không đồng tình với mình và cho rằng trường hợp này phải là ‘code switching”. Theo như mình tìm hiểu được thì “code switching” là chuyển đổi ngôn ngữ trong ngữ cảnh có chủ đích hơn, còn “code mixing” là một sự trộn lẫn ngôn ngữ ngẫu nhiên. Nếu mọi người muốn bình luận và trao đổi thêm về hai thuật ngữ này hãy để lại bình luận ở phía dưới nhé].

Là một hiện tượng xã hội

Mình chia sẻ chủ đề này không phải vì mình là người am hiểu về nghệ thuật giao tiếp, hay về ngôn ngữ học và cũng không có quá nhiều hiểu biết về tiếng Anh, nhưng vì đây là một hiện tượng xã hội nên bản thân mình cũng có một số suy nghĩ và cảm nhận riêng. Do đó tại bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn về góc nhìn của bản thân về việc sử dụng trộn lẫn giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Trộn lẫn ngôn ngữ – Sử dụng trong ngữ cảnh phù hợp

Thực tế, khi giao tiếp giữa những người cùng sử dụng chung một ngôn ngữ là tiếng Việt, việc trộn lẫn thêm một vài từ tiếng Anh vào lời nói cũng rất phù hợp trong một số ngữ cảnh, có thể kể đến như:

  • Những từ tiếng Anh được sử dụng là những từ ngữ quen thuộc mà hầu như ai cũng biết như: trong đời sống thường ngày thì hay gặp những từ như shipper, up story, cute, remote, shopping,…; hay trong công việc thì có: email, meeting… . Thậm chí các từ này mình thấy được sử dụng nhiều đến nỗi tần suất của nó còn nhiều hơn cả từ tiếng Việt đồng nghĩa [ít khi chúng ta nghe được từ người giao hàng, cái điều khiển, thư điện tử…].
  • Những từ tiếng Anh biểu đạt cùng nghĩa nhưng có âm tiết ngắn hơn từ tiếng việt: Bằng cách này, việc phát âm có phần sẽ dễ dàng hơn vì câu chữ đã được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ngữ nghĩa.
  • Sử dụng những từ ngữ chuyên ngành khi nói chuyện với đồng nghiệp, người làm trong cùng lĩnh vực. Điều này thì không phải bàn cãi gì nữa rồi, thậm chí có một số ngành nghề tiếp xúc tiếng Anh rất nhiều như IT, Công nghệ thông tin, Marketing, Thiết kế đồ họa [làm việc trên các phần mềm, ứng dụng bằng ngôn ngữ Anh],… Hoặc đối với những ngành nghề khác khi sử dụng những từ ngữ chuyên ngành vẫn có thể đảm bảo đối phương có thể hiểu được ý.
  • Đôi lúc từ tiếng Anh cũng có thể làm tăng hoặc giảm mức độ, sắc thái: ngôn ngữ rất thú vị, cùng nghĩa nhưng lại khác nhau về mức độ và sắc thái, quan trọng là cách sử dụng chúng như thế nào, ngữ cảnh thế nào. Ví dụ như chửi người khác là stupid sẽ có cảm giác nhẹ nhàng hơn rất nhiều thay vì sử dụng từ ngu, dốt. [xin lỗi vì lấy ví dụ khá thô, nhưng mình không nghĩ ra được ví dụ nào có thể phù hợp hơn để biểu đạt được cảm xúc, sắc thái].

Trộn lẫn ngôn ngữ – Không nên sử dụng một cách bừa bãi, ngẫu nhiên

Trong một số ngữ cảnh, việc chèn thêm một vài từ tiếng Anh khi đang nói tiếng Việt sẽ không mang lại hiệu quả trong giao tiếp, thậm chí còn phản tác dụng.

  • Sử dụng những từ không phổ biến hoặc từ mà đối phương không hiểu: Sử dụng từ tiếng Anh mà không xem xét, cân nhắc đối phương có thể hiểu được không. Nếu như vậy thì mục đích của cuộc trò chuyện sẽ không đạt, giao tiếp không hiệu quả.
  • Âm tiết quá dài, thậm chí còn dài hơn cả khi sử dụng từ tiếng Việt: từ hoạt động [có 2 âm tiết] ngắn hơn từ activity [4 âm tiết], vậy thì lý do gì mà không nói từ có 2 âm tiết để vừa dễ nói vừa dễ hiểu thay vì một từ quá dài với 4 âm tiết. Cũng tương tự như phức tạp và complicated.
  • Nói tiếng Anh xong phải lặp lại với từ tiếng Việt đồng nghĩa: Điều này là rất thừa thãi, chỉ trừ trường hợp đối phương không hiểu nghĩa của từ tiếng Anh mà bạn sử dụng nên mới nói lại từ tiếng Việt đồng nghĩa [mà nếu đối phương không hiểu nghĩa của từ bạn nói thì bạn đang sử dụng tiếng Anh một cách bừa bãi rồi]. Mình gặp trường hợp này khá nhiều, câu nói bỗng nhiên bị kéo dài một cách vô nghĩa. Hãy để cho câu tiếng Việt đã được chuẩn bị sẵn trong đầu được nói ra một cách trọn vẹn, như vậy là đã hoàn hảo rồi.
  • Việc lựa từ tiếng anh làm phải mất thời gian suy nghĩ, khiến cho câu nói không được trôi chảy: Hãy trộn ngôn ngữ khi bạn có thể rút ngắn được câu chữ và thời gian mà vẫn giữ nguyên được ý nghĩa ban đầu. Còn nếu nó ảnh hưởng làm mất đi sự trôi chảy, mạch lạc của câu nói thì thôi tốt nhất đừng trộn ngữ làm gì cả, như vậy chỉ là đang làm khó chính mình thôi.

Kết luận

Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng của quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh là rất quan trọng, đặc biệt là trong thời buổi hội nhập như ngày nay. Mình cũng rất vui, tự hào và cũng rất hâm mộ khi thấy có rất nhiều người Việt Nam có thể thông thạo và nói tiếng Anh một cách trôi chảy. Mình vẫn luôn khuyến khích việc nói tiếng Anh, bởi vì không thực hành, không nói ra thì sẽ mãi mãi không nói được, hoặc ít nhất cũng sẽ đem lại sự tự tin nhất định cho bản thân.

Mỗi ngôn ngữ có một nét đặc trưng và nét đẹp riêng, do đó việc trộn lẫn giữa hai ngôn ngữ lại với nhau không phải là điều dễ dàng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp mà sự trộn lẫn đó có thể sẽ là một sự hòa hợp hoàn hảo, hoặc cũng có thể sẽ phản tác dụng trở thành một mớ hỗn độn.

Một bản nhạc hoàn hảo phải được tạo nên từ sự hòa hợp của những âm thanh khác nhau.

Tạp chí quốc tế về Ngôn ngữ học, Văn học và Văn hóa- LLC

Chuyển đổi ngôn ngữ [code switching] không phải là giao tiếp sai lệch mà thực ra là một dấu hiệu về mức độ thành thạo song ngữ

MacSwan – Giáo sư Ngôn ngữ học ứng dụng và Giáo dục ngôn ngữ tại Đại học Maryland.

Định nghĩa trộn ngôn ngữ [code mixing] và chuyển đổi ngôn ngữ [code switching]

Dựa theo nghiên cứu của Meisel [1995], thuật ngữ “trộn ngôn ngữ” [code mixing] được sử dụng khi các yếu tố [từ vựng, ngữ pháp,…] của hai ngôn ngữ được trộn lẫn trong cùng 1 câu. “Chuyển đổi ngôn ngữ” [code switching] là khi trẻ sử dụng 2 ngôn ngữ khác nhau trong cuộc trò chuyện [không cùng 1 câu], và ngôn ngữ được chọn phù hợp với người đối thoại, bối cảnh hoặc chủ đề của cuộc trò chuyện, v.v.

Trộn ngôn ngữ [code mixing] và chuyển đổi ngôn ngữ [code switching] là phương thức tự nhiên của trẻ đa ngôn ngữ [multilingual children]

Theo nghiên cứu của Cruz-Ferreira – Tiến sĩ Đại học Manchester, Vương quốc Anh [2006: 20]. Thông qua việc sử dụng những ngôn ngữ khác nhau, trẻ em đa ngôn ngữ [multilingual] có nhận thức rộng hơn về các nguyên tắc sử dụng của ngôn ngữ khác nhau.

Trộn ngôn ngữ [code mixing] và chuyển đổi ngôn ngữ [code switching] là phương thức giao tiếp được sử dụng bởi trẻ.

Ngay cả khi trộn ngôn ngữ [code mixing] và chuyển đổi ngôn ngữ [code switching] được sử dụng khi trẻ chưa vững 1 trong 2 ngôn ngữ, cả 2 hành vi này nên được coi là 1 giai đoạn để tiếp thu ngôn ngữ thay vì cho đó là thiếu sót của trẻ trong quá trình nhận thức.

Các yếu tố bối cảnh và xã hội gắn liền với việc chuyển đổi ngôn ngữ [code switching] và trộn ngôn ngữ [code mixing] ở trẻ em.

Nghiên cứu của Nicoladis và Genesee [1997] đã xác nhận rằng chuyển đổi ngôn ngữ [code switching] là bình thường đối với trẻ em song ngữ [bilingual children]. Việc chuyển đổi này dựa trên cách trẻ nhận thức với người đối thoại và tình huống mà chúng đối diện.

Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng trộn ngôn ngữ [code mixing] và chuyển đổi ngôn ngữ [code switching] ở trẻ. Tuy nhiên, cá tính riêng của mỗi người cũng là một yếu tố quan trọng.

Một số vấn đề khác ba mẹ cần lưu ý trong quá trình dạy con song ngữ:

Bài được lược dịch từ trang: //www.researchgate.net/publication/320703037_Factors_Associated_with_the_Code_Mixing_and_Code_Switching_of_Multilingual_Children_An_Overview

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

 Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: //hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ //bit.ly/39NIFWw
Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:

Khoá cơ bản: //hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: //hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ://bit.ly/3hEMtuB
Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: //hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: //hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương – Mẹ của Mỡ
Thạc sĩ Giáo dục – ĐH Queensland, Australia

Video liên quan

Chủ Đề