Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam hiện nay

Việc điều tiết chính sách tiền tệ để kiểm soát chỉ số lạm phát ở ngưỡng cho phép là nghiệp vụ rất quan trọng của Ngân hàng nhà nước – cơ quan đứng đầu về quản lý chính sách tiền tệ của một quốc gia. Ngân hàng nhà nước có thể sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau để điều tiết chính sách tiền tệ đi đúng hướng, trong đó nghiệp vụ thị trường mở được thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả và linh hoạt trong thời đại công nghệ 4.0

Vậy nghiệp vụ thị trường mở là gì? Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ như thế nào? Luật hoàng phi xin trả lời hai câu hỏi trên qua nội dung bài viết này.

Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên. Thành viên nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được Ngân hàng nhà nước công nhận là thành viên.

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp nghiệp vụ thị trường mở là gì? chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một số thông tin có liên quan ở các phần tiếp theo của bài viết.

Các loại giấy tờ có giá được phép mua bán trong nghiệp vụ thị trường mở

– Tín phiếu ngân hàng Nhà nước

– Trái phiếu chính phủ bao gồm:

tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính phủ

– Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: trái phiếu Chính phủ do ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; trái phiếu do ngân hàng chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% gốc, lãi khi đến hạn;

– Trái phiếu Chính quyền địa phương do UBND TP. HÀ NỘI Và UBND TP.HCM phát hành. Điều kiện để giấy tờ có giá được phép đưa vào giao dịch với Ngân hàng Nhà nước:

– Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;

– Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng;

-Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại giấy tờ do tổ chức mình phát hành để giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

Phương thức và quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở do ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở được thành lập bởi thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể mua bán giấy tờ có giá dưới các phương thức sau: mua/bán có kỳ hạn hoặc mua/bán hẳn.

Quy trình nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo các bước nào?

Bước 1: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng điều kiện công nhận thành viên đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Sở giao dịch xem xét công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở

Bước 2: Sở giao dịch thực hiện thông báo thông tin đấu thầu giấy tờ có giá ( GTCG) hoặc thông báo bán GTCG trên mạng máy tính. Thành viên truy cậo mạng xác thực thông báo để biết thông tin về đợt đấu thầu. Thành viên và sở giao dịch tiến hành lưu ký và chuyển giao GTCG.

Bước 3: Nộp đơn dự thầu: Sau khi nhận được thông báo mua hoặc bán GTCG từ sở giao dịch ngân hàng Nhà nước, các thành viên phải tiến hành lập và gửi đăng ký đấu thầu mua/ bán GTCG tới sở giao dịch qua mạng máy tính.

Bước 4: Mở và xét thầu: Đến giờ mở thầu theo thông báo mời thầu, sở giao dịch tiến hành khoá sổ, giải mã thông tin dự thầu, xác thực kiểm tra đối chiếu đăng ký dự thầu, loại bỏ các đăng ký không hợp lệ và tổng hợp số liệu.Sau đó xem xét và phân bổ thầu cho thành viên đủ điều kiện dự thầu.

Bước 5: thông báo kết quả đấu thầu và in các báo cáo .Hoàn tất quá trình xét và phân bổ thầu, sở giao dịch thông báo kết quả đấu thầu tới thành viên và lập báo cáo.

Bước 6: Cam kết mua lại GTCG Sau khi có kết quả đấu thầu thành viên phải ký kết hợp đồng mua lại GTCG với ngân hàng Nhà nước một lần duy nhất để áp dụng với phương thức mua/bán có kỳ hạn GTCG. Mỗi lần phát sinh giao dịch mua/bán có kỳ hạn, sở giao dịch lậo phụ lục cho hợp đồng cam kết mua lại GTCG tương ứng với từng lần giao dịch. Thành viên phải kịp thời lập, kiểm soát, duyệt, xác thực phụ lục trước 15h30 phút trong ngày giao dịch. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Bước 7: Báo cáo kết quả đấu thầu.

Bước 8: Cập nhật số liệu thống kê

Bước 9: Hạch toán kế toán Dựa theo kết quả của từng giao dịch, sở giao dịch tiến hành hạch toán vào tài khoản thành viên, thực hiện việc chi trả lãi định kỳ, cuối kỳ theo quy định của pháp luật.

Bước 10: Chuyển giao và Thanh toán Sau khi nhận được kết quả đấu thầu, bên bán sẽ tiến hành chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho bên mua và ngược lại, bên mua thanh toán giá trị Hợp đồng mua bán cho bên bán. Việc chuyển giao và thanh toán được thực hiện ngay trong ngày thanh toán.

Bước 11. Xử lý vi phạm trong thanh toán hoặc vi phạm trong ngày đến hạn mua lại GTCG. Nếu thành viên có hành vi vi phạm trong 1 trong 2 ngày trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ý nghĩa của nghiệp vụ thị trường mở đối với chính sách tiền tệ và nền kinh tế

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết linh hoạt được cán cân thanh toán, đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn hệ thống TCTD, kiểm soát lạm phát ở mức ổn định, đảm bảo giá trị của Việt Nam đồng trên thị trường tiền tệ quốc tế, góp phần tích cực trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra của Quốc hội và Chính phủ.

Đây là thông tin cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở là gì mà chúng tôi muốn gửi tới Quý độc giả. Quý vị cần hỗ trợ giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900. 6557.

Hiện nay khi nhắc tới nghiệp vụ thị trường mở ta có thể thấy việc Ngân hàng nhà nước thực hiện mua bán các giấy tờ có giá với các thành viên diễn ra rất sôi động và phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy để hiểu thêm về nội dung Cơ chế, vai trò và quy trình nghiệp vụ thị trường mở hoạt động như thế nào? Bài viết dưới đây do công ty Luật dương Gia chúng tôi cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.

Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam hiện nay

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Nghiệp vụ thị trường mở:

Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên. Thành viên nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được Ngân hàng nhà nước công nhận là thành viên.

2. Quy trình nghiệp vụ thị trường mở:

Bước 1: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng điều kiện công nhận thành viên đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Sở giao dịch xem xét công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở

Bước 2: Sở giao dịch thực hiện thông báo thông tin đấu thầu giấy tờ có giá ( GTCG) hoặc thông báo bán GTCG trên mạng máy tính. Thành viên truy cậo mạng xác thực thông báo để biết thông tin về đợt đấu thầu. Thành viên và sở giao dịch tiến hành lưu ký và chuyển giao GTCG.

Bước 3: Nộp đơn dự thầu: Sau khi nhận được thông báo mua hoặc bán GTCG từ sở giao dịch ngân hàng Nhà nước, các thành viên phải tiến hành lập và gửi đăng ký đấu thầu mua/ bán GTCG tới sở giao dịch qua mạng máy tính.

Bước 4: Mở và xét thầu: Đến giờ mở thầu theo thông báo mời thầu, sở giao dịch tiến hành khoá sổ, giải mã thông tin dự thầu, xác thực kiểm tra đối chiếu đăng ký dự thầu, loại bỏ các đăng ký không hợp lệ và tổng hợp số liệu.Sau đó xem xét và phân bổ thầu cho thành viên đủ điều kiện dự thầu.

Bước 5: thông báo kết quả đấu thầu và in các báo cáo .Hoàn tất quá trình xét và phân bổ thầu, sở giao dịch thông báo kết quả đấu thầu tới thành viên và lập báo cáo.

Bước 6: Cam kết mua lại GTCG Sau khi có kết quả đấu thầu thành viên phải ký kết hợp đồng mua lại GTCG với ngân hàng Nhà nước một lần duy nhất để áp dụng với phương thức mua/bán có kỳ hạn GTCG. Mỗi lần phát sinh giao dịch mua/bán có kỳ hạn, sở giao dịch lậo phụ lục cho hợp đồng cam kết mua lại GTCG tương ứng với từng lần giao dịch. Thành viên phải kịp thời lập, kiểm soát, duyệt, xác thực phụ lục trước 15h30 phút trong ngày giao dịch. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Độc quyền và cạnh tranh là gì? Các loại cấu trúc thị trường?

Bước 7: Báo cáo kết quả đấu thầu.

Bước 8: Cập nhật số liệu thống kê

Bước 9: Hạch toán kế toán Dựa theo kết quả của từng giao dịch, sở giao dịch tiến hành hạch toán vào tài khoản thành viên, thực hiện việc chi trả lãi định kỳ, cuối kỳ theo quy định của pháp luật.

Bước 10: Chuyển giao và Thanh toán Sau khi nhận được kết quả đấu thầu, bên bán sẽ tiến hành chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho bên mua và ngược lại, bên mua thanh toán giá trị Hợp đồng mua bán cho bên bán. Việc chuyển giao và thanh toán được thực hiện ngay trong ngày thanh toán.

Bước 11. Xử lý vi phạm trong thanh toán hoặc vi phạm trong ngày đến hạn mua lại GTCG. Nếu thành viên có hành vi vi phạm trong 1 trong 2 ngày trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Cơ chế hoạt động của thị trường mở:

Phương thức mua bán giấy tờ có giá

– Phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá bao gồm:

+ Mua có kỳ hạn: là việc Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên, đồng thời thành viên cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.

Xem thêm: Phương thức marketing theo đoạn thị trường mục tiêu là gì? Phân loại?

+ Bán có kỳ hạn: là việc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho thành viên, đồng thời cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.

+ Mua hẳn: là việc Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên, không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá.

+ Bán hẳn: là việc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho thành viên, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá.

Phương thức đấu thầu giấy tờ có giá

Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Trong đó:

Đấu thầu khối lượng

Là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng giấy tờ có giá dự thầu của các thành viên, khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.Theo đó:

– Ngân hàng Nhà nước sẽ:

Xem thêm: Thị trường ngách là gì? Bản chất, ưu nhược điểm và cách xác định?

Thông báo cho các thành viên mức lãi suất mua hoặc bán giấy tờ có giá
Thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước trong thông báo đấu thầu của từng phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở

– Thành viên đăng ký dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán theo mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo

Có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Tổng khối lượng dự thầu của các thành viên bằng hoặc thấp hơn khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước thì:

Khối lượng trúng thầu bằng tổng khối lượng dự thầu của các thành viên và khối lượng trúng thầu của từng thành viên là khối lượng dự thầu của thành viên đó

Trường hợp 2: Tổng khối lượng dự thầu của các thành viên vượt quá khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước thì:

Khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của từng thành viên và tương ứng với khối lượng giấy tờ có giá tính theo mệnh giá được làm tròn xuống theo bội số của mệnh giá giấy tờ có giá.

Khối lượng trúng thầu bằng tổng khối lượng trúng thầu của các thành viên và không vượt khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước.

Xem thêm: Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Đặc điểm và các chủ thể tham gia thị trường mở

Trường hợp 3: Tại đơn dự thầu của thành viên trúng thầu đăng ký nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán:

– Nếu không bao gồm các loại giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ giao dịch tại mỗi phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định thứ tự ưu tiên từng loại giấy tờ có giá như sau:

+ Thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn

+ Giấy tờ có giá đăng ký bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn

+  Nếu bao gồm các loại giấy tờ có giá có quy định tỷ lệ giao dịch và các loại giấy tờ có giá không quy định tỷ lệ giao dịch, Ngân hàng Nhà nước xét thầu theo nguyên tắc tỷ lệ các loại giấy tờ có giá trúng thầu tương ứng với tỷ lệ giao dịch của các giấy tờ có giá đăng ký tại đơn dự thầu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Việc xác định thứ tự ưu tiên xét thầu trong số giấy tờ có giá không quy định tỷ lệ giao dịch và giấy tờ có giá có quy định trên.

Lưu ý:

– Căn cứ Mục tiêu Điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp.

– Tại mỗi phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng một trong 2 phương thức đấu thầu trên.

4. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết linh hoạt được cán cân thanh toán, đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn hệ thống TCTD, kiểm soát lạm phát ở mức ổn định, đảm bảo giá trị của Việt Nam đồng trên thị trường tiền tệ quốc tế, góp phần tích cực trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra của Quốc hội và Chính phủ.

Thị trường mở cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn nhàn rỗi hiệu quả hơn đồng thời giúp các tổ chức tín dụng đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Nhờ đó mà các tổ chức tín dụng không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, thẻ, bảo lãnh… mà còn sử dụng vốn để mua bán các giấy tờ có giá.

– Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở giúp ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc điều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng.

– Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở còn giúp ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu ra ngoài thị trường về điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai đồng thời đưa ra định hướng về lãi suất thị trường để hạn chế những biến động của lãi suất.

– Thông qua hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng Nhà nước có thể là chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và kiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

– Hiện nay, thị trường tiền tệ của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, vì vậy, cần sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, tái cấp vốn để bổ trợ lẫn nhau. Trước mắt, công cụ nghiệp vụ thị trường mở sẽ hỗ trợ các công cụ này, sau này có thể sẽ thay thế dần công cụ tái cấp vốn vào thời kỳ thích hợp.

Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của nghiệp vụ thị trường mở là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Cơ chế, vai trò và quy trình nghiệp vụ thị trường mở mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về nghiệp vụ thị trường mở. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.