Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật là gì năm 2024

Có ý kiến cho rằng: “Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học”.

Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

  1. Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận (trích dẫn ý kiến, nêu tên đoạn trích, tên tác phẩm và tác giả).

2. Thân bài

  1. Giải thích ý kiến

– Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, chủ yếu là hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Một trong những phương diện thể hiện tài năng của nhà văn – người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật.

– Miêu tả nội tâm trong tác phẩm văn học là tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc, những băn khoăn trăn trở, những day dứt, suy tư, những nỗi niềm thầm kín và cả diễn biến tâm trạng của nhân vật.

– Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên sinh động, có hồn hơn. Nhà văn có thể trực tiếp miêu tả nội tâm nhân vật hoặc miêu tả gián tiếp bằng cách miêu tả qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

  1. Chứng minh ý kiến qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
  • Hoàn cảnh để Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân vật Kiều

Trước khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với danh nghĩa là để “khóa xuân”, những gì xảy ra với Kiều giống như một cơn ác mộng. Bởi vậy, nàng luôn cảm thấy “bẽ bàng”, tủi hổ. Hơn nữa, ở lầu Ngưng Bích, Kiều luôn cô đơn, lẻ bóng, thui thủi một mình. Đây chính là hoàn cảnh để nhân vật bộc lộ nội tâm một cách rõ nét.

  • Miêu tả nội tâm trực tiếp qua những lời độc thoại nội tâm

– Tài năng của Nguyễn Du trước hết là để Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau rất hợp tâm lí của con người, hợp lô gic tình cảm.

– Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nỗi nhớ Kim Trọng chủ yếu là liên tưởng, hình dung và tưởng tượng. Nhớ cha mẹ chủ yếu là xót xa, lo lắng, thể hiện trách nhiệm và bổn phận của đạo làm con.

* Miêu tả nội tâm gián tiếp qua cảnh vật thiên nhiên (bút pháp tả cảnh ngụ tình)

– Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng và rợn ngợp qua sáu câu đầu thể hiện nỗi buồn và cô đơn của Kiều.

– Cảnh thiên nhiên trong tám câu cuối thực sự là khung cảnh của bi kịch nội tâm. Mỗi cảnh vật thiên nhiên gợi những tâm trạng khác nhau trong lòng Kiều. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng.

  • Vai trò của nghệ thuật miêu tả nội tâm trong việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Kiều

Qua miêu tả nội tâm nhân vật, Nguyễn Du đã làm toát lên vẻ đẹp của lòng hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận cô đơn, hoảng sợ của Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy.

  1. Đánh giá

Thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều đã làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về một người con gái tài sắc vẹn toàn, hồng nhan bạc phận trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo. Có lẽ Truyện Kiều sống mãi một phần cũng nhờ vào nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc của Nguyễn Du. Đó cũng chính là một phương diện để thể hiện tài năng của ông.

Hôm nay, mình đã thật hèn nhát, đáng khinh. Chính mình là người đầu têu ra trò mang con chuột chết vào lớp để bỏ vào cặp sách của Giang. Mình nghĩ là chỉ đùa một chút thôi. Giang vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc, cứng rắn đến lạnh lùng trước những lần vi phạm nội quy của bọn con trai nghịch ngợm trong lớp. Mình nghĩ đơn giản là trêu nó một chút để nó chừa thói hay dùng “quyền lực” của lớp trưởng để làm cho mình bị phạt. Ai ngờ nó lại sợ một con chuột chết đến thế! Nhìn nó nước mắt vòng quanh, mặt mày tái mét khi phát hiện ra con chuột trong cặp mà mình cũng thấy ân hận vì đã đùa quá đáng. Mình đã không đủ can đảm để nhận trách nhiệm... Mình phải làm thế nào bây giờ?

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?

– Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

– Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

Kiến thức tham khảo về miêu tả nội tâm trong nhân vật

1. Khái niệm miêu tả nội tâm trong nhân vật

- Nội tâm nhân vật nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật là gì năm 2024

- Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:

+ Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.

+ Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật.

2. Tìm hiểu ví dụ miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

+ Ví dụ 1: Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm nhận vật:

* Bài học đường đời đầu tiên

- “Chao ôi, tôi có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôị Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi…”

- “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình..”

* (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

+ Ví dụ 2: . Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Trả lời:

- Những câu thơ miêu tả bên ngoài:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

... cồn nọ bụi hồng dặm kia"

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

.... kêu quanh ghế ngồi"

- Những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong:

"Bên trời góc bể bơ vơ,

.... đã vừa người ôm"

- Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật.

- Nhận xét: Miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hoạt động, ngôn ngữ, màu sắc... có thể quan sát trực tiếp.

- Miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật... những gì quan sát được một cách trực tiếp.

+ Ví dụ 3: Trong đoạn văn trích trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã miêu tả một cách đầy đủ tâm trạng của lão Hạc thông qua việc miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão: mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Điều này thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm của lão.

– Đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhận vật một cách khác biệt, độc đáo, nổi bậc, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật nào đó.

– Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

– Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rở. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

– Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ấn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật