Nang suat lao dong la gi

Đi cùng với sự phát triển của xã hội thì quá trình sản xuất cũng không ngừng được biến đổi và năng suất lao động từ đó cũng được nâng cao. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa và sự cạnh tranh thì vấn để tăng năng suất lao động trở thành mục tiêu sống còn của một doanh nghiệp. Vậy năng suất lao động là gì? Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu khái niệm và các vấn đề liên quan đến năng suất lao động qua bài viết này.

Khái niệm năng suất

Năng suất (Productivity) là kết quả phản ảnh số lượng hàng hóa - dịch vụ mà một người lao động có thể làm ra tính trong một khoảng thời gian nhất định. Và một trong vài vị trí việc làm hay nghề nghiệp khác nhau thì năng suất lao động còn tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của lao động trong tháng đó. 

Khái niệm năng suất lao động

Năng suất lao động (NSLĐ) được định nghĩa theo nhiều khía cạnh nhận định khác nhau, trong đó:

  • Theo Karl Marx: Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động của thể có ích. Chúng thể hiện thông qua kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người ở trong một đơn vị thời gian nhất định.
  • Theo quan điểm truyền thống: Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu vào và đầu ra, là lượng lao động để tạo ra đầu ra đó. Theo đó năng suất lao động sẽ được đo bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian cụ thể. Hoặc là bằng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
  • Theo Ủy ban năng suất của HĐ năng suất châu Âu: Năng suất lao động là một trạng thái tư duy, một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ làm việc tốt hơn ngày hôm nay. Thêm vào đó nó còn là sự đòi hỏi những cố gắng không ngừng nghỉ để thích ứng với hoạt động kinh tế trong trường hợp điều kiện luôn thay đổi, ứng dụng phương pháp mới.

Nang suat lao dong la gi

Năng suất lao động là gì?

Từ những quan niệm trên ta có thể nhận thấy rằng năng suất lao động chính là hiệu quả sản xuất của lao động có ích trên một đơn vị thời gian. Việc tăng năng suất lao động không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó còn phải chỉ ra được những mối quan hệ giữa năng suất - chất lượng - cuộc sống - việc làm cùng sự phát triển bền vững.

Bài viết cùng chuyên mục:

→ Đề tài luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực 2021

Phân loại năng suất lao động

Thông thường năng suất lao động sẽ được chia ra thành nhiều tiêu thức khác nhau, tuy nhiên để nhận biết dễ nhất thì người ta chia chúng ra thành 02 loại. Đó là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động cá nhân

Năng suất lao động cá nhân chính là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động xét trong một đơn vị thời gian. Chúng có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất vì thường được biểu hiện bằng đầu ra tính trên một giờ lao động. Do vậy việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp.

Tăng năng suất lao động cá nhân có nghĩa là giảm chi phí lao động và từ đó dẫn đến việc giảm giá trị của một đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và tăng lợi nhuận cho công ty. Đáng chú ý năng suất lao động cá nhân lại phụ thuộc chủ yếu vào bản thân người lao động như sức khỏe, tay nghề, trình độ, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác, công cụ lao động và người đó sử dụng là thủ công, thô sơ, cơ khí hay là hiện đại.

Năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động xã hội chính là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc là của tất cả các cá nhân trong xã hội. Có thể năng định năng suất lao động xã hội chính là chỉ tiêu hoàn hảo nhất để giúp mọi người đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của phạm vi toàn xã hội. Trong điều kiện xã hội hiện năng, năng suất lao động xã hội ở phạm vi vĩ mô sẽ được hiểu là năng suất lao động của quốc gia. Phản ánh tổng thể giá trị sản xuất trên một người lao động cụ thể. Đặc biệt nó còn là chỉ tiêu để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế một quốc gia và có thể so sánh giữa các nước. 

Năng suất lao động xã hội chỉ tăng lên khi chi phí lao động và lao động quá khứ cùng giảm. Hiểu đơn giản là đã có sự gia tăng lên của năng suất lao động cá nhân, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu ở trong sản xuất. Ngoài ra năng suất lao động xã hội còn phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động và còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất, điều kiện lao động, điều kiện tự nhiên,...

Mối quan hệ của năng suất lao động cá nhân và xã hội

Nang suat lao dong la gi
Năng suất lao động cá nhân và xã hội

Năng suất lao động cá nhân và xã hội sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc tăng năng suất cá nhân sẽ tăng được năng suất xã hội và việc tăng năng suất lao động xã hội là hiểu hiện của tăng năng suất cá nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể nói tăng năng suất lao động cá nhân dẫn đến tăng năng suất lao động xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao động sống nếu rõ đặc điểm của tăng năng suất lao động cá nhân. 

Còn việc hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng năng suất lao động xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo ra những công cụ hiện đại đó. Tóm lại để tăng NSLĐ xã hội thì NSLĐ cá nhân phải tăng lên, tiết kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ.

Các tiêu chí đánh giá năng suất người lao động là gì?

Nếu như nhắc đến các tiêu chí để đánh giá năng suất người lao động sẽ có rất nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là một vài tiêu chí như:

Đánh giá dựa trên năng lực

Tiêu chí đánh giá năng suất lao động dựa theo năng lực là điều được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Việc đánh giá này sẽ hay dựa theo một vài yếu tố sau:

  • Mức độ làm việc của người lao động: Người quản lý sẽ đánh giá công việc dựa theo những chỉ số mà người lao động đã đặt ra ngay từ giai đoạn đầu kinh doanh. Dựa theo những con số KPI cam kết thì nhà quản lý hoàn toàn có thể đánh giá được hiệu quả công việc của người đó như thế nào.
  • Sự phát triển của vị trí công việc: Với nhiều vị trí nhẹ nhàng hơn như nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng,... thì quản lý có thể đưa ra một vài tiêu chí đánh giá trong tháng. Từ đó giúp cho họ phát hiện ra được sự tiến bộ trong suốt quá trình làm việc.
  • Kết quả hoàn thành công việc: Khả năng hoàn thành công việc cũng là một tiêu chí đánh giá năng suất. Thông qua việc họ đã hoàn thành công việc đến đâu thì người lãnh đạo có thể đưa ra cho bản thân đội nhóm những kế hoạch tốt nhất để đào tạo, nâng cao năng lực, nhanh chóng bắt kịp với tiến độ công việc.

Đánh giá dựa trên mục tiêu

Đối với đánh giá năng suất lao động của người lao động, nhân viên theo mục tiêu, các lãnh đạo; nhà quản lý có thể áp dụng các phương thức như sau:

  • Đánh giá năng suất lao động theo mục tiêu hành chính: Thông thường, các thành viên của một phòng ban, đội nhóm sẽ được đánh giá dựa trên một hệ thống thang điểm KPI nhất định. Dựa theo kết quả của hệ thống thang điểm KPI, nhà quản lý sẽ đưa ra các chính sách khen thưởng, đề bạt theo đúng năng lực ứng viên.
  • Kiểm tra năng suất theo mục tiêu phát triển: Dựa vào hệ thống KPI, nhà quản lý sẽ biết được các mục tiêu, nguyện vọng phát triển của nhân viên để có thể tìm ra được những kế hoạch, định hướng phát triển tốt nhất cho nhân sự của mình.

Nang suat lao dong la gi

Tiêu chí đánh giá năng suất người lao động là gì?

Tầm quan trọng của tăng năng suất lao động

  • Tăng NSLĐ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm do tiết kiệm được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm.
  • Tăng NSLĐ sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực lao động. Đồng thời tiết kiệm nguồn quỹ tiền lương. Từ đó tăng tiền lương cho cá nhân người lao động. Đây có thể xem là nguồn khích lệ, động lực làm việc cho người lao động.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân.
  • Tăng NSLĐ cũng góp phần thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu dùng.

Trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ, chúng ta sẽ chia thành hai nhóm chính, cụ thể: Các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội & Các yếu tố làm tăng năng suất lao động cá nhân. 

Các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội

  • Sự phát triển khoa học - kỹ thuật: Có thể nói, khoa học kỹ thuật là yếu tố mạnh nhất giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật bắt đầu từ sự phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ.
  • Con người và quản lý con người: Nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn là một yếu tố không thể thiếu. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, đòi hỏi nguồn nhân lực cũng cần có sự phát triển tương ứng để bắt kịp với công nghệ hiện đại. Đồng thời cũng cần nâng cao trình độ quản lý con người và phân công lao động.
  • Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, độ phì nhiêu của đất, rừng… Các yếu tố này phần nào sẽ gây ra những thuận lợi hoặc khó khăn đối với năng suất lao động. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính đến các yếu tố điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đối với các ngành liên quan đến nông nghiệp, xây dựng, khai thác...
  • Cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội: Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân là các yếu tố gắn với sự phát triển các tư liệu sản xuất. Chính vì thế, bất kỳ một quốc gia nào muốn gia tăng năng suất lao động xã hội đều phải đặc biệt quan tâm.

Nang suat lao dong la gi

Các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội là gì?

Các yếu tố làm tăng năng suất lao động cá nhân

  • Bản thân người lao động: Đây được xem là các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của người lao động. Nó bao gồm các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó đối với doanh nghiệp… Để có thể tăng NSLĐ, đây là một yếu tố quan trọng, cần được quan tâm hàng đầu.
  • Quản lý con người: Việc tổ chức, quản lý lao động một cách hợp lý, hiệu quả sẽ góp phần tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và ngược lại.  
  • Điều kiện lao động: Là các yếu tố có tác động gián tiếp tới NSLĐ. Tuy nhiên, việc cải thiện điều kiện lao động (ánh sáng, tiếng ồn, bụi bẩn, chất độc hại…) trở nên tốt hơn không những làm tăng năng suất mà còn tác động tích cực đến tâm lý, trạng thái của người lao động.

Trên đây là một số chia sẻ về năng suất lao động là gì và các vấn đề xoay quanh khái niệm suất lao động mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích nhất để từ đó giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về khái niệm này, áp dụng trong công việc, trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!